Buzz Marketing là gì? Cách tạo Buzz gây bão truyền thông

Tại sao hãng hàng không “bikini” Vietjet chấp nhận nộp phạt hàng chục triệu đồng chỉ để tung ra bộ ảnh người mẫu trong trang phục “mát mẻ”? Tại sao Ovaltine, dù biết mình “chơi” không đẹp, vẫn tiến hành đặt bảng biểu, khơi mào đại chiến xanh-đỏ với đối thủ Milo? Và tại sao VinFast sẵn sàng chi khoản tiền không nhỏ chỉ để mời David Beckham xuất hiện ngắn ngủi trong buổi ra mắt xe tại Paris hoa lệ?

Câu trả lời đơn giản chính là vì Buzz Marketing – chiến thuật tạo nên sự khác biệt. Vậy Buzz Marketing là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Buzz Marketing là gì?

Buzz Marketing là hình thức lan truyền chủ yếu nhờ vào hình thức truyền miệng để thu hút sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ, sự kiện thương hiệu trên quy mô nhỏ hoặc lớn như mạng xã hội.

Khác với phần lớn ấn phẩm quảng cáo cố găng xây dựng hiệu ứng tích cực thì Buzz Marketing là phương thức cố gắng thu hút bằng chú ý bằng cả tiêu cực và tích cực. Đó có thể là những lời phàn nàn, những phản hồi, lời chỉ trích …miễn sao đối tượng khách hàng mà những Advertiser hướng tới có thể nhận diện được thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và càng nhiều lượt truy cập trên mạng xã hội.

Theo định nghĩa của Wiki về Buzz Marketing:

Marketing buzz or simply buzz—a term used in viral marketing—is the interaction of consumers and users of a product or service which amplifies or alters the original marketing message. This emotion, energy, excitement, or anticipation about a product or service can be positive or negative.

Buzz can be generated by intentional marketing activities by the brand owner or it can be the result of an independent event that enters public awareness through social or traditional media such as newspapers. Marketing buzz originally referred to oral communication but in the age of Web 2.0, social media such as Facebook, Twitter, Instagram and YouTube are now the dominant communication channels for marketing buzz.

Buzz Marketing tại Việt Nam là tương đối phổ biến, xuất hiện dưới muôn hình vạn trạng. Nhưng tại sao có những chiến dịch truyền thông lan toả được đón nhận, lại có những chiến dịch bị bài xích, gây tác dụng ngược từ phía người tiếp nhận?

buzz marketing

Buzz Marketing là gì? Buzz Marketing là hình thức lan truyền chủ yếu nhờ vào hình thức truyền miệng để thu hút sự chú ý của khách hàng

2. Phân loại Buzz Marketing

2.1 Truyền thông gây tranh cãi (Controversial)

Con người thường có xu hướng quan tâm, bàn tán đến những vấn đề nhạy cảm. Lợi dụng xu hướng này, các marketer đưa ra những chủ đề dễ thu hút sự chú ý, bàn bạc, tranh cãi giữa những người tiếp nhận, kể cả đó có là những nội dung được cho là “rẻ tiền” đi chăng nữa

2.2 Truyền thông độc đáo (Uniqueness)

Mục đích của các marketer là tạo ra một nội dung truyền thông độc và lạ so với tất cả những sản phẩm đã từng xuất hiện bởi sẽ không có ai thèm chú ý hay bàn tán về chiến lược truyền thông của bạn nếu nội dung ấy bắt chước, làm giống người khác.

Ví dụ như khi người ta đã quá quen thuộc với thông điệp truyền thống của nhiều nhãn hàng tại Việt Nam mỗi dịp cuối năm là Tết là để về nhà, Tết là dịp đoàn viên, Bitis lúc này lại tung ra chiến lược truyền thông với khẩu hiệu “Đi để trở về” đầy mới lạ, đánh thẳng vào nhu cầu được trải nghiệm, được đi du lịch, khám phá của các bạn trẻ nhưng cuối cùng vẫn đặt gia đình lên hàng đầu

2.3 Truyền thông ấn tượng (Remarkable)

Các marketer sẽ tạo ra những trải nghiệm đầy ấn tượng với chất lượng cao, hơn hẳn những sản phẩm truyền thông khác

sáng tạo creative

2.4 Truyền thông gây sốc (Outrageous)

Thủ thuật quảng cáo này đựa trên những hành động, sự việc không bình thường nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người tiếp nhận. Ví dụ như các chiến dịch truyền thông thử độ bền của điện thoại thông minh thông qua việc ném từ trên cao xuống, cho xe tải cán qua, cho vào máy xay, máy ép thủy lực của một số trang web và kênh Youtube về điện tử chẳng hạn.

2.5 Truyền thông hài hước (Hilarious)

Không có gì được chia sẻ và bàn tán nhiều hơn là các clip hài trên mạng. Tuy nhiên, Buzz Marketing dựa vào sự hài hước cũng là thủ thuật truyền thông khó làm nhất, khó thành công nhất.

Các clip quảng cáo do Thái Lan hay Nhật Bản thường có xu hướng tâng bốc công năng sản phẩm một cách thái quá, hay kể những câu chuyện có kết thúc bất ngờ (như đoạn quảng cáo về một cô gái vất vả đi năm châu bốn bể tìm công thức dưỡng da từ đại dương trong khi có thể đơn giản sử dụng sản phẩm dưỡng da Ocean Skin tại nhà, hay các kỹ sư Fiat tìm ra công thức giảm va đập ở cánh cửa, lốp bền, nắp capo chắc chắn để giúp các anh chồng tránh cơn thịnh nộ của vợ)… chính là mong muốn chọc cười, gây sự chú ý đối với khách hàng

2.6 Truyền thông bí mật và bật mí (Secrets: kept and revealed)

Bản chất của con người là thích khám phá những bí mật. Các marketer có thể lợi dụng điều này để rò rỉ những thông tin, clip hậu trường, hoặc cho khách hàng xem một phần của sản phẩm mới, vốn dĩ (có vẻ như) cần được giữ kín để khách hàng có thể tương tác, chờ đợi, bàn tán và chia sẻ với người khác. Không ít ý kiến cho rằng việc hình ảnh những chiếc iPhone mới luôn bị rò rỉ ra trước các sự kiện Apple chính là cách để hãng này gây sự tò mò, bán tán từ phía công chúng

3. Cách tạo Buzz Marketing gây bão truyền thông

3.1  Tập trung nhiều hơn vào con người và ít sản phẩm hơn

Mặc dù thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn nằm trong chiến dịch Buzz Marketing. Cách tốt nhất bạn có thể thành công trong việc tạo ra Buzz Marketing là tập trung chiến lược truyền thông vào nhu cầu, sở thích, sở thích, sở thích của các khách hàng mục tiêu của bạn. Khi một câu chuyện hay tin tức nhắc tới sản phẩm sẽ khiến các khách hàng nhanh chóng nhận ra đó là quảng cáo, thúc đẩy họ bỏ qua nhiều hơn là lan truyền nó.

3.2  Sử dụng Influencer

Đó là một thực tế đã được chứng minh rằng mọi người tin tưởng những người có ảnh hưởng nhiều hơn bất kỳ quảng cáo nào. Sử dụng những người có ảnh hưởng đến lợi ích của bạn có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của những người theo dõi của họ một cách tích cực.

sơn tùng mtp influencer marketing

3.3  Sử dụng nguyên tắc khan hiếm

Nguyên tắc khan hiếm là gây ra sự khan hiếm để tạo ra chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn cung cấp của sản phẩm. Hiện tượng này đang gia tăng với mức độ phổ biến của việc bán hàng flash sale hay các giờ vàng khuyến mại trên các trang thương mại điện tử vì nó không chỉ làm tăng nhu cầu mà còn tạo ra tiếng vang xung quanh sản phẩm

Kỹ thuật khan hiếm như bán hàng flash sale, ưu đãi giới hạn thời gian, sử dụng hoặc mất phiếu mua hàng, đối với người dùng hạn chế, … có thể giúp bạn tạo ra Buzz Marketing quanh sản phẩm và tăng nhu cầu của sản phẩm

3.4 Tận dụng tâm lý đám đông

Mạng xã hội là nơi có đông đảo lượng người truy cập mỗi ngày với 2 triệu người dùng Facebook mỗi tháng. Đây là nền tảng truyền thông giúp các thông điệp trở nên dễ dàng lan tỏa hơn bao giờ hết bởi các khách hàng có thể chia sẻ, bình luận, thả lượt thích/yêu thích/vui vẻ/tức giận với mỗi bài viết.

Vậy nên các thương hiệu khi tạo chiến dịch Buzz Marketing cần tìm cách để nội dung dễ viral, thân thiện với người dùng mạng xã hội nhất từ nội dung, hình ảnh, nhân vật đến các lời nói hay hashtag tạo hiệu ứng Buzz “Tin đồn” được định hướng

Nếu làm Marketing mà bạn lại cho rằng tin đồn sẽ tự nhiên “sinh ra” và “phát tán”, thì bạn chẳng bao giờ có thể thành công được. Mọi tin đồn đều phải nằm trong chiến dịch Marketing tổng thể của nhà sản xuất, mọi tin đồn phải được định hướng. Định hướng dư luận khôn khéo sẽ giúp cho các tin lan truyền theo đúng mục đích Marketing “ngầm” của doanh nghiệp bạn

4. Phân biệt Buzz Marketing, Viral Marketing và Word of Mouth

  • Word of Mouth (WOM- Truyền miệng): là lời nói bằng miệng, sự giao tiếp giữa người với người để nhận được những thông tin không chính thức mà người tiếp nhận nó quan tâm đến nhãn hiệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ được mời chào trên thị trường.
  • Cả Viral MarketingBuzz Marketing đều áp dụng WOM, đều hướng tới sự liên kết giữa người tiêu dùng với nhau nhằm tạo ra những làn sóng thông tin về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ rồi từ đó tác động lên lượng cầu của người tiêu dùng.
  • Viral Marketing tập trung vào sự lan truyền thông tin với những thông tin rất tự nhiên, tập trung vào sự lan truyền thông tin trên thế giới trực tuyến.
  • Buzz Marketing tạo hiệu ứng truyền miệng bằng cách tạo ra những sự nhận biết về thương hiệu và những bàn tán xung quanh thông tin, sự kiện đó. Đồng thời bổ sung vai trò của truyền thông  trong việc tạo ra sự bàn tán tích cực về thương hiệu

Kết luận

Hy vọng những thông tin xoay quanh Buzz Marketing và cách để tao Buzz Marketing hiệu quả của Công ty LADIGI – Dịch vụ Digital Marketing sẽ giúp ích cho bạn.

Scores: 4.1 (184 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *