Giới thiệu về Gia Lâm
Gia Lâm
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Huyện | |||||
Đền Phù Đổng
|
|||||
Hành chính | |||||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||||
Thành phố | Hà Nội | ||||
Huyện lỵ | Thị trấn Trâu Quỳ | ||||
Trụ sở UBND | Số 10 Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ | ||||
Tổ chức lãnh đạo | |||||
Chủ tịch UBND | Lê Anh Quân[1] | ||||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Tiến Việt | ||||
Bí thư Huyện ủy | Lê Anh Quân[2] | ||||
Địa lý | |||||
Tọa độ: 21°01′11″B 105°56′14″Đ / 21,019788°B 105,937332°Đ / 21.019788; 105.937332Tọa độ: 21°01′11″B 105°56′14″Đ / 21,019788°B 105,937332°Đ / 21.019788; 105.937332 | |||||
Diện tích | 117 km²[3] | ||||
|
|||||
Dân số (2019) | |||||
Tổng cộng | 298.830 người [4] | ||||
Mật độ | 2.756 người/km² | ||||
Dân tộc | Kinh | ||||
Khác | |||||
Mã hành chính | 018[5] | ||||
Biển số xe | 29N1 | ||||
Website | gialam.hanoi.gov.vn | ||||
Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở phía đông thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý – Gia Lâm thuộc tỉnh nào, là nội thành hay ngoại thành
Huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km và có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên
- Phía tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai
- Phía nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên
- Phía bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.
Về mặt địa lý, huyện Gia Lâm được phân ra làm ba khu vực, ngăn cách bởi dòng sông Đuống gồm:
- Cụm Bắc Đuống: thị trấn Yên Viên và các xã: Yên Viên, Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.
- Cụm Nam Đuống: thị trấn Trâu Quỳ (huyện lỵ) và các xã: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi.
- Cụm Sông Hồng: Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Kỵ.
Thủy văn
Huyện Gia Lâm có: Sông Hồng, sông Đuống (sông Thiên Đức) và sông Cầu Bây, sông Bắc Hưng Hải chảy qua.
– Sông Hồng (làm ranh giới tiếp giáp với quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì).
– Sông Đuống là ranh giới tiếp giáp với huyện Đông Anh và quận Long Biên).
Hành chính
Huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên Viên và 20 xã gồm: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Yên Viên, Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.
Lịch sử
Dưới thời nhà Lý, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thiên Đức, đến thời Trần thuộc lộ Bắc Giang. Từ thời Hậu Lê, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc.[6]
Năm 1831, vua Minh Mạng cho đổi trấn Kinh Bắc thành tỉnh Bắc Ninh. Huyện Gia Lâm lúc này thuộc phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh, gồm có 10 tổng (79 thôn, sở) là các tổng: Cổ Biện, Kim Sơn, Đặng Xá, Gia Thuỵ, Đông Dư, Đa Tốn, Cự Linh, Nghĩa Trai, Như Kinh và Lạc Đạo[6]. Năm 1862, phủ Thuận An được đổi tên thành phủ Thuận Thành, từ đó huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho đến năm 1945.[7]
Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo Bãi Sậy[8], lúc này 3 tổng: Nghĩa Trai, Như Kinh và Lạc Đạo được chuyển về huyện Văn Lâm thuộc đạo Bãi Sậy.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Gia Lâm là một trong 11 huyện thị của tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 28 tháng 11 năm 1948, huyện Gia Lâm sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên[9], tuy nhiên đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 huyện được sáp nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh.[10]
Ngày 13 tháng 12 năm 1954, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 420/TTg sáp nhập khu vực phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm và 4 xã: Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy vào thành phố Hà Nội; đồng thời đặt khu vực này thuộc Quận VIII ngoại thành Hà Nội. Sau cải cách ruộng đất, xã Ngọc Thụy được chia thành hai xã Ngọc Thụy và Thượng Thanh, còn xã Việt Hưng được chia thành hai xã Việt Hưng và Tiến Bộ.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội ban hành nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, sáp nhập toàn bộ huyện Gia Lâm (gồm 15 xã: Giang Biên, Phúc Lợi, Thạch Bàn, Cự Khối, Trung Thành, Tiền Phong, Quyết Tiến, Quyết Thắng, Toàn Thắng, Quyết Chiến, Tân Hưng, Đại Hưng, Thừa Thiên, Quang Minh, Kim Lan) vào thành phố Hà Nội.[11]
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 78-CP[12]. Theo đó, địa giới và các đơn vị hành chính của huyện Gia Lâm được điều chỉnh lại như sau:
- Sáp nhập toàn bộ Quận VIII (gồm 6 xã: Hồng Tiến, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ, Việt Hưng); thị trấn Yên Viên và 5 xã: Dương Hà, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Quang Trung, Tiền Phong thuộc huyện Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh); 2 xã: Phù Đổng, Trung Hưng thuộc huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh); 2 xã: Đức Thắng, Chiến Thắng thuộc huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) và xã Văn Đức thuộc huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) vào huyện Gia Lâm
- Thành lập thị trấn Gia Lâm trên cơ sở tách phố Thượng Cát thuộc xã Thượng Thanh; phố Ga, phố Ái Mộ, phố Ngọc Lâm, xóm Giếng, xóm Chùa, xóm Chợ A, và xóm Trung Quân của thôn Ái Mộ thuộc xã Hồng Tiến.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Gia Lâm có 2 thị trấn: Gia Lâm, Yên Viên và 31 xã: Hồng Tiến (Bồ Đề), Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ (Gia Thụy), Giang Biên, Phúc Lợi (Hội Xá), Thạch Bàn, Cự Khối, Trung Thành (Cổ Bi), Quyết Tiến (Đặng Xá), Quyết Chiến (Phú Thị), Quyết Thắng (Kim Sơn), Toàn Thắng (Lệ Chi), Tân Hưng (Kiêu Kỵ), Kim Lan, Quang Minh (Bát Tràng), Thừa Thiên (Đông Dư), Quang Trung I (Trâu Quỳ), Quang Trung II (Yên Thường), Văn Đức, Trung Hưng (Trung Mầu), Tiền Phong (Yên Viên), Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Đức Thắng (Dương Xá), Chiến Thắng (Dương Quang), Đại Hưng (Đa Tốn).
Ngày 27 tháng 1 năm 1965, sáp nhập phố Thanh Am của xã Thượng Thanh vào thị trấn Yên Viên.[13]
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đức Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của thị trấn Yên Viên và 2 xã: Thượng Thanh, Việt Hưng; thành lập thị trấn Sài Đồng trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của 3 xã: Gia Thụy, Hội Xá, Thạch Bàn.[14]
Cuối năm 2002, huyện Gia Lâm có 4 thị trấn: Đức Giang, Gia Lâm, Sài Đồng, Yên Viên và 31 xã: Bát Tràng, Bồ Đề, Cổ Bi, Cự Khối, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Gia Thụy, Giang Biên, Hội Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Long Biên, Ngọc Thụy, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Trâu Quỳ, Trung Mầu, Văn Đức, Việt Hưng, Yên Thường, Yên Viên.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 132/2003/NĐ-CP[15]. Theo đó, tách 3 thị trấn: Đức Giang, Gia Lâm, Sài Đồng và 10 xã: Bồ Đề, Cự Khối, Gia Thụy, Giang Biên, Hội Xá, Long Biên, Ngọc Thụy, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng để thành lập quận Long Biên.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Gia Lâm còn lại 10.844,66 ha diện tích tự nhiên và 190.194 người với 22 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 21 xã.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, chuyển xã Trâu Quỳ thành thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn huyện lỵ huyện Gia Lâm.[16]
Huyện Gia Lâm có 2 thị trấn và 20 xã như hiện nay.
Văn hóa
Đình Dương Đanh, Dương Xá là nơi thờ sứ quân Lý Khuê
Huyện Gia Lâm là nơi phát tích những danh thần của tộc Việt như: Chử Đồng Tử, Thánh Gióng – hai vị trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam:
- Chử Đồng Tử, vị thánh phát tích từ Văn Đức, huyện Gia Lâm
- Thánh Gióng, vị thánh phát tích từ Phù Đổng, huyện Gia Lâm
Huyện Gia Lâm còn là quê hương của những danh nhân, danh tướng nổi tiếng như:
- Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm)
- Công chúa Lê Ngọc Hân còn gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), là người xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm)
- Lý Thường Kiệt – Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn (吳俊), là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập –hoàng tử trưởng của Ngô Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Tuy nhiên, theo văn bia Đỗ Anh Vũ (được cho là soạn vào năm 1159) thì ông vốn họ Quách, tổ tiên là người ở Lũng Tây (Cam Túc, Trung Quốc). Cha ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông[2], quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Sử sách Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát.
- Đặng Thị Huệ, là một cung tần của chúa Trịnh Sâm, và là mẹ của vị chúa tiếp theo Trịnh Cán (người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm).
Dưới thời phong kiến, huyện Gia Lâm có nhiều danh nhân, khoa bảng nổi tiếng như: Cao Bá Quát, Giáp Hải…
Tới thời đại Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, đã xuất hiện nhiều danh nhân, danh tướng có công với nước như: Đặng Phúc Thông, Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn…
Di tích
Gia Lâm là vùng đất với bề dày lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc. Là vùng đất gắn liền với truyền thuyết lịch sử như Thánh Gióng (xã Phù Đổng) hay sự tích về Chử Đồng Tử (xã Văn Đức) một trong số Tứ bất tử được thờ phụng tại nhiều đền phủ.
Sự hình thành phát triển Thiền phái Trúc Lâm và Phật hoàng Trần Nhân Tông gắn liền với di tích Chùa Báo Ân (xã Dương Quang) nơi ngài chọn làm cứ địa để Hoằng Pháp cũng như quá trình hình thành tổ vị thứ hai. Hay tục thờ Tứ pháp trong đó có Bà Keo Pháp Vân ở Chùa Keo (xã Kim Sơn) và nhiều chùa khác.
Tín ngưỡng, quan niệm cầu lộc như việc đi xin lộc Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) thì phải xin, lễ ở đền Bà Tấm Ỷ Lan (xã Dương Xá) trước vì bà Ỷ Lan đồng ý thì Bà Chúa Kho mới được mở kho, hay việc tôn vinh các vị anh hùng có công giúp vua đánh giặc được thờ phụng ở nhiều đình, đền các thôn làng.
Các di vật tại các di tích thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật điêu khắc gỗ, chạm khắc, nghệ thuật kiến trúc, tinh xảo trong việc đúc chuông… qua nhiều thời kỳ.
- Đình làng Sủi ở xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội thờ tướng nhà Đinh Đào Liên Hoa, có công dẹp loạn và mở mang đất hoang. Ông được Đinh Bộ Lĩnh phong làm Tây Vị Đại Vương rồi được cử đi Chánh sứ sang Trung Quốc. Khi huyện Gia Lâm có giặc loạn nổi lên, ông đem quân đi dẹp rồi lập đồn cùng trang ấp ở Thổ Lỗi, dậy nhân dân sản xuất, xây nhà cửa lo cuộc sống. Dân làng Sủi đã lập đình Sủi thờ ông và tôn ông là Thành hoàng làng.[17].
- Đình Kim Sơn ở xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội còn lưu giữ 17 sắc phong. Đặc biệt có cổ vật từ thế kỷ 15 gồm hai pho tượng phỗng bằng gỗ. Đình thờ hai anh em sinh đôi Cao Điền và Cao Đỗ (con ông Cao Trạch và bà Lê thị), có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và đánh giặc Chiêm Thành.[18]
- Nghè Kim Sơn ở xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội thờ nhị vị đại vương triều Đinh Cao Điền Công và Cao Đỗ Công. Nghè Kim Sơn là nơi gốc thờ 2 vị Thành hoàng, chính là dinh của 2 ông lúc sinh thời.[19]
- Đền Trung Mầu ở xã Trung Mầu, Gia Lâm, Hà Nội. Đền làng Trung Mầu là di tích lịch sử lâu đời. Theo sắc phong, hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên đều thờ ba vị tướng thời Đinh: Cao Chương Đại Vương, Cao Gia Đại Vương, Tòng Chinh Đại Vương. Các vị tướng này đều là người xã Trung Mầu có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và Chiêm Thành giữ nước.
- Đền Thịnh Liên ở xã Trung Mầu, Gia Lâm, Hà Nội là di tích lịch sử lâu đời. Theo sắc phong, hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên đều thờ ba vị tướng thời Đinh: Cao Chương Đại Vương, Cao Gia Đại Vương, Tòng Chinh Đại Vương. Các vị tướng này đều là người xã Trung Mầu có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và Chiêm Thành giữ nước.
- Đình Đông Dư Thượng ở xã Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội thờ Tam vị đại vương trong đó có tướng nhà Đinh Bạch Đa đại vương là người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Đình Đông Dư Hạ ở xã Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội thờ Tam vị đại vương trong đó có tướng nhà Đinh Bạch Đa đại vương là người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Đình Bát Tràng ở xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Thờ Lưu Thiên Tử đại vương Lưu Cơ do những người thợ gốm làng Bồ Xuyên – Bạch Bát di dời từ quê hương Yên Mô, Ninh Bình ra đây lập nghiệp.
- Lăng Chử Xá, xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội là nơi khai sinh ra Chử Đồng Tử, một trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam.
Gia Lâm hiện là huyện sở hữu nhiều di tích cấp Quốc gia nhất trong tất cả các đơn vị cấp huyện.
Hiện nay Gia Lâm có tới 68 di tích được Bộ văn hóa thông tin (nay là Bộ văn hóa thể thao và du lịch) công nhận là di tích cấp Quốc gia và gần trăm di tích cấp tỉnh, thành (tính đến hết 2019). Tiêu biểu một số các di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia như:
- Đền Gióng (đền Phù Đổng) xã Phù Đổng. Di tích cấp Quốc gia đặc biệt 2013.
- Đình Gióng Mốt, làng Đổng Xuyên thuộc xã Đặng Xá, thờ Thánh Mẫu – người đã sinh thành và giáo dưỡng Phù Đổng Thiên Vương. được xếp hạng di tích nghệ thuật cấp quốc gia năm 1995 [20].
- Đình Chử Xá, Lăng Cù Vân xã Văn Đức. Di tích lịch sử kiến trúc và nghệ thuật cấp Quốc gia 1990.
- Chùa Bà Tấm (đền Ỷ Lan) xã Dương Xá. Di tích lịch sử văn hóa và nghệ thuật cấp Quốc gia 1996.
- Chùa Trung Quan (Đại Hùng Tự) ở xã Văn Đức. Xếp hạng di tích nghệ thuật cấp Quốc gia 1996.
- Chùa Đào Xuyên (Thánh Ân Tự) ở xã Đa Tốn. Di tích nghệ thuật, kiến trúc cấp Quốc gia 1990.
- Đình Bát Tràng ở xã Bát Tràng. Xếp hạng di tích cấp Quốc gia 1996.
- Chùa Sủi (Đại Dương Sùng Phúc Tự). Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia 1989.
- Chùa Phúc Nương xã Yên Thường. Di tích lịch sử và nghệ thuật cấp Quốc gia 1995.
- Đình Ngọc Động xã Đa Tốn. Di tích lịch sử và văn hóa cấp Quốc gia 1990.
- Chùa Nành (Pháp Vân Tự) xã Ninh Hiệp. Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia 1989.
- Cụm di tích đình, nghè Sen Hồ xã Lệ Chi. Di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp Quốc gia 1992.
- Đình thôn Vàng xã Cổ Bi. Xếp hạng di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp Quốc gia 1995.
- Miếu Công Đình xã Đình Xuyên. Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia 1992.
- Đền Trúc Lâm xã Đình Xuyên. Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia 1992.
- Chùa Linh Quy (Hoa Nghiêm Tự) xã Kim Sơn. Di tích nghệ thuật cấp quốc gia 1996.
- Đình Gia Lâm xã Lệ Chi. Di tích lịch sử và văn hóa cấp Quốc gia 1993.
- Đình Khoan Tế xã Đa Tốn. Di tích lịch sử và văn hóa cấp Quốc gia 1996.
- Chùa Hương Hải Thiền (Hương Hải Tự) xã Lệ Chi. Di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp quốc gia 1996.
- Đình Trân Tảo xã Phú Thị. Di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp Quốc gia 1990.
- Chùa Keo (Báo Ân Trùng Nghiêm Tự) xã Kim Sơn. Di tích kiến trúc nghệ thuật 1993.
- Chùa thôn Cam (Sùng Nghiêm Tự) xã Cổ Bi. Di tích nghệ thuật và kiến trúc cấp Quốc gia 1996.
- Đình Thuận Tốn xã Đa Tốn. Di tích nghệ thuật và kiến trúc cấp Quốc gia 1996.
- Đình, nghè Kim Sơn xã Kim Sơn. Di tích nghệ thuật và kiến trúc cấp Quốc gia 1992.
- Đình chùa, đền, miếu Tế Xuyên xã Đình Xuyên. Di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp Quốc gia 1992.
- Đình To Khê xã Phú Thị. Di tích nghệ thuật cấp Quốc gia 1995.
- Chùa Cự Đà (Cự Đà Tự) xã Đa Tốn. Di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp Quốc gia 1996.
Lễ hội
Hội Gióng (diễn ra vào ngày 9 tháng 4 âm lịch, tại đền Gióng, xã Phù Đổng) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ở Hà Nội có hai Lễ hội Gióng, một ở đền Sóc thuộc huyện Sóc Sơn (diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng) và một ở đền Phù Đổng (đền Gióng) thuộc huyện Gia Lâm nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Thánh Gióng. Lễ hội Gióng ở huyện Gia Lâm tổ chức muộn hơn và có những đặc trưng rất riêng. Hàng năm, lễ hội truyền thống này thu hút sự quan tâm của du khách thập phương.
- Thôn Đình Vỹ – xã Yên Thường có lễ hội truyền thống hàng năm vào ngày 20-08 (âm lịch) và đình làng thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đây là nơi có truyền thống đấu tranh và là một trong hàng trăm nơi hậu phương vững chắc cho kháng chiến trong cả nước. Ngoài ra, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo luôn được giữ gìn và phát huy nên có rất nhiều con em trong làng đỗ vào các trường Đại học trong cả nước.
- Thôn Xuân Dục, thuộc xã Yên Thường có lễ hội truyền thống vào ngày 10-03 âm lịch. Là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời, giữ gìn bản sắc dân tộc. Lễ hội có các trò chơi truyền thống như quan họ, cờ người,… Là làng có diện tích và dân số đông nhất xã, Xuân Dục là trung tâm văn hóa đời sống của cả xã. Làng cũng có truyền thống hiếu học lâu đời.
Hành chính
Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị trấn Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên Viên và 20 xã: Trung Mầu, Phù Đổng, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Đông Dư, Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Quang, Phú Thị, Dương Xá, Đặng Xá, Cổ Bi.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên tự nhiên 108,44km2, dân số 277.600 người (thống kê năm 2018).
Kinh tế – xã hội
Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở Đông Bắc của thành phố Hà Nội. Nơi đây tập trung các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và của thành phố. Những năm vừa qua, kinh tế – xã hội của huyện tiếp tục được duy trì và từng bước phát triển ổn định, đạt kết quả toàn diện ở nhiều lĩnh vực. Huyện Gia Lâm có nhiều cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn của thành phố. Toàn huyện có hơn 1.110 doanh nghiệp công nghiệp và 2.226 hộ sản xuất công nghiệp. Về làng nghề, huyện gia Lâm tập trung nhiều làng nghề truyền thống như: Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Đông Dư (trồng và muối dưa cải, trồng ổi), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc), Phù Đổng (nuôi bò sữa).
Làng gốm Bát Tràng trở thành địa điểm du lịch rất được yêu thích ở Hà Nội.
Đến nay, 100% xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận nông thôn mới nâng cao với 3 xã. Văn hóa – xã hội ngày càng phát triển, an sinh – xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo.
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,03%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và bền vững, tăng tỷ trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, kinh tế huyện vẫn duy trì tăng trưởng. Giá trị các ngành kinh tế trong năm 2021 do huyện quản lý ước tăng 4,61%, trong đó dịch vụ tăng 2,82%, công nghiệp, xây dựng tăng 6,32%, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,63%. Thu ngân sách ước đạt 2.117,5 tỷ đồng.
Hệ thống giáo dục
Đại học, cao đẳng, trung cấp:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Học viện Tòa án Việt Nam
- Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương, và Cao đẳng Nghề kỹ thuật – Mỹ nghệ.
- Trường Cao đẳng xây dựng công trình Đô thị Hà Nội
- Trường Cao đẳng Nghề Điện
- Trường Trung Cấp Nghề Cơ Khí Xây dựng
- Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc
- Trường Cao đẳng Điện lực Miền Bắc
Giáo dục phổ thông:
- Trường THPT Yên Viên
- Trường THPT Dương Xá
- Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
- Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
- Trường THPT Lê Ngọc Hân
- Trường THPT Lý Thánh Tông
- Trường THPT Tô Hiệu
- Trường THPT Bắc Đuống
Hạ tầng giao thông
Huyện Gia Lâm là đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến đường huyết mạch, có tính kết nối vùng góp phần định hình dáng vóc một vùng đô thị hiện đại. Ở khu hữu ngạn sông Đuống Gia Lâm có 4 tuyến đường song song với nhau gồm quốc lộ 5 cũ, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường 39B (Hà Nội – Hưng Yên), đường đê Long Biên – Xuân Quan. Quốc lộ 17 chạy ngang giao cắt với cả 4 tuyến đường này. Ở phía tả ngạn sông Đuống có quốc lộ 1 cũ, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Từ những trục đường lớn này, Gia Lâm tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông khớp nối với các tuyến đường liên xã, liên thôn.
Quốc lộ 5 cũ đoạn qua địa bàn huyện Gia Lâm.
Tuyến đường từ khu đô thị Trâu Quỳ qua đường Dương Xá – Đông Dư đến ga Phú Thụy đã được đưa vào khai thác từ đầu năm 2019, có ý nghĩa quan trọng trong kết nối khu vực, dễ dàng di chuyển từ trung tâm thị trần Trâu Quỳ đến các khu công nghiệp tại Dương Xá, giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc cho quốc lộ 5.
Ngoài các trục đường hiện hữu, Gia Lâm đã và đang mở thêm một số đường trong tương lai như đường vành đai 3.5, đường liên xã Bát Tràng, Đông Dư, Cổ Bi, đường đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời – Đặng Xá đến Lệ Chi, đường đô thị song hành với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thụy hay các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường xã Phú Thị, Bát Tràng…
Tại khu vực trung tâm thị trấn Trâu Quỳ, nhiều tuyến đường mới cũng được đưa vào quy hoạch mở đường như đường Đoàn Quang Dung kéo dài chạy qua Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm đến đường mới nối Lý Thánh Tông – Thành Trung, đường Nguyễn Mậu Tài song song với đường Đoàn Quang Dung, đường Cửu Việt kéo dài đến đường gom quốc lộ 5.
Hiện tại, để vào trung tâm thành phố, người dân Gia Lâm sẽ di chuyển qua cầu Thanh Trì. Cách đó khoảng 5 km có thêm cầu Vĩnh Tuy, thuộc địa phận quận Long Biên. Ngoài ra, ba cầu bắc qua sông Đuống là cầu Phù Đổng 1, 2 và cầu Đuống sẽ kết nối huyện Gia Lâm với một phần quận Long Biên.
Gia Lâm kết nối với trung tâm thành phố qua cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy. Ngoài ra, các cây cầu bắc qua sông Đuống là cầu Đuống, cầu Phù Đổng 1, 2 kết nối Gia Lâm với quận Long Biên.
Theo quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng thêm cầu Ngọc Hồi dài 4km bắc qua huyện Thanh Trì và xã Văn Đức của Gia Lâm với mức đầu tư lên tới 4.880 tỷ đồng. Trong tương lai, Gia Lâm sẽ có thêm 3 cây cầu vượt sông Đuống, tăng cường khả năng kết nối giữa Gia Lâm với quận Long Biên và tỉnh Hưng Yên. Cầu Giang Biên (nằm giữa cầu Đuống và cầu Phù Đổng) sẽ được xây dựng vào thời gian tới, giúp kết nối xã Ninh Hiệp với quận Long Biên. Như vậy, dự kiến đến năm 2030, Gia Lâm sẽ có tất cả 8 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống.
Ngoài ra, các dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Mễ Sở, cầu Thường Tín, cầu Tứ Liên dù không nằm trên địa phận huyện Gia Lâm nhưng lại giúp giảm áp lực cho các cây cầu hiện hữu trên địa bàn huyện, đồng thời rút ngắn thời gian từ Gia Lâm đi vào trung tâm thành phố và các quận, huyện khác.
Trong giai đoạn 2020-2050, Hà Nội sẽ triển khai tuyến đường sắt đô thị số 1 và 8 đi qua địa phận huyện Gia Lâm. Trong đó, tuyến số 1 Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh dài 38,7km, có 2 ga đặt tại Gia Lâm là ga Yên Viên và Cầu Đuống. Tuyến số 8 Sơn Động – Mai Dịch – Dương Xá dài 28km đang được quy hoạch.
Các tuyến đường sắt kết hợp với các tuyến đường huyết mạch, các cây cầu sắp xây dựng giúp quá trình di chuyển giữa Gia Lâm với khu vực nội đô và các địa phương lân cận trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Phát triển đô thị
Những năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở Gia Lâm với sự xuất hiện của hàng loạt khu đô thị quy mô lớn như khu đô thị Đặng Xá, Trâu Quỳ, Ninh Hiệp, Vinhomes Ocean Park… làm tăng đáng kể dân số của huyện và tỉ lệ dân thành thị.
Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị và Gia Lâm sẽ là một phần của khu đô thị trung tâm được mở rộng về phía Đông. Khu đô thị Long Biên – Gia Lâm – Yên Viên được định hướng phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế… gắn với công nghiệp công nghệ cao theo hướng quốc lộ 1 và quốc lộ 5. Ước tính, đến năm 2030, dân số khoảng 0,7 triệu người.
Bên cạnh đó, Hà Nội đang trình các bộ, ngành liên quan đồ án Quy hoạch Phân khu đô thị hai bên sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000. Theo đó, đồ án quy hoạch nằm trên địa giới hành chính 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện của Hà Nội, trong đó đi qua địa bàn các xã Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Đông Dư của Gia Lâm.
Ngoài ra, theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030, Gia Lâm sẽ được nâng cấp lên quận. Hiện Gia Lâm đã đạt được 25/28 tiêu chí để thành lập quận, còn 3 tiêu chí về giường bệnh, cân đối ngân sách và tỷ lệ đường giao thông trên 10km mỗi km2 đường.
Tình hình thị trường bất động sản Gia Lâm
Hiện tại, khu vực phát triển của Gia Lâm chủ yếu tập trung ở thị trấn Trâu Quỳ, quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Theo khảo sát, mặt bằng giá đất có mức chênh lệch lớn giữa các khu vực. Cụ thể, ở thị trấn Trâu Quỳ có mức giá trung bình khoảng 150-170 triệu đồng/m2, còn đất ở các trục đường chính và đất thổ cư trong làng khoảng 15-25 triệu đồng/m2 tùy vị trí, đất nông nghiệp ở mức 3-4 triệu đồng/m2.
VinUni – công trình mang tính biểu tượng tại đại đô thị Vinhomes Ocean Park.
Gia Lâm cũng thu hút nhiều dự án của các ông lớn địa ốc như Vingroup, Masterise Homes, Eurowindow Holding… đầu tư phát triển các đại đô thị theo mô hình sinh thái và thông minh. Nổi bật nhất là dự án Vinhomes Ocean Park do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Gia Lâm, một thành viên của Vingroup làm chủ đầu tư với tổng mức 87.385 tỷ đồng. Dự án có quy mô 420 ha, nằm tại thị trấn Trâu Quỳ – xã Dương Đa Tốn – xã Kiêu Kỵ – xã Dương Xá. Điểm nhấn của Vinhomes Ocean Park là biển hồ nước mặn rộng 6,1 ha và hồ Ngọc Trai rộng 24,5 ha nằm ở phía Đông của đại đô thị cùng trường Đại học Quốc tế VinUni có diện tích 23 ha nằm trong khuôn viên. Dự án được khởi công từ tháng 6/2018 và bàn giao từ tháng 4/2020. Nằm trong quần thể đại đô thị Ocean Park, khu căn hộ cao cấp Masteri Waterfront của Masteri Homes có quy mô 37 ha, gồm 3.837 căn hộ,dự kiến hoàn thành trong quý 4/2022. Eurowindow Twin Parks của Eurowindow Holding nằm kế cận Vinhomes Ocean Park, là tổ hợp nhà phố, biệt thự, liền kề với quy mô 10 ha. Khu đô thị mới Đặng Xá của công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera có tổng diện tích lên tới 69,6 ha. Đây là khu đô thị đầu tiên ở huyện Gia Lâm được phát triển dọc theo quốc lộ 5. Một dự án nổi bật khác là Gia Lâm Central Metropolitan nằm ở thị trấn Trâu Quỳ. Với quy mô 8.043m2, dự án gồm 69 căn nhà phố thương mại cao 5 tầng, diện tích từ 67-174m2. Dự án nhà ở liền kề Green Oasis Gia Lâm có diện tích 3,2 ha của chủ đầu từ CTCP Xây lắp 1 – Petrolimex nằm gần quốc lộ 5, xã Cổ Bi. Dự án là tổ hợp shophouse, nhà ở thấp tầng, trung tâm thương mại, công viên cây xanh và trường mầm non.
Trong tương lai, huyện Gia Lâm cũng sẽ có thêm nhiều công trình, dự án quy mô như sân golf Vinpearl Hà Nội với quy mô 182,3 ha tại xã Phù Đổng và xã Dương Hà, trung tâm thương mại quy mô 9,3 ha tại xã Đa Tốn, khu đô thị Gia Lâm 3 ha, khu đô thị Yên Viên rộng 26 ha…
Gia Lâm cũng là địa phương giáp ranh với loạt dự án lớn tại các quận Long Biên, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên như Vinhomes Riverside, AEON Mall Long Biên, khu đô thị Dream City, khu đô thị Đại An, khu đô thị Ecopark… Hiệu ứng phát triển của loạt dự án tầm cỡ này cũng mang lại ít nhiều lợi thế cho thị trường bất động sản Gia Lâm.
Danh nhân
Danh thần:
Hai vị trong Tứ bất tử (chữ Hán:
.mw-parser-output .Hani{font-family:”Nom Na Tong”,”HAN NOM A”,”HAN NOM B”,”Sun-ExtA”,”Sun-ExtB”,”Ming-Lt-HKSCS-UNI-H”,”Ming-Lt-HKSCS-ExtB”,”HanaMinA”,”HanaMinB”,”HanaMin”,”Source Han Sans TC”,”Source Han Sans SC”,”Source Han Sans”,”Source Han Sans K”,”Noto Sans CJK TC”,”Noto Sans CJK SC”,”Noto Sans CJK JP”,”Noto Sans CJK KR”,”MingLiU”,”MingLiU-ExtB”,”MingLiU_HKSCS”,”MingLiU_HKSCS-ExtB”,”SimSun”,”SimSun-ExtB”,”Arial Unicode MS”,”Lucida Sans Unicode”,”TITUS Cyberbit Basic”,”Code2000″}.mw-parser-output .cjkv-cd{font-family:”Sun-ExtB”,”MingLiU_HKSCS-ExtB”,”Ming-Lt-HKSCS-ExtB”,”HanaMinB”}四不死) là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam:
- Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, vị thánh phát tích từ xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm – tượng trưng cho sức mạnh tuổi trẻ và tinh thần chống ngoại xâm bất diệt.
- Chử Đồng Tử, còn được gọi là Chử Đạo Tổ, vị thánh phát tích từ xã Văn Đức, huyện Gia Lâm – tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, hôn nhân và tình yêu bất tử.
Danh nhân:
- Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là “Bà Tấm”, người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm.
- Công chúa Lê Ngọc Hân (1700-1799), người xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm.
- Cao Bá Quát (1809 – 1855), người xã Phú Thị , huyện Gia Lâm.
- Giáp Hải (1515 – 1585), người xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.
- Nguyễn Mậu Tài (1616 – 1688), người xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm.
- Đặng Công Chất (1622 – 1683), người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm.
- Nguyễn Huy Nhuận (1678 – 1758), người xã Phú Thị, huyện Gia Lâm.
- Nguyễn Khiêm Ích 1679-1740), người xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm.
- Đoàn Quang Dung (1681-1741), người xã Phú Thị, huyện Gia Lâm.
- Đặng Phúc Thông (1906-1951), người xã Cự Khối, huyện Gia Lâm.
- Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (1908–1956), người xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.
- Thượng tướng Bùi Phùng (1920 – 1999), người xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm.
Giáo dục
Đại học, cao đẳng
- Thị trấn Trâu Quỳ có Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Xã Kim Sơn có Học viện Tòa án Việt Nam
- Xã Lệ Chi có trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- Xã Dương Xá có trường Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương, và Cao đẳng Nghề kỹ thuật – Mỹ nghệ.
- Xã Yên Thường có trường Cao đẳng xây dựng công trình Đô thị Hà Nội
- Xã Yên Viên có Trường Cao đẳng Nghề Điện
- Xã Cổ Bi có Trường Trung Cấp Nghề Cơ Khí Xây dựng
- Xã Kiêu Kỵ có trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc
- Xã Yên Viên có Trường Cao đẳng Điện lực Miền Bắc
Giáo dục Phổ Thông
Trên địa bàn huyện có nhiều trường bậc Trung học phổ thông như:
- Trường THPT Yên Viên
- Trường THPT Dương Xá
- Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
- Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
- Trường THPT Lê Ngọc Hân
- Trường THPT Lý Thánh Tông
- Trường THPT Tô Hiệu
- Trường THPT Bắc Đuống
Làng nghề
Gia Lâm là huyện của thủ đô có rất nhiều làng nghề truyền thống xưa và làng nghề mới như:
- Làng gốm sứ Bát Tràng: một Nét đẹp vùng đất tổ nghề gốm truyền thống: Ở Việt Nam có nhiều nơi làm nghề gốm sứ nhưng lịch sử lâu đời nhất, được coi là đất đổ phát sinh ra nghề gốm thì đó là ở Bát Tràng, Kim Lan nay là hai xã cùng tên thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Từ thế kỷ XV sử sách đã ghi chép nhiều về những sản phẩm ở đây. Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nhiều nơi trên thế giới.
Sản phẩm gốm sứ truyền thống của Bát Tràng có bát, đĩa, ấm, chén, lục bình, đôn, chậu… Ngày nay gốm sứ Bát Tràng rất đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc hình dáng nhưng nét truyền thống vẫn giữ được phong cách riêng. Gốm sứ đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như: bát khắc hoa sang Thụy Điển, lọ quả dưa sang Nga, lọ chè sang Pháp… và nhiều mặt hàng khác như các loại bình, lọ hoa, đèn gốm, vật liệu gốm xây dựng…
Trong nghề gốm ngoài các yếu tố về đất, nhiệt độ nung, tạo dáng… còn rất quan trọng ở kỹ thuật men. Có một số màu men độc đáo sau một thời gian dài tưởng đã bị thất truyền nhưng nhờ sự học hỏi tìm tòi khám phá của những nghệ nhân gốm sứ đã được khôi phục lại.
Các loại men rạn, men lá dong, men xê da đông… Ngày nay Bát Tràng cũng là nơi tham quan của du khách khi đến Hà Nội cùng với du lịch các tuyến điểm dọc sông Hồng của Hà Nội – thủ đô văn hiến – một mảnh đất tổ của nhiều nghề trong đó có nghề gốm.
- Bò sữa ở Phù Đổng
- Dát vàng, quỳ, sơn son thiếp vàng Kiêu Kỵ
- Thuốc bắc, mứt Ninh Hiệp
- Làm nến diêm Tế Xuyên, Công Đình (Đình Xuyên)
- Dịch vụ cây giống thôn An Lạc, Viện Rau (Trâu Quỳ)
- Mây tre đan (chổi, giá, điếu, cọc móng…) thôn Quang Trung (Dương Quang)
- Trồng ổi, dưa bẹ, rau thơm Đông Dư
- Một số làm cây giống Đào Xuyên (Đa Tốn)
- Làm gốm sứ ở Kim Lan
- Sơ chế gỗ, mộc Đình Xuyên
- Cây cảnh, hoa giấy ở Phù Đổng
- Thực phẩm, bánh thôn của Yên Viên
- Rau sạch, an toàn Văn Đức, Đặng Xá.
- Nghề may da, giả da Kiêu Kỵ
- Thợ nề, mộc bán thóc gạo hàng xáo Yên Mỹ (Dương Quang)
- Buôn bán, may quần áo vải vóc Ninh Hiệp
- Trồng cây lấy dầu ở Kim Sơn, Phú Thị
- Đậu phụ, bánh, bột nghệ thôn Đanh, Đình (Dương Xá)
- Giết mổ gia súc Linh Quy (xã Kim Sơn)
- Thu mua sơ chế hành tỏi Thuận Quang (Dương Xá)
- Nghề buôn bán đường dài một số ở các thôn phía tây bắc cụm Bắc Đuống
- Cây giống An Phú, An Đào, Đào Nguyên (Trâu Quỳ)
- Bún, phở, bánh phở làng Vân (xã Yên Viên)
- Buôn bán đồ may mặc Trùng Quán (Yên Thường).
Đường phố
- Bát Khối
- Chính Trung
- Cổ Bi
- Cửu Việt
- Đa Tốn
- Đặng Công Chất
- Đặng Phúc Thông
- Đình Xuyên
- Đoàn Quang Dung
- Dương Hà
- Dương Quang
- Dương Xá
- Giáp Hải
- Hà Huy Tập
- Kiêu Kỵ
- Lý Thánh Tông
- Ngô Xuân Quảng
- Nguyễn Bình
- Nguyễn Đức Thuận
- Nguyễn Huy Nhuận
- Nguyễn Khiêm Ích
- Nguyễn Mậu Tài
- Ninh Hiệp
- Phan Đăng Lưu
- Phù Đổng
- Phú Thị
- Thành Trung
- Thiên Đức
- Trâu Quỳ
- Trung Mầu
- Ỷ Lan
- Yên Thường
Giao thông
- Quốc lộ 1A (mới)
- Quốc lộ 1A (cũ)
- Quốc lộ 3
- Quốc lộ 5
- Quốc lộ 17
- Quốc lộ 18B
- Đường vành đai 3
- Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
- Đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn
- Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
- Ga Yên Viên
- Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng
- Đường sắt Yên Viên – Cái Lân (dự án)
- Đường sắt Hà Nội – Lào Cai
- Ga Phú Thụy
- Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng
- Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.
- Đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên mới
- Đường Đông Dư – Dương Xá
- Đường Yên Viên – Đình Xuyên – Phù Đổng
- Đường Dốc Lã – Ninh Hiệp – Phù Đổng – Trung Mầu
- Đường Dốc Hội – Trâu Quỳ
- Đường đê Vàng
- Đường Phú Thị – Dương Quang – Lạc Đạo (Hưng Yên)
- Đường Bát Tràng – Đa Tốn – Kiêu Kỵ – Tân Quang (Hưng Yên)
- Đường 271 Phù Đổng – Từ Sơn (Bắc Ninh)
- Đường đê tả Đuống Yên Viên – Dương Hà – Trung Mầu
- Đường Phố Keo – Lệ Chi – dốc Chi Đông (Lệ Chi)
- Đường Viện Rau – Đông Dư (giao đường mới HN – HY)
- Tỉnh lộ 179, 195, 378, 379 …
- Và các đường liên thôn, đường ngắn, nội bộ trong xã, khu phố, tổ dân phố, cụm dân cư…
Xe buýt nội thành kết nối với
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam (11, 59)
- Trung Mầu (10B)
- Bát Tràng (47A)
- Kiêu Kỵ (47B)
- Lệ Chi (52A)
- Đặng Xá (52B)
- KĐT Đặng Xá (100, CNG02)
- Dương Quang (69)
Các tuyến xe buýt hoạt động:
Tuyến xe buýt | Ghi chú | Lộ trình trong khu vực huyện Gia Lâm |
---|---|---|
10A(Long Biên – Từ Sơn) | … – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Đặng Phúc Thông – Dốc Lã – … | |
10B(Long Biên – Trung Mầu) | … – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Đặng Phúc Thông – Dốc Lã – Ninh Hiệp – Phù Đổng – Trung Mầu | |
11(Công viên Thống Nhất – HVNN Việt Nam) | … – Nguyễn Đức Thuận – Ngô Xuân Quảng – HVNN Việt Nam | |
15(Bến xe Gia Lâm – Phố Nỉ) | … – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Thiên Đức – … | |
17(Long Biên – Nội Bài) | … – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Thiên Đức – … | |
40(Công viên Thống Nhất – Văn Lâm) | … – Nguyễn Đức Thuận – Nguyễn Bình – … | |
43(Công viên Thống Nhất – Đông Anh) | … – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Thiên Đức – … | |
47A(Long Biên) | … – Đê Long Biên Xuân Quan – Bát Tràng (cách cổng chợ gốm Bát Tràng 100m) | |
47B(ĐHKT Quốc dân – Kiêu Kỵ) | … – Đường dẫn cầu Thanh Trì – Đê Long Biên Xuân Quan – Ngã ba Bát Tràng – Đường liên xã Kim Lan Văn Đức – … – Đường 179 – Kiêu Kỵ (trước cổng cụm sản xuất làng nghề tập trung) | |
52A(Công viên Thống Nhất – Lệ Chi) | … – Nguyễn Đức Thuận – Cầu vượt Phú Thị – Ỷ Lan – Dương Xá – Ngã tư Sủi – Nguyễn Huy Nhuận – Phú Thị – Keo – Kim Sơn – Lệ Chi (Gia Lâm) – Rẽ phải vào trường Cao đẳng Dệt may Hà Nội (cơ sở 2) – Quay đầu trường Cao đẳng Dệt may Hà Nội (cơ sở 2) – Cửa hàng Hapromart (Lệ Chi – Gia Lâm) | |
52B(Công viên Thống Nhất – Đặng Xá) | … – Nguyễn Đức Thuận – Nguyễn Bình – Kiêu Kỵ – Ỷ Lan – Đặng Xá | |
54(Long Biên – Bắc Ninh) | … – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Đặng Phúc Thông – Dốc Lã – … | |
59(Đông Anh – HVNN Việt Nam) | … – Thiên Đức – Hà Huy Tập – Cầu Đuống – … – Nguyễn Đức Thuận – Ngô Xuân Quảng – HVNN Việt Nam | |
69(Trần Khánh Dư – Dương Quang) | … – Đường gom cầu Thanh Trì – Giáp Hải – Đa Tốn – Cầu Ngọc Động – Kiêu Kỵ – Ỷ Lan – Dương Xá – Dương Quang (chợ Yên Mỹ) | |
100(Long Biên – KĐT Đặng Xá) | … – Nguyễn Đức Thuận – Khu đô thị Đặng Xá – Đường nội bộ ĐX2 – Đường vành đai nội bộ KĐT Đặng Xá – KĐT Đặng Xá (cạnh sân bóng nhà CT3 KĐT Đặng Xá) | |
122(Bến xe Gia Lâm – KCN Bắc Thăng Long) | … – Thiên Đức -… | |
CNG02(Bến xe Yên Nghĩa – Khu đô thị Đặng Xá) | … – Nguyễn Đức Thuận – Khu đô thị Đặng Xá |
Phát triển đô thị
Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn huyện, với sự xuất hiện một loạt các khu đô thị mới như khu đô thị Đặng Xá, khu đô thị Vinhomes Ocean Park, Trâu Quỳ, Ninh Hiệp… Điều này giúp tăng đáng kể dân số của huyện cũng như tỉ lệ dân thành thị.
Bên cạnh nhưng lợi ích tích cực mà nó đem lại, hệ lụy mà quá trình đô thị hóa gây ra cũng không hề nhỏ. Đó là ô nhiễm môi trường, giảm tỉ lệ cây xanh, nguy cơ ngập lụt tăng do diện tích đất giảm, bề mặt bê tông và nhựa đường tăng.
Song tỉ lệ đường đô thị trên địa bàn huyện còn thấp, một số tuyến đang xuống cấp nghiêm trọng, điểm hình như đường Hà Huy Tập, Đặng Phúc Thông, Ninh Hiệp, Dốc Lã, Đình Xuyên, Dương Hà, cầu Đuống và đường dẫn từ đường Hà Huy Tập lên cầu Đuống,… nhưng vẫn chưa được sửa chữa, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn người tham gia giao thông.
Việc khai thác cát quá mức trên dòng sông Đuống cũng chưa được xử lý triệt để, việc lấn chiếm xảy ra ngay trên khu vực đê tại Yên Viên, đe dọa nghiêm trọng an toàn đê điều, nhưng vẫn chưa được xử lý.
Hầu hết sông hồ trên địa bàn đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt như sông Cầu Bây, Bắc Hưng Hải, hệ thống mương Bắc Đuống. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa cao của người dân cũng như người sản xuất nông nghiệp, do quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, và không thể không kể đến là do sự làm ngơ, bao che hoặc thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính quyền địa phương…
Người dân luôn mong chờ những giải pháp triệt để và hiệu quả trong quá trình đô thị hoá huyện nhà của lãnh đạo các cấp.
Chú thích
- ^ UBND huyện Gia Lâm nhiệm kỳ 2011 – 2016
- ^ Huyện ủy Gia Lâm nhiệm kỳ 2011 – 2016
- ^ http://gialam.hanoi.gov.vn/gioi-thieu-chung
- ^ http://gialam.hanoi.gov.vn/tin-noi-bat/-/view_content/3978338-hoi-nghi-bao-cao-tien-do-thuc-hien-cuoc-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019-.html
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a ă
.mw-parser-output cite.citation{font-style:inherit}.mw-parser-output .citation q{quotes:”“”””””‘””’”}.mw-parser-output .id-lock-free a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-free a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/65/Lock-green.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .id-lock-limited a,.mw-parser-output .id-lock-registration a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-limited a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-registration a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d6/Lock-gray-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .id-lock-subscription a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-subscription a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/aa/Lock-red-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .cs1-subscription,.mw-parser-output .cs1-registration{color:#555}.mw-parser-output .cs1-subscription span,.mw-parser-output .cs1-registration span{border-bottom:1px dotted;cursor:help}.mw-parser-output .cs1-ws-icon a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Wikisource-logo.svg”)right 0.1em center/12px no-repeat}.mw-parser-output code.cs1-code{color:inherit;background:inherit;border:none;padding:inherit}.mw-parser-output .cs1-hidden-error{display:none;font-size:100%}.mw-parser-output .cs1-visible-error{font-size:100%}.mw-parser-output .cs1-maint{display:none;color:#33aa33;margin-left:0.3em}.mw-parser-output .cs1-format{font-size:95%}.mw-parser-output .cs1-kern-left,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-left{padding-left:0.2em}.mw-parser-output .cs1-kern-right,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-right{padding-right:0.2em}.mw-parser-output .citation .mw-selflink{font-weight:inherit}“Huyện Gia Lâm”. Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm. 22 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Phát huy giá trị lịch sử văn hóa để phát triển kinh tế – xã hội”. Trang thông tin điện tử huyện Thuận Thành. 9 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Quá trình thành lập tỉnh Hưng Yên”. Trang tin đối ngoại tỉnh Hưng Yên. 7 tháng 8 năm 2017.
- ^ “Sắc lệnh số 263/SL về việc sát nhập huyện Gia lâm thuộc Liên khu 1 vào Liên khu 3 do Chủ tịch Chính phủ ban hành”.
- ^ “Sắc lệnh số 131/SL về việc huyện Gia lâm trước sát nhập vào tỉnh Hưng yên (Liên khu 3) nay trả lại tỉnh Bắc ninh (Liên khu I) do Chủ tịch Chính phủ ban hành”.
- ^ “Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành”.
- ^ “Quyết định 78-CP năm 1961 về việc chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
- ^ “Quyết định 23-NV năm 1965 về việc phê chuẩn việc sáp nhập phố Thanh Am thuộc xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm vào thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành”.
- ^ “Quyết định 173-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội”.
- ^ “Nghị định 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội”.
- ^ “Nghị định 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy và thành lập thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
- ^ “Lễ hội làng Sủi”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
- ^ ĐÌNH – NGHÈ KIM SƠN
- ^ “ĐÌNH – NGHÈ KIM SƠN”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
- ^ https://gialam.hanoi.gov.vn/di-tich-lich-su-le-hoi/-/view_content/386641-dinh-chua-giong-mot.html Đình – Chùa Gióng Mốt – Di tích lịch sử – lễ hội – Cổng thông tin điện tử Huyện Gia Lâm
Liên kết ngoài
Thể loại:
- Huyện Hà Nội
Từ khóa: Gia Lâm
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO LADIGI giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn