Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
![]() |
|
Thành lập | 1967 2002 (thể thức hiện tại) |
---|---|
Khu vực | Châu Á (AFC) |
Số đội | 52 (tổng cộng) 40 (vòng bảng) |
Vòng loại cho | FIFA Club World Cup |
Giải đấu liên quan |
Cúp AFC |
Đội vô địch hiện tại |
![]() (lần thứ 2) |
Câu lạc bộ thành công nhất |
![]() ![]() (3 lần mỗi đội) |
Trang web | Trang web chính thức |
![]() |
AFC Champions League (viết tắt là ACL) là giải bóng đá thường niên do Liên đoàn bóng đá châu Á tổ chức, dành cho những câu lạc bộ đạt thứ hạng cao ở giải quốc nội của các quốc gia châu Á. Được tổ chức lần đầu vào năm 2002, tiền thân của AFC Champions League là Asian Club Championship, giải đã bắt đầu vào năm 1967.
Tổng cộng có 40 câu lạc bộ tranh tài ở vòng bảng theo thể thức vòng tròn của giải. Các câu lạc bộ từ các giải vô địch quốc gia hàng đầu của châu Á nhận suất vào thẳng vòng bảng, với các câu lạc bộ từ các quốc gia hạng thấp hơn có thể lọt vào thông qua vòng loại play-off, và họ cũng đủ điều kiện để tham dự ở Cúp AFC. Đội vô địch của AFC Champions League giành quyền tham dự FIFA Club World Cup.
Câu lạc bộ thành thành công nhất giải đấu là Al-Hilal và Pohang Steelers, mỗi đội vô địch ba lần. Đương kim vô địch của giải là Ulsan Hyundai, đội vô địch lần thứ hai vào năm 2020.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
1967–2002: Mở đầu[sửa | sửa mã nguồn]
Bắt đầu với tên gọi Giải đấu vô địch các câu lạc bộ châu Á (Asian Champion Club Tournament), giải đấu đầu tiên diễn ra bằng các trận đấu loại trực tiếp đơn giản. 2 câu lạc bộ thành công nhất của giai đoạn này là Hapoel Tel Aviv và Maccabi Tel Aviv, đều đến từ Israel. Điều này một phần là do các đội Ả Rập đều từ chối đối đầu với họ. Năm 1970, Homenetmen của Lebanon từ chối đấu với Hapoel Tel Aviv trong trận bán kết, gián tiếp giúp Hapoel tiến vào trận chung kết, trong khi vào năm 1971, Al-Shorta của Iraq đã từ chối đấu với Maccabi Tel Aviv ba lần ở vòng sơ loại, vòng bảng và trận chung kết[1]. Đỉnh điểm là vào năm 1972 khi hai đội Ả Rập từ chối thi đấu với câu lạc bộ Maccabi Netanya của Israel, khiến cho Israel bị trục xuất khỏi AFC. AFC sau đó cũng xét thấy sự thiếu chuyên nghiệp và không có lợi nhuận của giải đấu nên đã hủy bỏ.
Năm 1985-1986 đánh dấu sự trở lại của giải đấu cấp câu lạc bộ hàng đầu châu Á với tên gọi Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Á (Asian Club Championship). Năm 1990, AFC cho ra mắt giải đấu Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á (Asian Cup Winners Cup, thường được gọi là Cúp C2 châu Á), và đến năm 1995 là Siêu Cúp châu Á.
2002–nay: Kỷ nguyên Champions League[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải 2002-03 chứng kiến Giải vô địch các câu lạc bộ châu Á, Cúp C2 châu Á và Siêu cúp bóng đá châu Á sáp nhập để trở thành AFC Champions League. Vòng sơ loại theo thể thức đấu loại trực tiếp sẽ chọn ra 8 đội mạnh nhất cùng với 8 câu lạc bộ xuất sắc nhất từ 2 khu vực phía đông và tây châu Á tiến vào vòng bảng. Trong mùa giải đầu tiên dưới tên gọi AFC Champions League, Al Ain đánh bại BEC Tero với tỉ số 2–1 để trở thành nhà vô địch. Giải đấu sau đó đã bị hoãn lại 1 năm do virus SARS.
Giải đấu đã được tái ra mắt vào năm 2004 với 29 câu lạc bộ tới từ 14 quốc gia. Không giống như các năm trước, lịch thi đấu đã được thay đổi và diễn ra từ tháng 3 đến tháng 11. Trong giai đoạn đầu của giải, 28 câu lạc bộ được chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm bao gồm 4 đội đến từ cùng 1 khu vực (Đông Á và Tây Á) để giảm chi phí đi lại, với các trận đấu vòng bảng diễn ra theo thể thức sân nhà và sân khách. Sau đó, 7 đội bóng đứng đầu mỗi nhóm cùng với đương kim vô địch vào vòng tứ kết. Các vòng tứ kết, bán kết và trận chung kết diễn ra theo hình thức lượt đi-lượt về, có áp dụng luật bàn thắng sân khách, hiệp phụ và loạt sút luân lưu như loạt tie-break.
Mùa giải 2005, các câu lạc bộ của Syria bắt đầu tham gia vào giải đấu. 2 năm sau, đến lượt các câu lạc bộ của Úc cũng tham gia giải đấu khi Úc gia nhập AFC vào năm 2006. Do sự thiếu chuyên nghiệp trong bóng đá tại châu Á, nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại trong các giải đấu, chẳng hạn như về bạo lực sân cỏ hay chậm nộp danh đăng ký cầu thủ. Nhiều người đã đổ lỗi cho việc tiền thưởng ít cùng chi phí đi lại đắt đỏ như là 1 lý do.
Champions League năm 2009 mở rộng lên thành 32 câu lạc bộ với 10 giải đấu vô địch quốc gia hàng đầu châu Á sẽ có các câu lạc bộ được vào trực tiếp vòng bảng. Mỗi quốc gia sẽ có tối đa 4 đội tham dự, mặc dù không bằng một phần 3 số đội tham gia tại giải đấu cao nhất của mỗi quốc gia, tuy nhiên điều này sẽ tùy thuộc vào giải vô địch của quốc gia đó, cấu trúc giải đấu (chuyên nghiệp), tiếp thị, tài chính, và các tiêu chuẩn khác do Ủy ban AFC Pro-League đưa ra mà sẽ đưa ra quyết định về số đội bóng được tham dự từ giải đấu đó.[2] Các tiêu chí đánh giá và xếp hạng giải đấu cho các quốc gia thành viên tham gia sẽ được điều chỉnh bởi AFC 2 năm 1 lần.[3]
Giải thưởng đã được tăng lên đáng kể từ mùa giải 2009 và các câu lạc bộ có thể kiếm được 1 khoản tiền thưởng ngay cả ở vòng bảng tùy thuộc vào hiệu suất của họ. Phân nhóm được tiến hành theo cách thức giống như 4 giải đấu trước đó, tức là vẫn theo khu vực Đông và Tây Á với bốn bảng của mỗi khu vực. Vòng 16 đội vẫn tiến hành theo thể thức khu vực, tức là 4 đội nhất và 4 đội nhì trong cùng một khu vực sẽ tiến hành thi đấu 1 trận duy nhất để tìm ra 4 đội xuất sắc nhất của mỗi khu vực vào vòng tứ kết. Vòng tứ kết và bán kết sẽ diễn ra theo thể thức lượt đi và về còn trận chung kết sẽ diễn ra một trận duy nhất tại sân trung lập được lựa chọn từ trước.
Western Sydney Wanderers trở thành câu lạc bộ đầu tiên của Úc vô địch của AFC Champions League sau khi họ đánh bại Al Hilal 1–0 trong trận chung kết 2014.
Khuôn khổ giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]
Trình độ chuyên môn[sửa | sửa mã nguồn]
Giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]
Giải đấu bắt đầu với vòng bảng gồm 32 đội, được chia thành tám bảng đấu. Hạt giống được sử dụng khi thực hiện bốc thăm cho giai đoạn này, với các đội từ cùng một quốc gia không được xếp vào cùng bảng với nhau. Vòng bảng được chia thành hai khu vực; khu vực đầu tiên là bốn nhóm Đông Á và khu vực khác là bốn nhóm Tây Á. Mỗi đội gặp những đội khác trong bảng đấu của mình theo hình thức vòng tròn hai lượt tính điểm. Đội nhất và nhì từ mỗi bảng tiến vào vòng tiếp theo.
Ở vong tiếp theo, đội nhất từ một bảng thi đấu với đội nhì từ một bảng khác cùng khu vực. Giải đấu sử dụng luật bàn thắng sân khách: nếu tổng số điểm của hai trận đấu bị ràng buộc sau 180 phút, thì đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn ở sân trước của đối thủ. Nếu số bàn thắng sân khách bằng nhau, các câu lạc bộ sẽ thi đấu thêm hai hiệp phụ, và luật bàn thắng sân khách không còn được áp dụng. Nếu tổng tỉ số vẫn bằng nhau sau hiệp phụ, trận đấu sẽ được quyết định bởi loạt sút luân lưu. Các đội cùng khu vực (Đông hoặc Tây Á) tiếp tục thi đấu với nhau cho đến trận chung kết.[4]
Các trận đấu ở vòng bảng và vòng 16 đội được diễn ra trong nửa đầu năm (Tháng Hai Tháng Năm). Các trận đấu ở vòng đấu loại trực tiếp sau đó được chơi trong nửa cuối năm (Tháng Tám Tháng Mười Một). Các trận đấu loại trực tiếp áp dụng thể thức hai lượt, bao gồm cả trận chung kết.
Các quốc gia tham dự[sửa | sửa mã nguồn]
Các đội tham dự tới từ 18 quốc gia thành viên AFC đã qua được vòng sơ loại của AFC Champions League. Việc phân chia các đội của các nước thành viên được liệt kê dưới đây; dấu sao là có ít nhất một đội bóng đã bị loại khi đá tại vòng sơ loại. 32 quốc gia của AFC đã từng có các diện tham gia, và các quốc gia chưa bao giờ có đội bóng đá tại vòng bảng không được hiển thị.
Quốc gia tham dự | Mùa giải | |||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
2002/03 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Đông Á và Đông Nam Á | ||||||||||||||||||
![]() |
– | – | – | – | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 3 | 1* | 3 | 2* | 2* | 3 | 2* | 2* | 3 |
![]() |
2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 4 | 4 | 4 | 3 | 4 | 4 | 4 | 4 | 3* | 4 | 4 | 4 |
![]() |
0* | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0* | 0* | 0* | 1* | 1* | 0* | 0* |
![]() |
0* | 2 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1* | 1* | 1* | 0* | 0 | 0 | 0* | 0 | 0 | 0* | 0* | 0* |
![]() |
2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 3 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 3* |
![]() |
2 | 2 | 2 | 2 | 3 | 2 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 |
![]() |
0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0* | 0* | 0* | 0* | 1* | 1* |
![]() |
0* | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0* | 0* | 0* | 0* | 0* | 0* | 0* |
![]() |
2 | 2 | 2 | 0 | 1 | 2 | 0* | 0* | 0* | 1* | 2 | 1* | 1* | 1* | 1* | 1* | 1* | 1* |
![]() |
0* | 2 | 2 | 2 | 1 | 2 | 0 | 0* | 0 | 0 | 0 | 0* | 1* | 1* | 0* | 0* | 0* | 0* |
Tổng cộng | 8 | 12 | 12 | 8 | 13 | 13 | 16 | 16 | 15 | 15 | 15 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 |
Tây Á | ||||||||||||||||||
![]() |
1* | 2 | 3 | 3 | 2 | 2 | 4 | 4 | 4 | 3* | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 2 | 4 | 4 |
![]() |
0* | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0* | 0* | 0 | 0 | 0* | 0 | 0* |
![]() |
2 | 2 | 2 | 2 | 1 | 2 | 4 | 4 | 4 | 3* | 3* | 4 | 4 | 3* | 4 | 4 | 3* | 4 |
![]() |
1* | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0* | 0 | 0 | 0 | 0 | 1* | 1* |
![]() |
0* | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0* | 0* | 0 | 0 | 0 | 0* | 0* |
![]() |
1* | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 3 | 4 | 4 | 4 | 2* | 2* | 2* | 4 | 3* | 2* |
![]() |
0* | 0 | 2 | 2 | 2 | 2 | 0 | 0* | 0* | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
![]() |
1* | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
![]() |
1* | 3 | 2 | 2 | 2 | 2 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 3* | 2* | 3* | 4 | 4 | 3* | 4 |
![]() |
1* | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 3* | 2* | 1* | 4 | 4 | 2* | 2* | 2* | 1* |
Tổng cộng | 8 | 16 | 17 | 17 | 15 | 16 | 16 | 16 | 17 | 17 | 17 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 |
Tổng cộng | ||||||||||||||||||
Chung kết | 16 | 28 | 29 | 25 | 28 | 29 | 32 | 32 | 32 | 32 | 32 | 32 | 32 | 32 | 32 | 32 | 32 | 32 |
Vòng loại | 53 | 28 | 29 | 25 | 28 | 29 | 35 | 37 | 36 | 37 | 35 | 47 | 49 | 45 | 47 | 46 | 51 | 52 |
Hồ sơ và số liệu thống kê[sửa | sửa mã nguồn]
Đội vô địch[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ | Số lần vô địch | Số lần giành Á quân | Năm vô địch | Năm giành Á quân |
---|---|---|---|---|
![]() |
3 | 3 | 1991, 1999–2000, 2019 | 1986, 1987, 2014 |
![]() |
3 | 0 | 1996–97, 1997–98, 2009 | – |
![]() |
2 | 2 | 1995, 2010 | 1996–97, 2004 |
![]() |
2 | 2 | 1970, 1990-91 | 1991, 1998-99 |
![]() |
2 | 1 | 2007, 2017 | 2019 |
![]() |
2 | 1 | 2006, 2016 | 2011 |
![]() |
2 | 1 | 2004, 2005 | 2009 |
![]() |
2 | 0 | 2013, 2015 | – |
![]() |
2 | 0 | 1988–89, 2011 | – |
![]() |
2 | 0 | 2000–01, 2001–02 | – |
![]() |
2 | 0 | 1993–94, 1994–95 | – |
![]() |
2 | 0 | 1969, 1971 | – |
![]() |
1 | 2 | 2002–03 | 2005, 2016 |
![]() |
1 | 2 | 1998–99 | 1999–2000, 2000–01 |
![]() |
1 | 1 | 1989–90 | 1990–91 |
![]() |
1 | 1 | 1967 | 1970 |
![]() |
1 | 0 | 2018 | – |
![]() |
1 | 0 | 2014 | |
![]() |
1 | 0 | 2012 | – |
![]() |
1 | 0 | 2008 | – |
![]() |
1 | 0 | 1992–93 | – |
![]() |
1 | 0 | 1987 | – |
![]() |
1 | 0 | 1986 | – |
![]() |
1 | 0 | 1985–86 | – |
![]() |
0 | 2 | – | 2001–02, 2013 |
![]() |
0 | 2 | – | 1985–86, 2012 |
![]() |
0 | 1 | – | 2018 |
![]() |
0 | 1 | – | 2015 |
![]() |
0 | 1 | – | 2010 |
![]() |
0 | 1 | – | 2008 |
![]() |
0 | 1 | – | 2007 |
![]() |
0 | 1 | – | 2006 |
![]() |
0 | 1 | – | 2002–03 |
![]() |
0 | 1 | – | 1997–98 |
![]() |
0 | 1 | – | 1995 |
![]() |
0 | 1 | – | 1994–95 |
![]() |
0 | 1 | – | 1993–94 |
![]() |
0 | 1 | – | 1992–93 |
![]() |
0 | 1 | – | 1989–90 |
![]() |
0 | 1 | – | 1988–89 |
![]() |
0 | 1 | – | 1971 |
![]() |
0 | 1 | – | 1969 |
![]() |
0 | 1 | – | 1967 |
- 1 Câu lạc bộ không còn tồn tại
- 2 Năm 1974, Hiệp hội bóng đá Israel bị khai trừ khỏi AFC do áp lực chính trị, và đã trở thành một thành viên đầy đủ của UEFA trong năm 1994. Kết quả là các câu lạc bộ của Israel không còn tham gia vào các giải đấu AFC nữa.
Quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng danh sách các quốc gia xếp theo số lượng câu lạc bộ của quốc gia đó vô địch và ở vị trí á quân ở AFC Champions League.
Quốc gia | Đội vô địch | Á quân |
---|---|---|
![]() |
11 | 6 |
![]() |
7 | 4 |
![]() |
5 | 9 |
![]() |
3 | 5 |
![]() |
3 | 2 |
![]() |
3 | 1 |
![]() |
2 | 1 |
![]() |
2 | 1 |
![]() |
1 | 3 |
![]() |
1 | 1 |
![]() |
0 | 2 |
![]() |
0 | 1 |
![]() |
0 | 1 |
![]() |
0 | 1 |
Khu vực[sửa | sửa mã nguồn]
Liên đoàn (Khu vực) | Têns | Tổng | |
---|---|---|---|
EAFF (Đông Á) | Đông Á | 21 | 24 |
AFF (Đông Nam Á) | 3 | ||
WAFF (Tây Á) | Tây Á | 8 | 11 |
CAFA (Trung Á) | 3 | ||
SAFF (Nam Á) | 0 |
Ghi chú: Danh sách không bao gồm các câu lạc bộ Israel, đội vô địch mùa giải 1967, 1969 và 1971.
Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thủ xuất sắc nhất giải[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Cầu thủ | Câu lạc bộ |
---|---|---|
2006 |
![]() |
![]() |
2007 |
![]() |
![]() |
2008 |
![]() |
![]() |
2009 |
![]() |
![]() |
2010 |
![]() |
![]() |
2011 |
![]() |
![]() |
2012 |
![]() |
![]() |
2013 |
![]() |
![]() |
2014 |
![]() |
![]() |
2015 |
![]() |
![]() |
2016 |
![]() |
![]() |
2017 |
![]() |
![]() |
2018 |
![]() |
![]() |
2019 |
![]() |
![]() |
Vua phá lưới[sửa | sửa mã nguồn]
Dưới đây là danh sách những cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong giải (tính từ 2002 – nay):
Mùa giải | Tên cầu thủ | Câu lạc bộ | Số bàn thắng |
---|---|---|---|
2002-03 |
![]() |
![]() |
9 |
2004 |
![]() |
![]() |
9 |
2005 |
![]() |
![]() |
6 |
2006 |
![]() |
![]() |
9 |
2007 |
![]() |
![]() |
7 |
2008 |
![]() |
![]() |
9 |
2009 |
![]() |
![]() |
10 |
2010 |
![]() |
![]() |
9 |
2011 |
![]() |
![]() |
9 |
2012 |
![]() |
![]() |
10 |
2013 |
![]() |
![]() |
13 |
2014 |
![]() |
![]() |
12 |
2015 |
![]() |
![]() |
8 |
2016 |
![]() |
![]() |
13 |
2017 |
![]() |
![]() |
10 |
2018 |
![]() |
![]() |
13 |
2019 |
![]() |
![]() |
11 |
Đội đoạt giải phong cách[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải | Câu lạc bộ |
---|---|
2007 |
![]() |
2008 |
![]() |
2009 |
![]() |
2010 |
![]() |
2011 |
![]() |
2012 |
![]() |
2013 |
![]() |
2014 |
![]() |
2015 |
![]() |
2016 |
![]() |
2017 |
![]() |
2018 |
![]() |
2019 |
![]() |
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
-
^
Amitsur, D. (22 tháng 8 năm 1971). “The Arabs’ leg up to Israel in Asian football” (bằng tiếng Hebrew). Davar.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ Assessment and participation criteria for 2009–2010 seasons
- ^ Criteria for Participation in AFC Club Competitions for 2011–2012 seasons
- ^ ““AFC ExCo okays ACL slots, format”. The-afc.com. Archived from the original on ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2014”.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- (tiếng Anh) Trang chủ của AFC Champions League Lưu trữ 2006-07-21 tại Wayback Machine
- AFC Champions League
- Giải đấu cấp câu lạc bộ của Liên đoàn bóng đá châu Á
Từ khóa: AFC Champions League, AFC Champions League, AFC Champions League
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Website giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn