CIO là gì ? CIO là cơn lốc mà trí tuệ nhân tạo AI đã thổi một làn gió mới vào nền kinh tế, buộc các ông chủ doanh nghiệp phải “dấn thân” vào “cuộc chơi công nghệ”, trong đó hệ thống thông tin – “linh hồn” của hệ sinh thái doanh nghiệp cần được đặc biệt chăm sóc. Đó là lý do mà các CIO ra đời với chức phận là người giúp doanh nghiệp tìm ra ánh sáng cuối đường hầm cho doanh nghiệp bằng “ngọn đuốc” công nghệ. Vậy CIO là gì ? Vai trò và trách nhiệm của một CIO là gì ? Hãy cùng LADIGI.VN tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây .
CIO là gì? Chief information officer là gì?

Giám đốc thông tin (tiếng Anh: Chief Information Officer – CIO) là chức vụ điều hành của công ty phụ trách chiến lược và triển khai công nghệ thông tin (CNTT).
Ngoài việc giám sát phần cứng, phần mềm và dữ liệu giúp các thành viên điều hành khác thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả, CIO còn phải nghiên cứu công nghệ mới, cách công nghệ có thể cung cấp giá trị kinh doanh và giải quyết các vấn đề liên quan đến thông tin kỹ thuật số.
Thông thường, CIO sẽ nằm trong bán điều hành của công ty và báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO), CFO hoặc COO. Theo thống kê của Deloitte, 33% CIO báo cáo cho CEO, 22% báo cáo cho CFO, 11% báo cáo cho COO.
Sự khác nhau giữa CTO và CIO là gì?
Vai trò giữ giám đốc thông tin (CIO) và giám đốc công nghệ (CTO) thường bị nhầm lẫn. Hai vị trí này không có cùng trách nhiệm và các vị trí yêu cầu các kỹ năng khác nhau. CIO thường chịu trách nhiệm về các hoạt động CNTT nội bộ của tổ chức và là người quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ hàng đầu.
“CIO là một nhà lãnh đạo công nghệ kinh doanh” Jeff Bittner, người sáng lập và chủ tịch của Exit Technologies nói . “CIO không cần phải hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động của công nghệ, nhưng hiểu những gì nó có thể làm và làm thế nào nó có thể tác động đến doanh nghiệp.”
Một CTO (giám đốc công nghệ) đảm bảo chiến lược công nghệ của công ty phù hợp với các mục tiêu và yêu cầu của nó. Giám đốc điều hành này là kiến trúc sư công nghệ hàng đầu của công ty và điều hành nhóm kỹ sư.
“CTO đắm chìm trong công nghệ và có hiểu biết ở cấp độ kỹ thuật về cách thức hoạt động của công nghệ và vị trí của nó,” Bittner nói.
CTO thường báo cáo cho CIO, trong khi CIO báo cáo cho Giám đốc điều hành (CEO) hoặc giám đốc điều hành khác trong công ty.
CIO có vai trò gì?

Vai trò của giám đốc thông tin CIO được xác định lần đầu tiên vào năm 1981 bởi William R. Synnott, cựu Phó Chủ tịch cao cấp của Ngân hàng Boston và William H. Gruber, cựu giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan. Thời gian này, vai trò của CIO chủ yếu là một công việc kỹ thuật. CIO thế thệ đầu tiên thường là các nhà quản lý cấp cao hoặc cấp trung trong hệ thống xử lý dữ liệu hoặc thông tin.
Sự bùng nổ World Wide Web vào đầu những năm 1990 đã nhanh chóng mở rộng vai trò của CNTT trong hoạt động kinh doanh, điều này mở ra cơ hội cho CIO tham gia vào chiến lược kinh doanh và giúp công ty hiểu cách tận dụng internet, một cách triệt để thay đổi cách thức kinh doanh đã được thực hiện.
Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, để thích nghi với môi trường kinh doanh hiện đại, kỹ năng và vai trò của CIO cũng thay đổi theo. CIO là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào có sử dung công nghệ và dữ liệu. CIO quản lý tài nguyên CNTT và lập kế hoạch CNTT bao gồm phát triển chính sách, lập kế hoạch, lập ngân sách, cung cấp và đào tạo nhân sự.
Ngoài ra, CIO cũng trở nên quan trọng trong việc tính toán làm thế nào để tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng CNTT, cũng như vai trò quan trọng của việc giảm chi tiêu và hạn chế thiệt hại bằng cách thiết lập các biện pháp kiểm soát và lập kế hoạch cho các thảm họa có thể xảy ra.
Dưới đây là một số vai trò của CIO trong doanh nghiệp.
- Lãnh đạo doanh nghiệp (vai trò quan trọng nhất), CIO phải đưa ra quyết định điều hành liên quan đến những việc như mua thiết bị CNTT từ các nhà cung cấp hoặc tạo ra các hệ thống mới.
- Kỹ năng tổ chức tốt
- Tuyển dụng nhân sự và phát triển đội ngũ CNTT
- Vạch ra chiến lược CNTT và chính sách CNTT cho tổ chức
- Tạo ra giá trị kinh doanh thông qua công nghệ
- Quản lý rủi ro thông tin (IRM)
Nhiệm vụ của CIO là gì?

Người cung cấp dịch vụ
Phòng thông tin với CIO là đại diện vẫn gánh vác trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho các phòng ban nội bộ công ty. Ví dụ như dịch vụ giấy tờ truyền thống, lắp đặt nền tảng mạng, khai thác hệ thống thông tin, cung cấp dịch vụ sửa chữa phần cứng, cài đặt phần mềm liên quan, xử lý số liệu.
Người hỗ trợ nghiệp vụ
CIO đứng ở vị góc độ khá khách quan công bằng quan sát quy trình làm việc của các phòng ban nghiệp vụ, có thể nhận ra lỗi hoặc các nút thắt trong quá trình làm việc của họ. CIO dựa vào kỹ thuật công nghệ hiện đại, tối ưu hoá quy trình, ví dụ như CAD, CAM, PDM đều đã góp công, cho thấy CIO thật sự có thể tăng năng lực cho các phòng nghiệp vụ.
Người đại diện cải cách
Công việc của CIO nằm giữa quản lý truyền thống và quản lý hiện đại, là điểm tập trung của mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Dù là tối ưu hoá quy trình hay chức năng các phòng ban, hay là cải tiến, hoàn thiện toàn bộ doanh nghiệp, CIO là điểm tranh cãi giữa phương thức quản lý truyền thống và quản lý hiện đại.
Ví dụ như sự xung đột giữa các mô hình tổ chức doanh nghiệp của tổ chức hình kim tự tháp và tổ chức học tập phẳng, giữa mô hình độc tài, mô hình bảo vệ và mô hình ủng hộ, đã cho thấy CIO đứng ở đầu song, là ngọn gió trong sự cải cách doanh nghiệp, là đầu tàu là đại diện cho cải cách doanh nghiệp.
Nhà tư tưởng chiến lược
Chúng ta biết có khá nhiều CIO xuất thân từ ngành công nghệ thông tin hoặc có chuyên ngành về công nghệ thông tin, nhưng cũng gần một nửa số CIO là giám đốc thi công, hoặc giám đốc dịch vụ, sản xuất hoặc tiếp thị. Đặc biệt khi CIO báo cáo những thông tin thu thập được lên các lãnh đạo để ra quyết định thì CIO vốn là một thành viên trong đội ngũ quyết sách. Là người có ảnh hưởng tới mục tiêu dài hạn và kết cấu tổ chức của doanh nghiệp, CIO trở thành nhà tư tưởng chiến lược của doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành của công ty
CIO với vai trò là nhà tư tưởng chiến lược, khi họ trở thành người hướng dẫn và cố vấn cho cấp lãnh đạo doanh nghiệp, khi họ có tác dụng tích cực trong phát triển và tiếp thị sản phẩm dịch của doanh nghiệp về tầm chiến lược, tận dụng được công nghệ thông tin đem lại cơ hội cho doanh nghiệp thì CIO trở thành ứng cử viên tốt nhất cho CEO/COO. Vì CIO có được quan điểm toàn diện về doanh nghiệp. Maynard Web của Ebay chính là một ví dụ, ông vốn là CIO nhưng hiện nay đã là COO của Ebay.
Người hợp tác thương mại
Nếu chỉ coi phòng công nghệ thông tin với CIO là đại diện chỉ một phòng chức năng của doanh nghiệp, không thấy được kỹ thuật mạng đã khiến các nhà cung cấp, nhà tiêu thụ và khách hàng từ các lĩnh vực, địa điểm khác nhau đã liên hệ chặt chẽ với nhau trên chuỗi giá trị, không thấy được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã trở thành sự cạnh tranh của cả hệ thống sinh thái thương mại, thì không thể hiểu được quan hệ hợp tác thương mại của CIO.
Tác dụng của CIO không ngừng thay đổi, từ nội bộ tới bên ngoài doanh nghiệp, CIO không chỉ là chuyên gia kỹ thuật, cố vấn, người đại diện cho cải cách, thành viên đưa ra quyết sách của công ty mà còn có trách nhiệm trong cả hệ thống sinh thái doanh nghiệp, phát huy những tác dụng này họ là nhân vật quan trọng trong “doanh nghiệp mở rộng”, “doanh nghiệp ảo”, “liên minh doanh nghiệp chiến lược”.
Mở rộng doanh nghiệp là một cơ cấu như sau: kết hợp tất cả hệ thống, quy trình, liên minh bên ngoài cùng với sự tương tác với khách hàng, người dùng và sự vận hành trong nội bộ cơ cấu, là chỉnh thể của tất cả chức năng trong và ngòi, cũng chính là bố cục hoàn chính của phạm vi cơ cấu.
Doanh nghiệp ảo, là chỉ chức năng hoặc quy trình nghiệp vụ vốn của nội bộ doanh nghiệp tất cả đều thuê ngoài. Các đơn vị chức năng còn lại của doanh nghiệp và tất cả doanh nghiệp kèm theo bên ngoài, thậm chí gồm những doanh nghiệp dự bị, tạo thành doanh nghiệp (tập đoàn) ảo. Có nghiệp vụ những doanh nghiệp này tập trung lại với nhau, không có nghiệp vụ thì tách rời, tổ chức rất phân tán.
Thậm chí lần sau khi cần tập trung lại có doanh nghiệp không có mặt. CIO vốn nên phục vụ một doanh nghiệp nào đó trở thành CIO của “doanh nghiệp mở rộng”, “doanh nghiệp ảo” hoặc “liên minh doanh nghiệp”, họ làm việc trên mạng, nhiệm vụ và tác dụng của họ là kết nối hệ thống giữa nhà cung cấp và đối tác, cung cấp dịch vụ và môi trường hợp tác mạng kiểu ma trận phù hợp cho họ.
Trong các thương vụ và giao dịch, CIO phụ trách quản lý và duy trì sự kết nối hàng ngày trên thế giới mạng. Có lúc 60-70% thời gian của CIO là dành cho giao dịch bên ngoài và việc bên trong tổ chức doanh nghiệp trở thành thứ yếu. Công việc lớn nhất của “mở rộng” và “ảo” là tập trung chuỗi cung ứng và dòng số liệu, phân bố và toàn cầu hoá mạng internet, quản lý tri thức và liên minh chiến lược của doanh nghiệp.
CIO trở thành nhà cung ứng, nhà cung cấp dịch vụ, đối tác thương mại của khách hàng và đội ngũ quyết sách. Đương nhiên, các nhiệm vụ như quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát nhà sản xuất, thao tác trung tâm số liệu, thu thập phân tích thông tin khách hàng và an ninh mạng, tất cả những việc nội bộ này vẫn là nền móng của công nghệ hoá doanh nghiệp môi trường công nghệ thông tin.
Trình độ và kỹ năng của CIO
Thế kỷ 21, rõ ràng CIO cần phải có kỹ năng kinh doanh cũng như kỹ năng kỹ thuật. Có thể cho rằng, các CIO hiệu quả nhất không chỉ có khả năng tái thiết các quy trình kinh doanh , họ còn có các kỹ năng lãnh đạo cần thiết để thuyết phục người khác rằng thay đổi là cần thiết.
Để tìm ra cách CNTT có thể tạo ra giá trị kinh doanh, CIO phải nắm bắt và đáp ứng nhanh chóng với một số thay đổi của thị trường, bao gồm đổi mới công nghệ, cung cấp sản phẩm của nhà cung cấp, công nghệ đột phá…
Các doanh nghiệp thường yêu cầu CIO phải có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan như khoa học máy tính, hệ thống thông tin máy tính, quản lý CNTT hoặc quản trị cơ sở dữ liệu. CIO có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, kết hợp với bằng cấp về công nghệ thông tin có thể điều hành khía cạnh kinh doanh về chiến lược, phát triển, tuyển dụng và lập ngân sách.
Các kỹ năng cần thiết cho vị trí CIO là gì?
- Lập kế hoạch chiến lược
- Quản lý phát triển phần mềm
- Khả năng lãnh đạo
- Quản lý dự án
- Xây dựng mạng lưới và mối quan hệ
- Thay đổi cách quản lý
- Sự nhạy bén trong kinh doanh và tài chính
Mức thu nhập của CIO
Mức lương của CIO rất khác nhau, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, đặc biệt là doanh thu và quy mô của công ty. Một khảo sát về lương và nghề nghiệp của TechTarget IT với 464 giám đốc điều hành CNTT cho thấy tổng số tiền lương trung bình của người có thu nhập cao nhất là $ 225,301 cao hơn gấp đôi so với tổng số tiền lương trung bình $ 101,562 cho người có thu nhập thấp.
Trong số những người thuộc nhóm người có thu nhập thấp, chỉ có 5% làm việc cho các công ty có 10.000 nhân viên trở lên, so với 21% người có thu nhập cao.
Gần một nửa (48%) người có thu nhập cao làm việc cho các công ty có doanh thu từ 500 triệu đô la đến hơn 10 tỷ đô la, so với chỉ 4% người có thu nhập thấp.
Trong số các giám đốc điều hành CNTT cao cấp, hơn một nửa số người có thu nhập cao (52%) làm việc cho các công ty có 1.000 nhân viên trở lên, so với chỉ 29% người có thu nhập thấp. 3/4 các công ty nơi những người có thu nhập cao về CNTT làm việc có doanh thu hàng năm hơn 100 triệu đô la. Hầu hết các công ty (64%) nơi những người có thu nhập thấp về CNTT được tuyển dụng đều có doanh thu từ 50 triệu đô la trở xuống.
Tại nhiều công ty, CIO chịu trách nhiệm quản lý ngân sách được tính bằng phần trăm doanh thu. Tỷ lệ chi tiêu cho doanh thu thay đổi tùy theo ngành và sự phụ thuộc vào công nghệ, nhưng có thể dao động từ 1% trong lĩnh vực xây dựng đến 6,7% trong lĩnh vực dịch vụ internet. Tuy nhiên, tỏng nhiều năm trở lại đây, khi công nghệ đã trở thành trọng tâm trong hoạt động kinh doanh, số liệu này đã bị thay đổi.
Hy vọng bài viết trên mà LADIGI.VN chia sẻ có thể mang đến nguồn thông tin quý giá cho bạn!
Từ khóa liên quan: CIO là gì? CIO có vai trò gì? Trách nhiệm CIO là gì? Mức thu nhập của CIO là bao nhiêu? Những kỹ năng mà CIO cần có là gì?
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn