Hội Long Hoa là gì?
![]() |
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia.tháng 1 2020)
( |
Hội Long Hoa là một khái niệm được đề cập tới trong nhiều tôn giáo tại Việt Nam, ám chỉ ngày tận thế và bắt đầu một thời đại mới trên Trái Đất, là một sự kiện mang tầm vóc vũ trụ.
Đạo Cao Đài
Càn Khôn Vũ trụ đang tiến hóa, vạn vật đang tiến hóa, và sự tiến hóa sẽ mãi mãi tiếp diễn không ngừng. Con đường tiến hóa thì vô tận, nhưng được chia ra làm nhiều chặng đường, nhiều giai đoạn, tương ứng với những thời kỳ mở Đạo để dạy dỗ nhơn sanh tiến hóa. Sau một giai đoạn tiến hóa thì Đức Chí Tôn mở ra một cuộc thi để phán xét trình độ đạo đức của nhơn sanh mà thưởng hay phạt. Từ trước tới nay, Đức Chí Tôn đã mở ra ba thời kỳ phổ độ nhơn sanh: Nhứt Kỳ Phổ Độ, Nhị Kỳ Phổ Độ và hiện nay là Tam Kỳ Phổ Độ. Sau mỗi thời kỳ phổ độ, Đức Chí Tôn mở ra một cuộc thi, gọi là Hội Long Hoa.
1. Nhứt Kỳ Phổ Độ có Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương Đại Hội, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật làm Chánh Chủ khảo.
2. Nhị Kỳ Phổ Độ có Nhị Hội Long Hoa Hồng Vương Đại Hội, Đức Phật A-Di-Đà làm Chánh Chủ khảo.
3. Tam Kỳ Phổ Độ có Tam Hội Long Hoa Bạch Vương Đại Hội, Đức Di-Lặc Vương Phật làm Chánh Chủ khảo.
Đạo ví Đời là một học đường vĩ đại, có đủ tất cả bài học từ thấp đến cao, từ ác đến thiện, từ trược đến thanh, để nhơn sanh học hỏi, chứng nghiệm, trau luyện tâm tánh để tiến hóa, mà Hội Long Hoa là Hội thi tuyển và đề thi là đạo đức. Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy rất quan trọng, vì là kỳ thi chung kết, chấm dứt Đệ Tam Chuyển, bắt qua Đệ Tứ Chuyển mà khởi đầu của Đệ Tứ Chuyển là Thượng Nguơn Thánh Đức. Cho nên Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy có một cuộc biến động dữ dội, để sàng sảy lọc lừa (sàng lọc), tuyển chọn những người có trình độ đạo đức tối thiểu mà lập đời Thượng Nguơn Thánh Đức, loại bỏ những phần tử thiếu đạo đức, tức là những phần tử thi rớt. Hội Long Hoa loại bỏ họ bằng cách nào?
– Loại bỏ bằng nhiều cuộc chiến tranh tương tàn tương sát dữ dội, rồi đến tai Trời ách nước như: gió bão, hồng thủy, núi lửa, động đất, rồi tới bịnh chướng sát hại.
– Số người bị loại bỏ chiếm đến 9 phần 10 nhơn loại, chỉ chừa lại có 1 phần 10 là số người thi đậu để lập đời Thánh Đức[1].
Do đó, ngay trước khi mở Đại Hội Long Hoa, một cuộc tang thương vĩ đại, biến đổi ghê gớm cục diện thế giới để loại bỏ số 9 phần 10 nhơn loại thiếu đạo đức đó, và cuộc biến đổi vĩ đại nầy được các tôn giáo tiên tri gọi là cuộc Tận Thế. Thật ra, không phải tận thế mà chỉ là Chuyển Thế. Đợt khảo thí chung kết nầy là kỳ Phán xét cuối cùng, xảy ra vô cùng dữ dội, vì người thi đậu mới được tồn tại để tuyển chọn người đủ bác ái và công bình, thiết lập một xã hội Đại Đồng của thời Thượng Nguơn Thánh Đức. Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy cũng là Đại Hội Điểm Đạo lần ba của Địa cầu 68, là cuộc Điểm Đạo vĩ đại và quan trọng mà tất cả chư Phật, Tiên, Thánh, Thần và những người tiến hóa đủ tiêu chuẩn đạo đức đều tham dự.
Sau cuộc biến động dữ dội gọi là Tận Thế đó, Địa cầu 68 trở lại yên tĩnh, thời tiết trở lại điều hòa tốt đẹp, trược khí tiêu tan, nhơn loại còn lại là những tân dân hiền lương đạo đức, với hình dung tốt đẹp, mạnh khỏe, sống lâu, tạo lập một xã hội Đại Đồng, cùng sống hòa bình với nhau trong tình bác ái và sự công bình. Chư Thánh Tiên Phật sẽ giáng trần tiếp tục hướng dẫn nhơn sanh tu hành tiến hóa cao thêm nữa.
Phật giáo
Theo Kinh Phật thì Đức Thích Ca có tiên tri: Sau này vào thời Mạt pháp sẽ có Đức Phật Di Lặc ra đời, là một vị Phật thứ năm trong 5 vị Phật. Phật Di Lặc là một vị Bồ Tát[2] sẽ nối tiếp Đức Thích Ca lập ra Hội Long Hoa để hóa độ chúng sanh. Hết thạnh rồi suy, hết suy lại thạnh, Phật Thích-Ca đã nhập diệt, Ðức Di-Lặc sẽ kế tiếp giáng sinh, nên chung qui chánh-pháp vẫn là bất diệt. Từ khi Phật Tích Ca tịch diệt đến nay, theo Kinh Phật, chia ra làm ba thời ký: Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp:
1. Thời kỳ Chánh Pháp: Là thời ký Đức Phật còn tại thế cho đến khi giáo lý của Ngài còn được phổ biến chân truyền. Phần đông người tu được chứng quả, thời gian này khoảng năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
2. Thời kỳ Tượng Pháp: Thời kỳ này khoảng một ngàn năm lúc chư vị đệ tử của Phật còn tại thế, nối nhau truyến Chánh giáo, nhưng vì không được chân truyền nên đồ chúng đắc quả ít hơn thời gian Chánh pháp.
3. Thời Mạt Pháp: Phật giáo suy vi vì thất chân truyền, thiên hạ thiên về vật chất mà không lo đến đường tinh thần nên rất ít người chứng quả.
Theo Kinh Đại Tập, từ khi Phật tịch diệt về sau chỉ có 2.500, chia ra 5 thời kỳ: Mỗi thời kỳ 500 năm và 500 năm sau cùng là thời kỳ nhân loại xa lìa chánh pháp, theo tà thuyết, tìm đủ mọi mánh khoé để giết hại nhau. Thời kỳ này là thời kỳ Mạt Pháp, sẽ có Đức Phật Di Lặc ra đời giáo Đạo cho chúng sanh trở về Chánh pháp để lập đời Thượng Nguơn Thánh Đức, tạo một Chu kỳ mới là cuộc sống sẽ vô cùng tốt đẹp.
Thiên Chúa Giáo
Theo Thiên Chúa giáo, Đức Giêsu đã cho biết trước những điều thống khổ xảy đến cho loài người. Làm sao biết được ngày Phán Xét đến? Chúa có đáp là nên để ý đến những điềm báo lần lượt hiện ra như:
1. Điềm Trời: trật tự thiên nhiên bị rối loạn, mùa tiết không còn điều hòa nữa và sẽ có những ngày Thiên ôn Địa ám.
2. Điềm Đất: thường xảy ra những trận địa chấn kinh khủng. Động đất cùng sóng thần, bão lụt sẽ hủy hoại sinh mạng, phá hại mùa màng, gia súc không biết cơ man nào kể xiết.
3. Điềm Người: con người ngày càng hung dữ. Đức Jesus cho biết “nên biết rằng trong những ngày cùng cuối, sẽ là những lúc khó khăn. Vì rằng con người sẽ rất ích kỷ, tôi tớ cho bạc tiền; hay khoác lác, tự cao, phạm thượng, chống báng cha mẹ, bất nghĩa, vô thần… các người hãy lánh xa những hạng người đó. Nay thì những ai muốn sống hiền lành theo Chúa lại bị ngược đãi. Nhưng những người hung dữ và giả đạo đức cứ tiến mãi theo điều ác, làm lạc hướng người khác, đồng thời tự đánh lạc hướng mình.” (Timothée).
Theo Kinh Tân Ước (New Testament) các Thánh Tông Đồ có ghi lại lời Chúa Giê-su, tiên tri Ngày Phán Xét Cuối Cùng. Trong ngày Phán xét nầy, có sự thưởng phạt: Những người có công (sống trọn tốt trọn lành) được gọi là tôi tớ của Chúa thì được thưởng, còn những người có tội lỗi (kẻ ác, những kẻ mưu đồ ám hại người đồng loại) thì sẽ bị huỷ diệt Trong ngày Phán xét sẽ xảy ra những cuộc xáo trộn trật tự thiên nhiên. Con người trên trái đất rước lấy những sự bất hạnh, phải làm hết sức mình mới kiếm được miếng ăn và nạn khan hiếm thực phẩm bời hạn hán, côn trùng phá hoại mùa màng, bởi khủng hoảng nhiên liệu (dầu hỏa), nhân loại sẽ tàn tạ bởi bệnh tật: Bệnh dịch lan tràn, bệnh ung thư và những bệnh gây ra bởi dùng sản phẩm hóa học phản thiên nhiên và cả bệnh mới khác.
Liên kết ngoài
- Hội Long Hoa
Chú thích
- ^ Liên tưởng lời sấm Trạng Trình có câu Mười phần chết 7 còn 3 / Đến khi Vua ra chết 2 còn 1 mới ra thái bình, xem [1]
- ^ Tiếng Phạn là Bodhisattva, nghĩa là cứu độ tất cả mọi người. Vị này còn một bậc nữa là thành Phật. Đức Di Lặc nay là vị Phật tá danh là “Long Hoa Giáo chủ Đương Lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật”. Ngài là vị Phật mà vì lòng Tư Bi thương nhân loại nên Ngài hạ mình giáng sanh để tận độ chúng sanh.
Thể loại:
- Tôn giáo
Từ khóa: Hội Long Hoa
hội long hoa
hội long hoa là gì
hoi long hoa
hoi long hoa la gi
đại hội long hoa
ngày hội long hoa
long hoa đại hội
lễ hội long hoa
hội hoa long
long hoa hội
đại hội long hoa là gì
long hoa là gì
hôi long hoa
hội lông hoa
hội long hoa
long hoa hoi
long hoa tam hội
tận thế và hội long hoa
dai hoi long hoa
hoội long hoa
hội long hoa là gi
kinh hội long hoa
mở hội long hoa
tận thế hội long hoa
kỳ ba long hoa hội
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Google giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn