Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
![]() |
Bài viết này có thể không thỏa mãn chỉ dẫn về độ nổi bật hoặc một trong các chỉ dẫn sau cho việc đưa vào Wikipedia: tiểu sử, sách, tổ chức, truyện hư cấu, âm nhạc, từ ngữ mới, số, nội dung web, hoặc một vài đề xuất cho các chỉ dẫn mới.
|

Nghệ sĩ Trần Đình Xuyên trong 1 lần hát rong kiếm sống
Dương Đình Xuyên (1961-?), dân gian thường gọi là ông Xuyên, là một nghệ sĩ mù hát xẩm, hát rong. Ông nổi tiếng với bài xẩm “Mậu Tử tình thâm” được nghe và dùng như nhạc lễ hiếu rộng rãi ở Vùng xứ Nghệ An – Hà Tĩnh[1].
Cuộc Đời[sửa | sửa mã nguồn]
Ông rằng: tên Xuyên, họ Dương Đình, sinh năm Tân Sửu (1961) quê gốc ở ven sông Rào Cái (xã Thạch Đồng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1965, khibom Mỹ đánh phá ác liệt, gia đình ông cùng một số gia đình khác rời làng lên vùng đồi Bắc Sơn (huyện Thạch Hà) lập làng mới. Rồi lên 7 tuổi, trời cướp đi đôi mắt của ông. Từ đó ông lớn lên với mùi khét lẹt của khói bom, những khúc đồng dao, ví dặm của người dân thôn quê. Không còn đôi mắt nhưng còn đôi tay và một “kho” ca dao, dân ca đầy ắp nỗi niềm… ông học kéo nhị, học hát và cất tiếng hát để vơi bớt những thiệt thòi của cuộc đời mình…
Năm 1975, khi ông tròn mười bốn tuổi, cha đi công nhân biền biệt chẳng về, mẹ đi lấy chồng khác và cứ thế ông cất bước dò dẫm “giang hồ” khắp Nam chí Bắc với chiếc nhị “độc nhất vô nhị” của mình cất tiếng hát mưu sinh…
Tiếng hát xẩm của ông nghệ sĩ mù vang dài trên mọi nẻo đường, từ Ba Đồn (Quảng Bình) đến Bến Thành, Chợ Lớn rồi ra Vinh, Bến Nứa, Đồng Xuân… Nhị, tay gậy cứ thế ông đi, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, chẳng phiền chi ai… Không gia đình, không người thân, không nhà, ông cất bước biền biệt khắp nơi chí chốn…

Căn lều ông Xuyên Ở Gần bãi tha ma.
Rồi một ngày, sau hơn mười mấy năm phiêu bạt, khi người làng ông nghĩ rằng ông đã bỏ thây ở chốn nào thì đột ngột thấy ông khập khạng trở về, dựng lều cạnh bãi tha ma ở.
Một người mù, một túp lều xệch xoạc giữa mênh mông những ngôi mộ hoang lạnh dường như càng làm cho người làng xa ông hơn. Nhưng với ông như thế là rất “tuyệt”, tự do, không ai dóm ngó. Cũng từ đấy, tiếng hát của ông lại vang lên khắp các chợ phiên trong tỉnh, này đây mai đó, đâu đến phiên họp chợ là ông tìm đến trải nón ngồi bên cổng và hát…

Nhạc cụ kiếm sống của ông Xuyên là chiếc đàn được làm từ ống sữa bò và dây cước
Thảng hoặc người ta mới thấy ông mò về làng. Những câu hát xẩm của ông cứ vang lên đều đặn khắp ngõ chợ dặn kẻ ở đời về đức cù lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha, nghĩa hiếu tử của phận làm con, sống sao cho trọn nghĩa vẹn tình… “Rồi một mai bách tuế/Ra cây úa lá vàng/Lá rụng cội đại ngàn/Con tìm mô được nựa (nữa)/Con muốn tìm mô được nựa (nữa)…”.
Những câu hát của ông đã “ăn sâu” vào đời sống tinh thần của biết bao nhà, bao người không chỉ ở Nghệ Tĩnh mà còn nhiều tỉnh khác. Đến nỗi đầu những năm 90 có kẻ buôn mời ông thâu băng rồi bán khắp trong nam ngoài bắc, để mỗi khi ai đó qua đời, cái không thể thiếu được của gia đình tang chủ đó là tìm cho được cái băng thâu bài hát xẩm của ông để mở lời ai oán… Hoặc giả với những kẻ xa quê lâu ngày, về Nghệ Tĩnh bao giờ cũng lùng mua cho được cái băng hát xẩm của anh mù Xuyên để mang theo khi ra đi… Thế nhưng, sau cái đận thâu băng những “ông buôn” “lặn” một hơi mất tăm chẳng đưa cho ông dù một đồng.
Chỉ biết, sau lần ấy, mỗi lần vác nhị ra khỏi nhà ông hay ‘bắt gặp” giọng xẩm của mình đang ủ ê, chậm chạp đưa linh văng vẳng… Mỗi lần như thế, ông lại tự an ủi: ít ra khi chết đi thì tiếng hát xẩm của mình vẫn còn ở lại với đời…
Lấy vợ và lận đận[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Xuyên và người vợ quá cố không có tiền chữa trị đành để “ruột để ngoài da” theo nghĩa đen.
Những tưởng cuộc đời ông hát xẩm mù cứ thế cô độc trôi đi buồn bã như bài xẩm mà anh thường hát thì đột ngột cuối năm 1999 người làng ông thấy ông… lấy vợ. Vợ ông người Can Lộc, mắt sáng, cha mẹ mất sớm, đói khổ lần vào kiếm sống, không ở được mang theo hai đứa con bỏ về quê.
Gặp nhau giữa buổi chợ chiều thế là đưa nhau về “nhà” ông sinh sống. Những tưởng lấy được người vợ sáng mắt, tấm thân mù loà sẽ có chỗ cậy nhờ thì ai ngờ, ít năm sau vợ ông “đổ bệnh” nào là suy thận, viêm gan, đường ruột… Gia đình ông hiện giờ tất thảy có sáu người. Đứa cả 14 tuổi đã bỏ học đi làm “ô – sin”, đứa thứ 12 tuổi cũng bỏ học, èo oặt cùng hai em một lên bốn, một lên hai sống chung với vợ chồng ông trong ngôi lều rách nát, ẩm mốc.
Ông bảo với chúng tôi: Không biết kiếp trước thế nào mà trời lại đày ông mạt đến thế, đã lấy đi đôi mắt của ông còn “se duyên” cho ông đến tận cùng khốn nạn… Dăm năm trở lại đây, ông phải lê thân nhiều hơn ở khắp các ngõ chợ, cất tiếng thê lương cho người đời và cho chính cuộc đời ông, để rồi ngả nón cho kẻ chợ vứt vào dăm đồng tiền lẻ về nuôi vợ, nuôi con… Đôi mắt mù của ông vì thế dường như nổi gồ lên hơn trước.
Trong ngôi nhà trống hơ, trống hoác, tài sản không có gì đáng giá ngoài chiếc giường đôi bằng gỗ cũ kỹ mà chị Võ Thị Tịnh (vợ) đang nằm “ruột để ngoài da” theo đúng nghĩa đen. Người đàn bà bạc phận nén cơn đau, ngóc đầu dậy cho biết: Tôi “mổ bụng” đã cách đây 9 tháng, bác sĩ bảo sau 3 tháng thì đến viện để mổ tiếp và khâu lại. Nhưng vì không có tiền nên đành… để vậy!
Tất thảy cơm áo, thuốc thang hàng ngày của cả nhà trong nhà đều trông chờ vào anh xẩm mù. Thế nhưng, đôi chân của người đàn ông mù loà gần 50 tuổi giờ đã mỏi gối, mỗi lần đi hát ông phải thuê xe ôm chở đi thế nên tiền kiếm sống cũng chẳng đáng là bao.
Gia đình 6 miệng ăn, vì thế đứa cả 14 tuổi đã bỏ học đi làm thuê, đứa thứ 12 tuổi cũng bỏ học, èo oặt cùng hai em một lên 6, còn một đứa mới lên 4 tuổi sống chung với lão trong ngôi lều rách nát, ẩm mốc.
Vài năm trở lại đây, lão phải lê thân nhiều hơn ở khắp các ngõ chợ, cất tiếng thê lương cho người đời và cho chính cuộc đời lão, để rồi ngả nón cho kẻ chợ vứt vào dăm đồng tiền lẻ về vợ ốm, con thơ. Tài sản của gia đình lão không có gì đáng giá ngoài chiếc giường bằng cũ kỹ do người vợ quá cố để lại.
Giờ đây, tất thảy cơm áo, đều trông chờ vào tiếng hát của lão Xuyên và lòng hảo tâm của khách bộ hành qua đường.
Bài Xẩm Mẫu Tử Tình Thâm[sửa | sửa mã nguồn]
Trong đời ông hát khá nhiều bài xẩm nhưng nổi tiếng nhất là bài “Mậu tử tình thâm” (tiếng Hà Tĩnh “Mậu” là “Mẫu = mẹ”) được biến thể từ làn điệu hát ru “Phụ Tử tình thâm” từ Dân ca ví dặm (loại hình được công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại).[2]
Riêng hát xẩm cũng được công nhân là văn hóa phi vật thể nhân loại.
Với bài hát xẩm này ông đã thể hiện cả hai giá trị văn hóa phi vật thể nhân loại trong 1 bài hát.
Ca khúc “Mậu tử tình thâm” được sử dụng rộng rãi trong nhạc hiếu đám tang ở hầu hát đất Nghệ An Hà Tĩnh. Hầu như khi bạn gặp đáng tang nào ở vùng này đều sẽ cất lên giọng ca của ông, 1 giọng ca buồn, thê lương, sầu bi như chính cuộc đời của con người ông.
Ca khúc này có nội dung khuyên con cháu sống nghĩ tình với cha mẹ, xứng đáng với công sinh thành dướng dục của cha mẹ. Ngoài ra, bài hát này còn được rất nhiều người cao tuổi ở Nghệ An Hà Tĩnh nghe.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- http://vtc.vn/nguoi-hat-xam-mu-va-noi-the-luong-cuoc-doi.51.173269.htm Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine
- http://news.zing.vn/Lao-mu-tren-dat-Nghe-hat-xam-nuoi-ca-gia-dinh-post97283.html
- https://www.youtube.com/watch?v=wcDgjaNtNwg
-
^
Trần Long – Mai Hoàng – Tuấn Anh (18 tháng 8 năm 2008). “Khúc bi ca của người xẩm mù trên đất Nghệ Tĩnh”.[liên kết hỏng]
- ^ Văn Tuân (18 tháng 4 năm 2008). “Lão “nghệ sĩ” mù và điệu xẩm buồn xứ Nghệ”. Báo Công an Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016.
- Nghệ sĩ hát rong
- Nghệ sĩ hát rong Việt Nam
Từ khóa: Dương Đình Xuyên, Dương Đình Xuyên, Dương Đình Xuyên
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Web giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn