Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
![]() |
Bài viết (hoặc đoạn) này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện.
|
![]() |
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận. (Tìm hiểu làm thế nào và khi nào cần loại bỏ các thông báo bản mẫu này)
|
Chúng tôi là chiến sĩ | |
---|---|
Định dạng | Trò chơi truyền hình |
Giám chế |
Đài Truyền hình Việt Nam Công ty TN & K |
Dẫn chương trình | Lại Văn Sâm
Trần Quang Minh Nguyễn Hoàng Linh Nguyễn Minh Hà Nguyễn Lê Việt Anh Bùi Đức Bảo Đặng Quốc Duy |
Nhạc kết | “Ước mơ chiến sĩ“ Sáng tác: Nhạc sĩ Lưu Hà An Thể hiện: Nhóm nhạc Tình Bạn |
Phụ hòa âm | Lưu Hà An (2006 – 2019) |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Sản xuất | |
Nhà sản xuất | Tạ Bích Loan |
Thời lượng | 60 phút (có quảng cáo) |
Trình chiếu | |
Kênh trình chiếu | VTV3, VTV4, VTV6, QPVN |
Định dạng hình ảnh |
576i (SDTV) 1080i (HDTV) |
Phát sóng | 7 tháng 9, 2006 – 27 tháng 12, 2019 (Chúng tôi là chiến sĩ)
3 tháng 1, 2020 – 8 tháng 1, 2021 (Chiến sĩ 2020) 15 tháng 1, 2021 – nay (Chúng tôi – Chiến sĩ) |
Chúng tôi là chiến sĩ (nay là Chúng tôi – Chiến sĩ) là một chương trình giao lưu, trò chơi truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng thực hiện, nhằm phục vụ và nâng cao đời sống tinh thần của các cán bộ, chiến sĩ đang làm việc và công tác tại Quân đội nhân dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chương trình bắt đầu được lên sóng VTV3 từ năm 2006.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi là chiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]
Chương trình đầu tiên được ghi hình vào ngày 28 tháng 8 năm 2006 và lên sóng vào ngày 7 tháng 9 năm 2006, nhân dịp kỷ niệm 36 năm thành lập Đài Truyền hình Việt Nam (1970–2006).[1] Chương trình được phát sóng trên kênh VTV3 lúc 21 giờ các ngày thứ Năm hàng tuần và phát lại vào sáng thứ Ba trên kênh VTV4.
Từ ngày 25 tháng 10 năm 2013, chương trình đã thay đổi lịch phát sóng từ tối thứ Bảy sang tối thứ Sáu lúc 20 giờ.[2]
Ngoài ra, Chúng tôi là chiến sĩ cũng được phát sóng lại đều đặn trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, trở thành cầu nối của khán giả thuộc mọi vùng miền đất nước với các chiến sĩ trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.[3] Chương trình tiếp tục có những thay đổi to lớn trong việc trình bày hình thức thể hiện, nội dung chương trình với nhiều phóng sự thực tế từ các chiến sĩ trong quân đội, nghệ sĩ và ca sĩ trong phần giao lưu[4]. Trong năm thứ 13, chương trình được ghi hình tại 3 địa điểm gồm: Trường quay S14 – Đài Truyền hình Việt Nam, Cầu cảng vùng 2 Hải quân – Quân chủng Hải quân và Nhà thi đấu Quân khu 7 – Thành phố Hồ Chí Minh; đặc biệt ê kíp đã có chuyến thăm đảo Nam Yết, Quần đảo Trường Sa; nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng đảo Nam Yết.
Gala Chúng tôi là chiến sĩ năm thứ 13, cũng là chương trình cuối cùng với tên gọi Chúng tôi là chiến sĩ, phát sóng vào 20:00 ngày 20 tháng 12 năm 2019 để gợi nhắc những kỷ niệm khó quên của ê-kíp chương trình.
Phiên bản mới – Chiến sĩ 2020[sửa | sửa mã nguồn]
Từ ngày 3 tháng 1 năm 2020, chương trình Chúng tôi là chiến sĩ được thay đổi theo một format mới với tên gọi đơn giản hơn, Chiến sĩ 2020, phát sóng lúc 20:00 thứ Sáu và từ ngày 7 tháng 2 năm 2020 thì chuyển sang khung giờ 20:30. Nội dung của chương trình mới này vẫn là về những người lính, nhưng thời lượng được tăng lên để giúp khán giả có thể hiểu được nhiều hơn về đời sống sinh hoạt của người lính.[5]
Từ tháng 5 năm 2020, chương trình còn cho ra mắt các phiên bản đặc biệt:
- Đồng đội (22 tháng 5–10 tháng 7 và 25 tháng 9–01 tháng 01 năm 2021)[6]
- Chiến sĩ thép (17 tháng 7–18 tháng 9)[7]
Chúng tôi – Chiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]
Nhạc hiệu[sửa | sửa mã nguồn]
Chương trình sử dụng bài nhac Ước mơ người chiến sĩ do nhạc sĩ Lưu Hà An soạn nhạc và viết lời, được sử dụng từ khi chương trình bắt đầu được phát sóng. Bên cạnh đó, phần lớn các nhạc hiệu và nhạc nền (bao gồm nhạc hiệu các phần chơi, nhạc khai màn chương trình, nhạc giới thiệu về đơn vị quân đội tham gia chương trình) cũng do nhạc sĩ này biên soạn, được áp dụng trong suốt phiên bản Chúng tôi là chiến sĩ.
Đội ngũ sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]
Biên tập viên của chương trình là Vũ Thanh Hường, chịu trách nhiệm xuất bản nội dung chương trình.
Người dẫn chương trình[8][9][sửa | sửa mã nguồn]
- 7 tháng 9 năm 2006–12 tháng 9 năm 2009: Nhà báo Lại Văn Sâm (biệt danh “Binh nhì”) – MC Hoàng Linh (biệt danh “Đại tá”) [10][11]
- 19 tháng 9 năm 2009–2011 và 14 tháng 1 năm 2012–2014: MC Hoàng Linh (có thời gian được tạm thay thế bởi MC Minh Hà) và MC Trần Quang Minh (có lúc tạm thay thế bởi Nhà báo Lại Văn Sâm). Ngày 14 tháng 2 năm 2014, Nhà báo Lại Văn Sâm dẫn cùng MC Minh Hà.[12]
- Năm 2015, diễn viên Việt Anh thay thế MC Quang Minh (sau khi anh bận việc riêng ở VTV6) dẫn cùng MC Hoàng Linh.
- Từ năm 2016, MC Đức Bảo đồng dẫn cùng MC Hoàng Linh cho đến hiện tại.
- Năm 2018, MC Đặng Quốc Duy đồng dẫn cùng MC Hoàng Linh cho các số ghi hình tại Cầu cảng vùng 2 Hải quân – Quân chủng Hải quân.
Phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]
Phát chính[sửa | sửa mã nguồn]
Hàng tuần:
- 7/9/2006–30/8/2007: 21:00 thứ Năm trên VTV3.
- 8/9/2007–19/10/2013: 20:00 thứ Bảy trên VTV3.
- 28/3/2009-25/4/2009: 20:30 thứ bảy trên VTV3.
- 2/5/2009-29/12/2012: 20:10 hoặc 20:15 thứ Bảy trên VTV3.
- 25/10/2013[13][14]–31/1/2020: 20:00 thứ Sáu trên VTV3.
- 7/2/2020–26/3/2021: 20:30 thứ Sáu trên VTV3.
- 9/10/2020: 20:40 thứ Sáu trên VTV3.
- 3/4/2021–nay: 10:00 thứ Bảy trên VTV3.
- 16/4-4/6/2021: 20:30 Thứ Sáu trên VTV6.
Phát lại[sửa | sửa mã nguồn]
- VTV3: 9 giờ 30 phút sáng thứ Ba.
- VTV4: Sáng thứ Ba (2007), 17 giờ chiều thứ Ba.
- VTV6: 19 giờ tối thứ Bảy.
- QPVN: 10 giờ 15 phút sáng thứ Bảy, 8 giờ 30 phút sáng thứ Hai.
Các vụ bê bối xoay quanh chương trình[sửa | sửa mã nguồn]
Sử dụng bài hát bị cấm lưu hành tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Trong số phát sóng ngày 20 tháng 12 năm 2013, VTV đã phát sóng một phần lời bài hát “Người yêu của lính”, mang tính chất ca ngợi lính thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa (thuộc danh mục bài hát bị cấm lưu hành).[15]
Tạm dừng phát sóng hoặc thay đổi khung giờ phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]
Trong suốt thời gian phát sóng, chương trình đã có nhiều lần phải tạm dừng hoặc thay đổi việc ghi hình và phát sóng theo kế hoạch, chủ yếu do bị trùng vào thời điểm diễn ra các sự kiện đặc biệt. Các chương trình bị hoãn đã được phát sóng trở lại ở tuần sau đó. Cụ thể:
Tạm dừng ghi hình, phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]
- 14 tháng 6 năm 2008, do trùng với lễ Quốc tang Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
- 22 tháng 8 năm 2009, do trùng với trận chung kết giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2009.
- 31 tháng 7 năm 2010, do trùng với trận chung kết giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2010.
- 21 tháng 8 năm 2010, do trùng với đêm chung kết hoa hậu thế giới người Việt.
- 10 tháng 9 năm 2011, do trùng với lễ Quốc tang Nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công.
- 12 tháng 10 năm 2013, do trùng với lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- 18 tháng 10 năm 2013, do trùng với trận chung kết năm Cuộc đua kỳ thú 2013.
- 8–15 tháng 9 năm 2017 và trở lại ngày 22 tháng 9 cùng năm.
- 19 tháng 10 năm 2018 và trở lại ngày 26 tháng 10 cùng năm.
- 3 tháng 5 năm 2019, do trùng với lễ Quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh.[16]
Chiến sĩ 2020[sửa | sửa mã nguồn]
- Hủy 3 đợt ghi hình trong tháng 2 năm 2020 để phòng chống dịch COVID-19.
- Ngày 7 tháng 3 năm 2020, sau khi phát hiện 4 ca mới dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng tại Việt Nam, ê-kíp Chiến sĩ 2020 đã hoãn 3 đợt ghi hình còn lại trong tháng 3 năm 2020 (sau 2 đợt 27–28 tháng 2 và 5–6 tháng 3 cùng năm đó).
- Ngày 14 tháng 8 năm 2020, do trùng với lễ Quốc tang Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.[17]
- Ngày 20 tháng 11 năm 2020, do trùng với đêm chung kết toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2020.
Thay đổi giờ phát sóng do trùng với sự kiện đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]
- Chuyển giờ phát sóng các số ngày 28 tháng 3 và 18 tháng 4 năm 2009 sang 20:35; số ngày 4 tháng 4 năm 2009 sang 20:25: các số ngày 11 và 25 tháng 4 năm 2009; sang 20:20 để phát sóng chương trình 72 giờ: Thách thức sức bền.
- Chuyển giờ phát sóng các số từ 2 tháng 5 năm 2009 – 29 tháng 12 năm 2012 sang 20:10 hoặc 20:15 để phát sóng các chương trình Tôi yêu Việt Nam, Con yêu của mẹ.
- Chuyển giờ phát sóng số ngày 13 tháng 2 năm 2010 (30 Tết) sang 06:50 ngày 14 tháng 2 năm 2010 (1 Tết); số ngày 9 tháng 2 năm 2013 (29 Tết) sang 13:00[18]; số ngày 27 tháng 1 năm 2017 (30 Tết) sang 15:10 ngày 28 tháng 1 năm 2017 (1 Tết); số ngày 24 tháng 1 năm 2020 (30 Tết) sang 10:00 do trùng với thời điểm hòa sóng VTV.
- Chuyển giờ phát sóng số ngày 16 tháng 2 năm 2018 (mùng 1 Tết) sang 15:00 cùng ngày do trùng với lịch phát sóng các chương trình dịp Tết Nguyên Đán.
- Chuyển giờ phát sóng số ngày 8 tháng 2 năm 2019 (mùng 4 Tết) sang 15:30 cùng ngày do trùng với lịch phát sóng các chương trình dịp Tết Nguyên Đán.
Chúng tôi – Chiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]
- Chuyển giờ phát sóng số ngày 12 tháng 2 năm 2021 (mùng 1 Tết) sang 09:00 ngày 13 tháng 2 cùng năm do trùng với lịch phát sóng các chương trình dịp Tết Nguyên Đán.
- Chuyển khung giờ phát sóng trên VTV3 sang 10:00 sáng thứ 7 hàng tuần (từ 3 tháng 4 năm 2021), khung 20h30 thứ 6 được thay thế bằng chương trình Nhập gia tùy tục(Phát sóng từ 9 tháng 4 năm 2021)
- Chuyển khung giờ phát sóng các số từ 17 tháng 4 – 5 tháng 6 năm 2021 trên VTV6 sang 20:30 tối thứ 6, thay thế bởi phát sóng các chương trình do Ban thanh thiếu niên – Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và truyền hình trực tiếp các trận đấu của Giải bóng đá vô địch quốc gia Đúc 2020 – 2021.
- Chuyển khung giờ phát sóng hai số ngày 12 và 19 tháng 6 năm 2021 trên VTV6 sang 16:15 cùng ngày, thay thế bằng việc truyền hình trực tiếp vòng bảng Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
-
^
“chung toi la chien sy va nhung dau moc”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
- ^ ““Chúng tôi là chiến sĩ” quảng bá về Bộ đội Cụ Hồ”. Báo Gia Lai. 10 tháng 1 năm 2012.
- ^ ““Chúng tôi là chiến sĩ”: Những hoài bão tuổi lên 6”. VTV. 10 tháng 10 năm 2011.
- ^ “* Chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” sẽ có nhiều điểm mới” (bằng tiếng Việt). Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 11 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Chúng tôi là chiến sĩ ‘thay máu’ sau 13 năm lên sóng”.
- ^ “Chiến sĩ 2020 – Phiên bản đồng đội”. VTV.
- ^ “Chiến sĩ 2020 – Chiến sĩ thép”. VTV.
- ^ “MC nhà đài và “kỷ niệm khó quên” trong đời”. 15 tháng 9 năm 2009.[liên kết hỏng]
- ^ “Nhịp cầu nối những bờ vui”. Quân đội Nhân dân Việt Nam. 11 tháng 9 năm 2009.[liên kết hỏng]
- ^ ““Chúng tôi là chiến sĩ”: Có thể bạn chưa biết” (bằng tiếng Việt). VTV. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.
- ^ “MC Hoàng Linh “Nếu nói tôi là kẻ “háo sắc”, tôi không phủ nhận“”. Dân Trí. 19 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Bộ đôi “Chúng tôi là chiến sĩ” tiết lộ “tài sản vô giá“”. VTV. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Chương trình truyền hình thứ bảy ngày 19/10/2013 trên kênh VTV3”. vtv.vn (bằng tiếng Việt).
- ^ “Chương trình truyền hình thứ sáu ngày 25/10/2013 trên kênh VTV3”. vtv.vn (bằng tiếng Việt).
- ^ “Quá yếu kém về chính trị: VTV có xứng đáng là hãng truyền hình quốc gia?”. 19 tháng 9 năm 2017.
- ^ “VTV hoãn phát sóng một số chương trình giải trí, phim truyện trong 2 ngày Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh”. vtv.vn (bằng tiếng Việt).
- ^ “Thay đổi lịch phát sóng phim truyện, chương trình ngày 14-15/8”. vtv.vn (bằng tiếng Việt).
- ^ “Chương trình truyền hình thứ bảy ngày 09/02/2013 trên kênh VTV3”. vtv.vn (bằng tiếng Việt).
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Danh sách chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam
- Bài viết cần sắp xếp lại từ tháng 3 2020
- Trò chơi truyền hình Việt Nam
- Chương trình trò chơi truyền hình trên VTV
- Chúng tôi là chiến sĩ
Từ khóa: Chúng tôi là chiến sĩ, Chúng tôi là chiến sĩ, Chúng tôi là chiến sĩ
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO LADIGI giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn