7 sắc cầu vồng là gì? Chi tiết về 7 sắc cầu vồng mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

7 sắc cầu vồng
Định dạng Trò chơi truyền hình
Giám chế Đài Truyền hình Việt Nam
Tâm Điểm Communications (1998)
Dẫn chương trình MC Tạ Bích Loan [1]
  • Lưu Minh Vũ [2]
Giám khảo
Quốc gia Việt Nam
Sản xuất
Giám đốc sản xuất Lại Văn Sâm
Nhà sản xuất Đài Truyền hình Việt Nam
Địa điểm Điện Biên
Hà Nội
Hà Tĩnh
Đà Nẵng
Đồng Nai
Cà Mau
Thái Bình
Hải Phòng
Thời lượng 60 phút (có quảng cáo)
Trình chiếu
Kênh trình chiếu VTV3
Định dạng hình ảnh SD 480i
HD 1080i
Phát sóng 1997 – 1998

7 sắc cầu vồng là tên gọi của một trò chơi truyền hình do Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ban Thể thao – Giải trí và Thông tin kinh tế VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức từ năm 1997 đến hết năm 1998. 7 sắc cầu vồng đồng thời là một cuộc thi kiến thức dành cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có quy mô trên toàn quốc. Đây được xem là một trong những trò chơi truyền hình đầu tiên tại Việt Nam.

Tổng quan và nội dung chương trình[sửa | sửa mã nguồn]

Trận thi gồm 2 phần:

  • Phần 1, chọn đáp án trắc nghiệm: Có 7 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 30 giây với 3 đáp án để lựa chọn, trả lời đúng mỗi câu 1 điểm, đúng hết 7 điểm. Cả hai đội cùng giơ đáp án là các bảng số 1, 2 hoặc 3.
  • Phần 2, bấm chuông trả lời nhanh: Có 7 câu hỏi, sau khi nghe người dẫn chương trình đọc từng câu hỏi đội nào bấm chuông trước trong vòng 1 phút được quyền trả lời, đúng sẽ giành 2 điểm, sai đội còn lại sẽ được quyền trả lời trong thời gian còn lại.

Ngoài ra ở đầu chương trình là phần giới thiệu thành viên và đội chơi, sen giữa 2 phần thi là câu hỏi dành cho khán giả và văn nghệ.

Các vòng thi[sửa | sửa mã nguồn]

7 sắc cầu vồng có 4 vòng thi ở các cấp khác nhau: cấp huyện, cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp toàn quốc. Các tất cả các trận cấp khu vực và cấp toàn quốc được truyền hình và phát sóng trên VTV3 vào trưa chủ nhật hàng tuần. Nhiều trận chỉ có quy mô cấp tỉnh của các địa phương: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Bình, Hà Nam,… cũng được phát sóng trên truyền hình.

Mỗi trường THPT lựa chọn 1 đội tuyển gồm 7 thành viên chính thức, thường là các học sinh giỏi để tham gia. Đầu tiên sẽ tham gia vòng chung kết cấp huyện cùng với các trường khác trong huyện. Đội vô địch huyện sẽ đại diện cho huyện tham gia vòng chung kết cấp tỉnh với các huyện khác. Đội vô địch cấp tỉnh sẽ là đại diện cho tỉnh tham gia vòng chung kết cấp khu vực và đội vô địch khu vực sẽ tham gia vòng chung kết toàn quốc.

Phân chia bảng đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn quốc có 49 tỉnh tham gia được chia thành 6 khu vực:

  • KV1: Các tỉnh miền núi phía Bắc
  • KV2: Trung du và đồng bằng Bắc Bộ
  • KV3: Khu vực Bắc Trung Bộ
  • KV4: Khu vực Nam Trung Bộ
  • KV5: Khu vực Đông Nam Bộ
  • KV6: Đồng bằng sông Cửu Long

6 đội vô địch khu vực tham dự vòng chung kết toàn quốc tại Hà Nội, và được sắp xếp đấu loại trực tiếp chọn ra 3 đội tham dự trận chung kết toàn quốc như sau:

  • Các tỉnh miền núi phía Bắc đấu với Khu vực Nam Trung Bộ
  • Trung du và đồng bằng Bắc Bộ đấu với Khu vực Đông Nam Bộ
  • Khu vực Bắc Trung Bộ đấu với Đồng bằng sông Cửu Long

Đại diện các tỉnh tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

TT Trường Địa phương Thành tích cao nhất Ghi chú
1 THPT chuyên Cao Bằng Cao Bằng Á quân khu vực KV 1
2 THPT Tân Trào Tuyên Quang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 2 khu vực KV 1
3 THPT Nguyễn Huệ Yên Bái Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV 1
4 THPT Tp Điện Biên Phủ Điện Biên Xếp thứ 3 toàn quốc KV 1
5 THPT Nguyễn Du Sơn La Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV 1
6 THPT Việt Bắc Lạng Sơn Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV 1
7 THPT Chuyên Bắc Kạn Bắc Kạn Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV 1
8 THPT Chuyên Hòa Bình Hòa Bình Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 2 khu vực KV 1
9 THPT Cẩm Phả Quảng Ninh Tốp 4 khu vực KV2
10 THPT Ngô Sỹ Liên Bắc Giang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV2
11 THPT Dương Tự Minh Thái Nguyên Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV2
12 THPT Thái Phiên Hải Phòng Vô địch khu vực, vào tốp 6 toàn quốc KV2
13 THPT Kim Liên Hà Nội Tốp 4 khu vực KV2
14 THPT Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình Á quân khu vực KV2
15 THPT Chuyên Biên Hòa Hà Nam Tốp 4 khu vực KV2
16 THPT Nguyễn Huệ Hà Tây Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 2 khu vực KV2
17 THPT Nguyễn Huệ Ninh Bình Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV2
18 THPT Lê Hồng Phong Nam Định Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV2
19 THPT Huỳnh Thúc Kháng Nghệ An Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
20 THPT Chuyên Hà Tĩnh Hà Tĩnh Vô địch khu vực, vào tốp 6 toàn quốc KV3
21 THPT Đào Duy Từ Thanh Hóa Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
22 THPT Quảng Ninh Quảng Bình Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
23 THPT Đông Hà Quảng Trị Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
24 THPT Chuyên Quốc Học Huế Thừa Thiên Huế Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
25 THPT Huỳnh Thúc Kháng Quảng Nam Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
26 THPT Hòa Vang Đà Nẵng Vô địch khu vực, vào tốp 6 toàn quốc KV4
27 THPT Trần Cao Vân Bình Định Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
28 THPT chuyên Lương Văn Chánh Phú Yên Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
29 THPT Lý Tự Trọng Khánh Hòa Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
30 THPT Nguyễn Trãi Ninh Thuận Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
31 THPT Bắc Bình Bình Thuận Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
32 THPT chuyên Lê Khiết Quảng Ngãi Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
33 THPT Ngô Quyền Đồng Nai Vô địch toàn quốc KV5
34 THPT Đồng Xoài Bình Phước Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
35 THPT chuyên Hùng Vương Bình Dương Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
36 THPT Nguyễn Thị Minh Khai Tp HCM Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
37 THPT Đinh Tiên Hoàng Vũng Tàu Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
38 THPT Dương Minh Châu Tây Ninh Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
39 THPT Thốt Nốt Cần Thơ Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
40 THPT Chuyên Sa Đéc Đồng Tháp Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
41 THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Vĩnh Long Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
42 THPT Thành phố Trà Vinh Trà Vinh Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
43 THPT chuyên Phan Ngọc Hiển Cà Mau Đứng thứ 2 toàn quốc KV6
44 THPT Trần Văn Kiết Bến Tre Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
45 Trường THPT Châu Thành Long An Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
46 THPT Chuyên Bạc Liêu Bạc Liêu Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
47 THPT Nguyễn Trung Trực Kiên Giang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
48 THPT Long Xuyên An Giang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
49 THPT Nguyễn Đình Chiểu Tiền Giang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6

Vòng chung kết toàn quốc[sửa | sửa mã nguồn]

6 đội vô địch các khu vực tham gia vòng chung kết toàn quốc tại Hà Nội là Chuyên ban thị xã Điện Biên Phủ tỉnh Lai Châu (nay là THPT Tp Điện Biên Phủ, Điện Biên); THPT Thái Phiên, Hải Phòng; Năng Khiếu Hà Tĩnh (nay là THPT Chuyên Hà Tĩnh); THPT Hòa Vang, Đà Nẵng; THPT Ngô Quyền, Đồng Nai và THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau thực sự làm lên những bất ngờ tại 3 trận bán kết toàn quốc khi các đội đến từ những vùng đất có thế mạnh về giáo dục lại bị thất bại. Đội Trường THPT Tp Điện Biên Phủ thực sự làm lên bất ngờ lớn nhất khi đánh bại Trường THPT Hòa Vang, TP Đà Nẵng; đội đến từ cái nôi đất học châu thổ sông Hồng là Trường THPT Thái Phiên, Hải Phòng cũng bị bại trận trước Trường THPT Ngô Quyền, Đồng Nai và Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh bất ngờ thất bại trước Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau.

Trận Chung kết cuộc thi “Bảy sắc cầu vông” toàn quốc diễn ra trên quy mô hoành tráng, vui nhộn, hấp dẫn mang tầm trí tuệ của những học sinh PTTH trên cả nước Việt Nam. Tham dự lần thi này đã chọn được 3 trường xuất sắc nhất, đại diện cho ba miền của tổ quốc về đây tham dự. Đó là sự có mặt của trường PTTH Phan Ngọc Hiển – Cà Mau, trường chuyên ban Điện Biên Phủ – Lai Châu, trường PTTH Ngô Quyền – Đồng Nai.

Không khí tưng bừng, hào hứng của cuộc thi còn có sự góp mặt của các vị khách mời đặc biệt: nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên bí thư Trung ương Đoàn, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, lãnh đạo các địa phương,…

Không bị khô khan vì những câu hỏi thiên về kiến thức phổ thông bởi có sự góp vui của những tiết mục ca nhạc đặc sắc của các bạn nhỏ, các điệu múa dân gian, ca dao dân ca… phù hợp với lứa tổi học trò đã làm cho buổi chung kết diễn ra sôi nổi và hấp dẫn hơn.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ MC, BTV nổi tiếng của VTV: Ngày ấy và bây giờ…
  2. ^ MC Lưu Minh Vũ phát tướng khó nhận ra


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=7_sắc_cầu_vồng&oldid=64917559”

Từ khóa: 7 sắc cầu vồng, 7 sắc cầu vồng, 7 sắc cầu vồng

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO LADIGI giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.9 (74 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn