Hiện nay có rất nhiều xu hướng nghề nghiệp theo nhiều hướng đi mới. Không thể không kể đến một nghề vô cùng “thời thượng” Freelance và những người làm nghề này là Freelancer. Bạn đã bắt kịp xu hướng chưa hiểu Freelancer là gì? Công việc Freelancer là làm những gì? Và có nên theo đuổi công việc này không? Hãy dùng LADIGI – Công ty Marketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé ?
1. Freelancer là gì ?
Freelancer là những người làm nghề theo chiều hướng tự cho. Hiểu một cách đơn giản hơn là họ được tự do sắp xếp công việc của mình mà không có bất cứ giới hạn nào về thời gian, nơi làm việc. Họ có thể tự do làm việc mọi lúc, mọi nơi nhưng vẫn phải đáp ứng thỏa thuận của người thuê.
2. Đặc điểm của Freelancer
Freelancer là những người làm việc tự do trên mọi góc độ. Không bị gò bó về vấn đề đồng phục, thời gian làm việc… Freelancer cũng không cần thiết phải làm việc ở cơ quan. Họ chỉ cần ngồi nhà cùng các công cụ như máy tính, điện thoại để làm việc và trao đổi tất cả thông tin qua mạng Internet.
Công việc này không có hợp đồng lao động chính thức, cũng không có những phúc lợi về bảo hiểm và các chế độ an sinh xã hội. Nhiệm vụ chính của họ là hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu và tiến độ của dự án.
Đôi khi công ty có công việc đột xuất hay những dự án ngắn hạn mà không cần đến nhân viên toàn thời gian. Lúc này họ tìm kiếm một Freelancer chuyên nghiệp sẽ phù hợp hơn. Kinh nghiệm cộng tác với nhiều dự án, kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ là điểm cộng tuyệt đối cho Freelancer trong mắt khách hàng.
3. Công việc của Freelancer là gì?
Freelancer có thể tham gia rất nhiều công việc khác nhau nhưng một số công việc phổ biến nhất là:
- Copywriter: Viết bài SEO Website, bài PR, Blog, kịch bản, thông cáo báo chí…
- Dịch thuật: Biên dịch và phiên dịch sách, văn bản…
- Online Marketing: Các công việc cụ thể như quản trị Fanpage, SEO, quảng cáo Facebook, Google Adwords…
- Freelancer lập trình: quản trị hệ thống, phân tích dữ liệu, lập trình website (WordPress, Magento, Joomla…), IT support…
- Designer: Thiết kế đồ họa 2D/3D, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, các ấn phẩm truyền thông (logo, banner, poster), thiết kế nội – ngoại thất…
- Sản xuất ảnh, video: Quay và dựng video, chụp ảnh theo yêu cầu, edit video…
4. Là một Freelancer được gì và mất gì ?
Dù là ngành nghề còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng Freelancer lại thu hút đông đảo người tham gia, đặc biệt là giới trẻ. Công việc của Freelancer là gì mà sao lại hấp dẫn đến thế?
4.1. Linh hoạt về thời gian, địa điểm làm việc
Freelancer là một dạng “nhân viên tự do”. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ mà môi trường làm việc đã có sự thay đổi, một lượng lớn công việc đã được chuyển thể từ online sang offline, trong đó có Freelancer. Do đó, công việc của Freelancer cũng trở lên chủ động và linh hoạt hơn:
- Địa điểm làm việc
Bạn sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ công ty hay tổ chức nào, cũng không phải hàng ngày đến cơ quan ngồi làm việc một chỗ. Thay vào đó bạn có thể làm ở bất cứ nơi đâu mà bạn muốn. Hôm nay làm nhà, ngày mai có thể ở quán cafe, thậm chí là ngồi một góc công viên nhưng phải đảm bảo rằng năng suất công việc của bạn không bị gián đoạn.
- Không bị gò bó bởi quy định, kỷ luật nghiêm ngặt
Bạn sẽ không phải lo chấm công đúng, hay phải mặc mặc đồng phục. Thích thì mặc quần đùi, áo phông, buồn chán thì có thể vừa làm vừa xem phim, lướt facebook… Bạn có thể tự do làm những điều mình thích, dành nhiều thời gian cho đam mê, bản thân và gia đình.
- Chủ động về thời gian
Freelancer có thể tự quyết định sẽ làm việc vào bất cứ lúc nào. Sáng mệt hay muốn ngủ nướng thì cứ việc nghỉ, tối làm bù. Muốn tự do, du lịch thì có thể ngưng việc 1 tuần, nửa tháng mà không sợ bị đuổi việc. Điều này cũng giúp bạn có thêm thời gian chăm sóc cho bản thân nhiều hơn.
4.2. Thu nhập hấp dẫn
Một Freelancer có thể làm rất nhiều công việc một lúc, miễn là bạn đủ sức để làm và hoàn thành công việc đúng hẹn hay không. Đồng nghĩa bạn sẽ có nhiều khoản thu nhập thay vì một mức lương cố định. Freelancer có kinh nghiệm và kiến thức sẽ là một điểm cộng lớn, có cơ hội phát triển cao không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà có thể làm ở bất kỳ doanh nghiệp quốc tế nào. Mức lương cũng vô cùng hấp dẫn, có thể là vài nghìn, thậm chí vài chục nghìn đô mỗi tháng còn tùy vào khả năng và kinh nghiệm của bạn đó là cả quá trình trau dồi và tích lũy đấy.
4.3. Trau dồi kinh nghiệm, năng cao kỹ năng tay nghề
Làm Freelancer bạn sẽ có cơ hội thử sức ở rất nhiều lĩnh vực, làm hàng chục dự án ở các công ty khác nhau. Nhờ đó, bạn sẽ tối ưu hóa được khả năng của mình, có thêm kinh nghiệm, thủ thuật và phương thức làm việc hiệu quả hơn. Từ đó phát triển bản thân và nhiều công việc liên quan.
4.4. Mở rộng mối quan hệ, có thêm cơ hội hợp tác và phát triển
Là Freelancer bạn sẽ gặp gỡ với nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể họ đang làm ở mảng mà bạn thích hay quan tâm. Bạn có thể làm quen, học hỏi kinh nghiệm, thậm chí là hợp tác với . Từ các mối quan hệ này bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều dự án mới. Bạn nên tận dụng điều này vì nó có thể đánh dấu một bước ngoặt cuộc đời bạn.
5. Khó khăn mà Freelancer nào cũng từng trải qua
5.1. Khó khăn trong tìm kiếm dự án
Bạn mới vào nghề, chưa từng kinh qua dự án nào, bạn hào hứng để thử sức với nhiều vai trò khác nhau . Nhưng sau vài tháng theo đuổi nhiều người đã bỏ cuộc do không có dự án. Không dễ gì để doanh nghiệp giao dự án cho bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm.
Nếu đã hạ quyết tâm nghỉ việc để theo đuổi Freelancer thì bạn cần có sự kiên trì. Thay vì ảo tưởng với những dự án lớn quá xa tầm với của bạn , hãy thử bắt đầu cộng tác từ những dự án nhỏ để lấy kinh nghiệm và chứng tỏ bản thân. Sau đó hãy phát triển và tiến đến dự án lớn hơn. Như vậy sẽ đảm bảo cho cuộc sống của bạn, cũng giúp bạn tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng vì đói dự án.
5.2. Công việc dễ thì cạnh tranh sẽ rất lớn
Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi ở bất kỳ lĩnh vực hay việc làm nào. Kiếm tiền từ Freelancer cũng thế dù cho đây là ngành nghề mới và có nhiều cơ hội phát triển đi chăng nữa.
Nếu bạn chọn công việc đơn giản như tăng like, dịch thuật… đồng nghĩa với có rất nhiều đối thủ cũng làm việc giống bạn. Thậm chí bạn còn bị cạnh tranh ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Cũng có rất nhiều người có thể làm tốt hơn với giá cả dễ chịu hơn hẫu thuẫn sau này cũng có thể tốt hơn bạn.
Vì thế bạn cần phải có nỗ lực phát triển bản thân, đột phá hơn trong công việc thì về lâu dài bạn mới có nhiều khách hàng và bước đi vững chắc trên con đường trở thành một Freelancer chuyên nghiệp.
5.3. Không cẩn thận thì sẽ gặp lừa đảo
Freelancer làm việc mà không có hợp đồng hay ràng buộc pháp lý với bất kỳ doanh nghiệp. Đôi khi là làm việc mà chẳng hề quen biết, chỉ giao tiếp online mà chẳng biết mặt đối tác của mình là ai, là người như thế nào . Do đó, vấn đề lừa đảo có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, khi bạn hoàn thành một dự án và gửi cho doanh nghiệp, nguy cơ cắt giảm chi phí so với thỏa thuận có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Vì vậy, trước khi làm bất cứ dự án nào cũng phải tìm hiểu đối tác của mình là ai? Đồng thời phải thỏa thuận rõ ràng trước khi thực hiện công việc.
5.4. Thu nhập không ổn định
Được tự do, linh hoạt về thời gian và nơi làm việc, mức thu nhập hấp dẫn nhưng Freelancer lại không có điều gì đảm bảo về tiền lương hàng tháng. Với công ty truyền thống, bạn sẽ có hợp đồng lao động, được trả lương ổn định, có bảo hiểm. Nhưng Freelancer lại khác nếu không có dự án đương nghiên sẽ không có thu nhập?
Rồi mỗi tháng lại xuất hiện nỗi lo thu nhập, có tháng dự án đếm không xuể, có tháng lại chỉ ngồi chơi xơi nước. Bấp bênh trong thu nhập cũng dễ khiến nhiều người chán nản và bỏ nghề.
Do đó, công việc này thật sự không phù hợp với những người đã có gia đình hay người ở độ tuổi trung niên cần có mức lương ổn định trong cuộc sống.
6. Để trở thành Freelancer bạn phải bắt đầu từ đâu?
6.1. Xác định thế mạnh và lĩnh vực muốn tham gia
Bạn phải thực sự sẵn sàng trước khi từ bỏ công việc bạn đang làm để theo đuổi Freelancer. Đồng nghĩa với việc bạn đã hiểu Freelancer là gì, xác định rõ thế mạnh và lĩnh vực mà bạn có thể tham gia. Nên ưu tiên những việc mà bạn đã từng tham gia để chứng tỏ rằng bạn đã có kinh nghiệm.
6.2. Có bộ hồ sơ giới thiệu bản thân thu hút
Trong hồ sơ xin việc bạn phải nêu ra được những thông tin cá nhân, thông tin liên hệ, đặc biệt là những dự án mà bạn đã từng làm. Bên cạnh đó trong lá thư giới thiệu có chữ ký của một quản lý dự án nào đó là một điểm cộng lớn.
6.3. Tìm việc Freelance
6.3.1. Thông qua Mạng xã hội
Bạn có thể tìm việc dễ dàng từ các Group Facebook, Linkedin… Sau đó, bạn chỉ cần tìm công việc phù hợp và gửi hồ sơ qua email của người đăng tuyển.
6.3.2. Các trang web về Freelancer:
Đây là một nguồn tìm việc đáng tin cậy mà bạn nên tham khảo. Những công việc trên các website đều đã được xác thực về thông tin nhà tuyển dụng. Nhờ đó bạn có thể tránh được nguy cơ lừa đảo. Bạn có thể tham khảo một số web uy tín sau:
- Các trang web nước ngoài: Fiverr.com, Upwork.com, Freelancer.com, Guru.com, 99designers…
- Các trang web Việt Nam: Vlance.vn, Freelancerviet.vn, 50k.vn…
Tóm lại, Freelancer là một nghề nghiệp hấp dẫn với cơ hội việc làm rộng mở. Công việc này dành cho những người muốn theo đuổi đam mê, sự tự do và thích khám phá. Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì Freelancer vẫn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn bắt đầu tìm việc .Quan trọng là bạn có cảm thấy nó phù hợp với bản thân và tính cách của mình hay không. Một khi đã cân nhắc kỹ lưỡng để theo đuổi thì Freelancer là một nghề tuy gian truân nhưng hết sức thú vị.
Nguồn tổng hợp
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn