Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
Chu Huy Mân | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam
|
|
Nhiệm kỳ |
4 tháng 7 năm 1981 – 18 tháng 6 năm 1987 5 năm, 349 ngày |
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước | Trường Chinh |
Vị trí |
![]() |
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
|
|
Nhiệm kỳ | 1976 – 16 tháng 2 năm 1987 |
Tiền nhiệm | Song Hào |
Kế nhiệm | Nguyễn Quyết |
Phó Chủ nhiệm |
|
Tư lệnh Quân khu 5
|
|
Nhiệm kỳ | 1967 – 1977 |
Tiền nhiệm | Hoàng Văn Thái |
Kế nhiệm | Đoàn Khuê |
Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
|
|
Nhiệm kỳ |
20 tháng 12 năm 1976 – 15 tháng 12 năm 1986 9 năm, 360 ngày |
Thông tin chung
|
|
Quốc tịch |
![]() |
Sinh |
Vinh, Nghệ An, Liên bang Đông Dương |
17 tháng 3, 1913
Mất | 1 tháng 7, 2006 Hà Nội, Việt Nam |
(93 tuổi)
Vợ | Lê Thu Thủy (cưới năm 1952) |
Cha | Chu Văn Quý |
Mẹ | Trần Thị Xuân |
Con cái | 2 gái 1 trai: – Chu Thế Sơn (trai, 1959-1998) |
Binh nghiệp
|
|
Thuộc |
![]() |
Năm tại ngũ | 1945–1986 |
Cấp bậc |
![]() |
Chỉ huy |
|
Tham chiến |
Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 Chiến dịch Điện Biên Phủ |
Chu Huy Mân tên thuở thiếu thời là Chu Văn Điều (1913–2006) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tướng. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ông tên thật là Chu Văn Điều, sinh ngày 17 tháng 3 năm 1913 tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay thuộc xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).
Ông tham gia cách mạng năm 1929, vào Đảng năm 1930. Trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, ông tham gia đội Tự vệ đỏ và là đội phó đội tự vệ xã, sau đó làm Bí thư chi bộ xã (năm 1933), Bí thư phân Huyện ủy huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (năm 1936).
Tháng 5 năm 1935, ông đổi tên là Chu Huy Mân. Ngoài ra, ông còn có một số bí danh như Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Hai Mạnh.
Từ 1937 đến năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam nhiều lần ở nhà lao Vinh, đến năm 1940 đưa đi giam ở Đắc Lay rồi Đắc Tô, Kon Tum. Năm 1943, ông vượt ngục, tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Ban Việt Minh tỉnh và Tỉnh ủy Quảng Nam, sau đó làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Sau khi giành được chính quyền năm 1945, ông vào quân đội và lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam; sau đó làm Chủ tịch Ủy ban Quân chính 4 tỉnh Trung Bộ, Trưởng ban Kiểm tra Đảng, Ủy viên Quân khu Việt Bắc.
Từ năm 1947 đến năm 1949 là Trung đoàn trưởng, Bí thư Trung đoàn ủy các Trung đoàn 72, Trung đoàn 74 Cao Bằng và Trung đoàn 174 Cao – Bắc – Lạng.
Tháng 5-1951, ông làm Phó Chính ủy, sau đó làm Chính ủy Đại đoàn 316, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Tháng 8-1954, là Đoàn trưởng Bí thư Đảng ủy Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào.
Năm 1957, ông giữ chức Chính ủy Quân khu IV; 4/1958 là Chính ủy Quân khu Tây Bắc kiêm Bí thư Khu ủy Tây Bắc.

Thượng tướng Chu Huy Mân
Năm 1961, ông được phân công là Trưởng đoàn Cố vấn chuyên gia giúp Cách mạng Lào xây dựng lực lượng vũ trang, giữ cương vị Đoàn trưởng Đoàn 100 (Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Lào), dưới bí danh Vũ Chân.
Năm 1961 ông làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 4.
Tháng 8-1965, làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Mặt trận B3 – Tây Nguyên.
Từ năm 1967 đến năm 1975, ông là Tư lệnh Quân khu 5, Phó bí thư Đảng ủy Quân khu, Chính ủy chiến dịch Huế- Đà Nẵng.
Từ 1975 đến 1976, ông là Chính uỷ, kiêm Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Quân khu 5.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và được cử giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Trưởng ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1977-1986), phụ trách công tác giúp Cách mạng Lào, Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (năm 1980).
Ông là Đại biểu Quốc hội khoá II, VI, VII, được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa VII (1981-1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, IV, V, Ủy viên Bộ Chính trị khoá IV, V.
Sau Đại hội VI ông nghỉ hưu tháng 12 năm 1986. Ông mất ngày 1 tháng 7 năm 2006 tại Hà Nội.
Lịch sử thụ phong quân hàm[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong | 1958 | 1974 | 1982 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quân hàm | ![]() |
![]() |
![]() |
|||||||
Cấp bậc | Thiếu tướng | Thượng tướng (thăng vượt cấp) |
Đại tướng | |||||||
Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày ông hoạt động bí mật rồi bị thực dân Pháp bắt tháng 5/1937 và đưa đi nhiều nhà tù, ai cũng bảo ông đã bị Pháp giết trong nhà tù. Ở nhà người vợ ông tần tảo nuôi 2 đứa con chờ chồng, nhưng trận đói lịch sử năm 1945 đã cướp đi người con trai 7 tuổi. Vợ ông phải bế đứa con gái còn nhỏ dạt ra Hà Nội xin ăn để tìm đường sống.
Ngày ông trở về chỉ còn căn nhà hoang vắng. Người vợ nghĩ ông đã chết cũng đi lấy chồng. Đến năm 1952, ông mới đi bước nữa với Lê Thu Thủy, cán bộ phụ nữ huyện Yên Dũng, Bắc Giang và sinh được 3 người con, 2 gái 1 trai.
Người con trai Chu Thế Sơn sinh năm 1959, lớn lên đã tình nguyện gác bút nghiên cầm súng lên đường.[1] Ngày 25 tháng 5 năm 1998, Trung tá Chu Thế Sơn hy sinh khi chiếc máy bay trực thăng chở đoàn cán bộ tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam (có Trung tướng Đào Trọng Lịch) đi công tác tại Lào bị rơi tại Xiêng Khoảng.
Ông có một người cháu ruột (gọi ông bằng chú) tên là Chu Huy Biên.[1]
Đường Chu Huy Mân[sửa | sửa mã nguồn]
Tên của ông được đặt cho con đường ở Hà Nội (nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside), Đà Nẵng (nối đường Lê Đức Thọ và đường Ngô Quyền), Vinh (nối từ đường Nguyễn Viết Xuân) và ở phường Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình (nối từ Hoàng Văn Thái đến Nguyễn Văn Linh)…Dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh có đường mang tên ông [2]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă Tiến Dũng, Đại Tướng Chu Huy Mân – Những giai thoại bên dòng sông Lam, Giáo dục và Thời đại, 22/04/2013, 15:11 GMT+07, truy cập ngày 24/4/2021.
- ^ Tờ trình số 6015/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Khẩu thần công dưới nhà Đại tướng Chu Huy Mân
Tiền nhiệm: Thượng tướng Song Hào |
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam 1977-1987 |
Kế nhiệm: Thượng tướng Nguyễn Quyết |
- Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
- Sinh 1913
- Mất 2006
- Người Vinh
- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Phó Chủ tịch nước Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II
- Huân chương Sao Vàng
- Huân chương Hồ Chí Minh
- Huân chương Quân công
- Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII
- Tư lệnh Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam
- Chính ủy Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam
- Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1980
Từ khóa: Chu Huy Mân, Chu Huy Mân, Chu Huy Mân
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO TOP giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn