Phật là vị thầy giáo vĩ đại và là nhà sáng lập của Đạo Phật, tôn giáo lớn thứ tư trên thế giới. 14 điều răn của Phật cũng được xem là một trong những giá trị về cách sống của Đạo Phật. Những điều răn này được xếp hạng như một trong những phần quan trọng nhất của Đạo Phật và được coi là bài học vô cùng quý giá cho mọi người. Các điều răn này đề cập đến việc giữ gìn vĩnh cửu hạnh phúc, khuyên người ta tránh xa những hành động xấu, giữ gìn sự thông minh và nét hiếu động của mình, đồng thời tìm kiếm sự an lạc và sự tự do khỏi nạn khổ của cuộc sống. Việc tuân thủ và áp dụng những điều răn này không chỉ mang lại cho con người sự thanh thản và hạnh phúc tại hiện tại mà còn giúp phát triển tâm linh và trở thành một người tốt hơn.
Kẻ Thù Lớn Nhất Của Đời Người Là Chính Mình
Đúng vậy, kẻ thù lớn nhất của đời người chính là chính bản thân mình. Đó là vì chúng ta thường tự đặt ra những giới hạn cho bản thân mình, liên tục sợ hãi và bỏ qua các cơ hội. Chúng ta cũng thường dễ bị tự ti, bị ám ảnh bởi những suy nghĩ tiêu cực và khó khăn trong việc tự tin và giữ vững tâm lý cân bằng. Bằng cách thay đổi suy nghĩ và khắc phục những sai lầm của chúng ta, chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống. Vậy nên, hãy luôn chú tâm tới bản thân mình và cố gắng vượt qua các thử thách và giới hạn của chính mình.
Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình – (Trích đoạn ngắn) – TT. Thích Phước Tiến
14 điều răn của Phật
“14 điều răn của Phật” hay “14 điều dạy của Phật” là tên của một bản văn được truyền tụng không có nguồn gốc rõ ràng, nhưng nội dung của bản văn này được nhiều người xem như đã được trích ra từ những ý tưởng trong kinh Phật.
Nguồn gốc
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, 14 điều này vốn được lưu truyền tại chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. Không có bài kinh nào trong các bộ Kinh tạng Pa-li, A-hàm kinh và kinh Đại Thừa chứa đủ 14 điều này. Tác giả có thể là các nhà sư chùa Thiếu Lâm và họ đã biên tập, trích dẫn ý tưởng từ các bản kinh, và tập hợp lại theo trật tự mình đặt ra. Việc truy tìm lại nguyên gốc các câu riêng lẻ từ kinh Phật là điều rất khó. Các bản dịch tiếng Việt đã có một số điểm lệch so với nguyên tác. Ví dụ, “điều răn” là cách dịch không chính xác từ giới (nguyên ngữ Śīla trong tiếng Phạn với nghĩa “giới” của Phật giáo, hay “điều khoản đạo đức”).
Trong nhiều bản in “14 điều răn của Phật” được phổ biến tại Việt Nam có chữ ký của hòa thượng Kim Cương Tử ở dưới như là người phát hiện và sưu tầm.
Nội dung
Một bản dịch ra tiếng Việt:
- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
- Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
- Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
- Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
- Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
- Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
- Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ
- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
- Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung
- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí
Về nội dung
Ngoài những vấn đề liên quan đến nguồn gốc kinh Phật đã được nhắc bên trên—và “Phật” ở đây được hiểu sát nghĩa là Phật Thích-ca Mâu-ni, một con người đã từng sống và du hóa 45 năm trên thế gian này—14 lời nói trên cũng có những vấn đề về mặt hành văn và logic. Cụ thể là:
- Chúng chỉ đơn thuần là những lời tuyên bố, hoàn toàn không đưa ra lời giải thích vì sao. Khác với cách dạy của Phật[cần dẫn nguồn].
- Câu nào cũng dùng cấp tối cao, dùng chữ “nhất”.
- Có những điểm mâu thuẫn hiển nhiên[cần dẫn nguồn]với giáo lý của Phật, được xác định trong những bài kinh thẩm quyền còn lưu lại:
- Lời 2: Ngu dốt lớn nhất của loài người không phải là dối trá, mà là không biết là mình đang bị tấm màn vô minh vây phủ, và vô minh chính là mắt xích đầu tiên của chuỗi Duyên khởi với 12 thành phần (“Thập nhị nhân duyên”).
- Lời 6: Tội lỗi lớn nhất của con người, trong ý nghĩa hành vi những gì mang lại những kết quả đáng sợ nhất, ngay lập tức cho chính người làm, có lẽ không phải là “bất hiếu”, mà là Năm tội lớn.
Ngoài điểm thứ 14 ra (mặc dù từ “an ủi” ở đây không nói rõ là an ủi dành cho người bố thí, hay người được (nhận vật) bố thí), nội dung của 14 điều răn (với cách dùng cấp tối cao của người biên tập) có vẻ như muốn cho người ta biết là Phật đi sâu vào những chi tiết của cuộc sống thường ngày của thế gian, khác với tính chất phổ quát (tức luôn luôn có giá trị) và tất yếu của những lời dạy được thể hiện trong hầu hết tất cả các bài kinh được tìm thấy trong các Đại tạng kinh[cần dẫn nguồn]. Nội dung của những lời Phật dạy chung quy không rời chủ đề quan trọng nhất đã được nhắc đến trong Tứ diệu đế, là Khổ và mục đích cứu cánh là Diệt khổ,[cần dẫn nguồn] hoặc nói cách khác, giải thoát ra bể khổ luân hồi, vòng sinh tử, với ví dụ điển hình trong Vô vấn tự thuyết (zh. 自說, pi. udāna) như sau:
- “Như biển lớn chỉ có một vị duy nhất, này các Tỉ-khâu, vị mặn của muối, cũng như thế, giáo pháp và giới luật của ta cũng chỉ có một vị duy nhất, đó là vị của giải thoát.”
- “Seyyathāpi, bhikkhave, mahāsamuddo ekaraso loṇaraso; evameva kho, bhikkhave, ayaṃ dhammavinayo ekaraso vimuttiraso…” (Udāna, 5. Soṇavaggo, 5. Uposathasuttaṃ).
Chú thích
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn