Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
Chú Âm Phù Hiệu Quan Thoại | |
---|---|
![]() Chú âm của từ 百科全書 (Bǎikē quánshū – Bách khoa Toàn thư)
|
|
Thể loại | Chữ viết bán âm tiết |
Sáng lập | Độc Âm Thống Nhất Hội Được giới thiệu bởi Chính phủ Bắc Dương |
Thời kỳ | 1918 đến 1958 ở Trung Quốc; 1945 đến hiện tại ở Đài Loan |
Nguồn gốc |
Giáp cốt văn
|
Hậu duệ | Đài ngữ phương âm phù hiệu |
Anh em | Chữ Hán giản thể, Kanji, Hanja, Chữ Nôm, Chữ Khiết Đan |
Unicode |
|
ISO 15924 | Bopo |
Ghi chú: Trang này có thể chứa những biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. |
Chú Âm Phù Hiệu Quan Thoại | |||||||||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 注音符號 | ||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 注音符号 | ||||||||||||||||||||||||||||
|

4 chữ cái đầu của chú âm ㄅㄆㄇㄈ (Bopomofo)

Bút thuận của chú âm (đỏ→lục→lam) và bính âm tương ứng
Chú âm phù hiệu (tiếng Trung: 注音符號; bính âm: zhùyīn fúhào; Việt bính: zyu³ jam¹ fu⁴ hou²; Chú âm phù hiệu: ㄓㄨˋ ㄧㄣ ㄈㄨˊ ㄏㄠˋ) hay chú âm, cũng được gọi là Bopomofo ở phương Tây là một loại chữ viết dùng để ký hiệu cách phát âm các chữ Hán trong tiếng Quan Thoại. Bảng chữ cái chú âm gồm có 37 ký tự và 4 dấu thanh và có thể ký hiệu được toàn bộ các âm Quan Thoại của chữ Hán. Chú âm phù hiệu từng được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc đại lục bởi Chính phủ Bắc Dương vào những năm 1910 và được dùng song song với hệ thống phiên âm chữ Hán Wade-Giles. Sau đó hệ thống Wade-Giles được thay thế vào năm 1958 bằng hệ thống Bính âm Hán ngữ bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[1] và tại Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế vào năm 1982.[2] Mặc dù Đài Loan đã chính thức không sử dụng hệ thống Wade-Giles từ năm 2009, chú âm phù hiệu vẫn được sử dụng chính thức và rộng rãi tại đây trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và đánh máy.
Chú âm phù hiệu có thể coi như là một bảng chữ cái tượng thanh do chính người Trung Quốc tạo ra để biểu âm cho tiếng Quan Thoại khi mà Hán tự là chữ tượng hình biểu ý. Do vậy nó có phần nào đó giống như kana của tiếng Nhật khi cùng là ký tự biểu âm và xuất phát từ Hán tự mà ra.
Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]
Tên gọi chính thức cũ của hệ thống chú âm phù hiệu là Quốc âm tự mẫu (國音字母) và Chú âm tự mẫu (注音字母)[3]. Đến năm 1930 thì được đổi tên thành Chú âm phù hiệu như hiện nay và sớm được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng trong việc giáo dục tiểu học.
Tên gọi Bopomofo ở phương Tây lấy từ âm đọc của 4 ký hiệu đầu tiên làㄅㄆㄇㄈ – bpmf.
Ký tự chú âm[sửa | sửa mã nguồn]
Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]
Chú âm phù hiệu | ㄅ | ㄆ | ㄇ | ㄈ | ㄉ | ㄊ | ㄋ | ㄌ | ㄍ | ㄎ | ㄏ | ㄐ | ㄑ | ㄒ | ㄓ | ㄔ | ㄕ | ㄖ | ㄗ | ㄘ | ㄙ |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bính âm | b | p | m | f | d | t | n | l | g | k | h | j | q | x | zh | ch | sh | r | z | c | s |
IPA | b | pʰ | m | f | t | tʰ | n | l | k | kʰ | x | tɕ | tɕʰ | ɕ | tʂ | tʂʰ | ʂ | ɻ | ts | tsʰ | s |
Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]
Chú âm phù hiệu | ㄧ | ㄨ | ㄩ | ㄚ | ㄛ | ㄜ | ㄝ | ㄞ | ㄟ | ㄠ | ㄡ | ㄢ | ㄣ | ㄤ | ㄥ | ㄦ | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bính âm | i | u | ü | a | o | e | ie | ai | ei | ao | ou | an | en | n | ang | eng | ng | er | r | |
IPA | i | u | y | a | o | ɤ | ɛ | ai | ɛi | ɑu | ou | an | ɛn | ən | n | ɑŋ | əŋ | ŋ | ɚ | r |
- ㄧ trong cách viết ngang sẽ viết là “─”, còn nếu viết dọc thì sẽ viết là “│”.
- ㄢ được phát âm là ɛn nếu đứng sau ㄧ và ㄩ.
- ㄣ được phát âm là n nếu đứng sau ㄧ và ㄩ.
- ㄥ được phát âm là ŋ nếu đứng sau một nguyên âm.
- ㄦ có thể được sử dụng trong Nhi hóa.
Thanh điệu[sửa | sửa mã nguồn]
Thanh | Âm bình | Dương bình | Thượng thanh | Khứ thanh | Khinh thanh |
---|---|---|---|---|---|
Chú âm phù hiệu |
ˊ | ˇ | ˋ | ˙ |
Ngoại lệ[sửa | sửa mã nguồn]
Chú âm phù hiệu |
ㄩㄥ | ㄨㄥ | ㄧㄥ | ㄧㄣ | ㄧㄝ | ㄩㄝ |
---|---|---|---|---|---|---|
Bính âm | iong | ong | ing | in | ie | üe |
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Phiên âm Hán Việt
- Phiên thiết Hán Việt
- Kana
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
-
^
“Pinyin celebrates 50th birthday”. Xinhua News Agency. 11 tháng 2 năm 2008. Truy cập 20 tháng 9 năm 2008.
- ^ “ISO 7098:1982 – Documentation – Romanization of Chinese”. Truy cập 1 tháng 3 năm 2009.
- ^ The Republic of China government, Government Information Office. “Taiwan Yearbook 2006: The People & Languages”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.|Also available at
- Tiếng Trung Quốc
- Tiêu chuẩn ISO
- Thuật ngữ tiếng Trung Quốc
- Hệ thống viết
Từ khóa: Chú âm phù hiệu, Chú âm phù hiệu, Chú âm phù hiệu
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO TOP giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn