Bạn đang tìm kiếm về Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn nội dung Đừng đọc bài viết này nếu bạn đã có kinh nghiệm đi đẻ được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vọng bài viết về chủ đề Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ hữu ích với bạn.

Đừng đọc bài viết này nếu bạn đã có kinh nghiệm đi đẻ

Đối với những bà mẹ mang thai lần đầu tiên thì chắc chắn dù đã chuẩn bị kỹ càng thế nào thì vẫn có cảm giác hồi hộp, lo lắng trước khi sinh. Kinh nghiệm đi đẻ nói khó thì không khó nhưng chắc chắn không hề dễ dàng đâu các chị em ạ. Kinh nghiệm sinh lần đầu bao giờ cũng khiến bạn ghi nhớ suốt đời, vì vậy đừng ngại ngần đọc bài chia sẻ của mình dưới đây để tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình nhé. 

Các mẹ bầu có dám thú nhận với mình là trước khi đi đẻ chúng ta tự dưng mọc ra ti tỉ những vấn đề cần lo lắng không? Chẳng hạn như sinh thường hay sinh mổ? Vào viện thì cần làm những thủ tục gì? Kinh nghiệm đi đẻ ở đâu là uy tín nhất? Nhập viện thì cần chuẩn bị đồ đạc gì? Cần làm gì với bé yêu sau khi sinh xong?…. và vô vàn câu hỏi khác. Những nỗi lo lắng này có đôi lúc khiến chúng ta mất ăn mất ngủ, thậm chí nhiều mẹ rơi vào trạng thái hoang mang, trầm cảm. Nhưng các chị em ơi, đừng lo lắng nhé. Bởi vì chỉ cần đọc bài viết này là các chị em có thể yên tâm vứt hết những lo lắng ra sau và chỉ cần chờ bé yêu ra đời thôi. 

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-1

Kinh nghiệm đi đẻ cho các chị em chưa có kinh nghiệm.

1. Những thứ cần chuẩn bị cho việc sinh đẻ

Nếu chị em nghĩa sắp sinh là không cần đau đầu vì dinh dưỡng bà bầu theo từng tháng mang thai thì hoàn toàn sai lầm, những điều cần chuẩn bị cho việc sinh em bé còn khiến chị em bối rối hơn đấy. Thời gian dự sinh khoảng một tuần thì chị em có thể sẽ sinh, thế nên trong khoảng 2 tuần trước ngày dự sinh thì các mẹ cần phải chuẩn bị mọi thứ. Và những thứ cần thiết như sau:

Dành cho em bé:

  • Bạn cần chuẩn bị khoảng 5 chiếc áo sơ sinh cộng thêm tã vải sơ sinh, miếng lót sơ sinh khoảng một gói, gối cho bé, khăn tắm cho bé và các vật dụng cần thiết khác nữa như bao tay, bao chân, mũ, nón sơ sinh.
  • Dầu khuynh diệp và tăm bông vệ sinh, các loại khăn sữa, khăn giấy dùng để cho bé đi vệ sinh là rất cần thiết, bình sữa, một bộ quần áo đẹp cho bé khi đi xuất viện.
  • Còn về phần gạc băng rốn thì bạn cũng không cần phải chuẩn bị vì đến bệnh viện họ sẽ chuẩn bị sẵn cho bạn trong những ngày ở viện, nhưng cũng có một số bệnh viện tư thì họ thay băng rốn bằng các miếng kẹp rốn sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-2

Tã vải sơ sinh cho vé.

Về phía mẹ bầu cần chuẩn bị:

  • Bạn cần mang các loại giấy tờ như sổ hộ khấu, thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư nhân dân để tránh trường hợp mà bệnh viện yêu cầu lại không có phải về nhà tìm rất mất thời gian.
  • Mộ bộ quần áo đẹp để chuẩn bị xuất viện, còn trong khi nằm viện thì mẹ sẽ mặc đồ của bệnh viện rồi.
  • Khi đi sinh đẻ bạn cần chuẩn bị những thứ cần thiết đó là 2 đôi tất chân, 1 băng vệ sinh cho sản phụ, 1 cuộn giấy vệ sinh, khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, áo ngực, miếng lót để thấm sữa, các loại quần lót dùng 1 lần hiện nay bán rất nhiều ở chợ và các cửa hàng bạn có thể mua sẵn.

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-3

Những thứ cần chuẩn bị cho mẹ bầu và em bé.

Đồ đạc cần khi mang vào phòng chờ đẻ hoặc phòng đẻ:

  • Bỉm quần để thay bất cứ lúc nào cần.
  • Chai nước để bổ sung nước khi kiệt sức vì những cơn co.
  • 1 chiếc điện thoại bình thường (không phải điện thoại xịn phòng trừ trường hợp mất cắp) để gọi cho chồng, người nhà khi cần thiết.

2. Sắp tới ngày dự sinh cần chú ý những gì?

Quá trình từ lúc có dấu hiệu sinh đến lúc nhập viện, cần chú ý:

  • Xuống bụng
  • Ra dịch nhớt
  • Chảy máu hồng.
  • Rò rỉ nước ối, vỡ ối
  • Xuất hiện cơn co.

Nếu bạn ra dịch nhớt, chảy máu màu hồng, rò rỉ nước ối, xuất hiện cơn co,…thì hãy cứ bình tĩnh. Cố gắng thư giãn, tắm, gội đầu, vệ sinh thân thể sạch sẽ sau đó ăn nhẹ (có thể ăn bánh mỳ, sữa tươi), chuẩn bị đồ đạc, giấy tờ và vào viện. Nếu bạn bị vỡ ối, lượng nước ối ra quá nhiều thì cần đến bệnh viện ngay lập tức, phòng trường hợp bị cạn ối sẽ nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con.

Thủ tục nhập viện

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-4

Nhập viện tại bệnh viện Phụ sản Trung Ưowng.

Khi vào viện, ông xã có thể mang theo giấy tờ tùy thân của bạn, thẻ bảo hiểm vào làm thủ tục nhập viện. Cùng lúc này, bạn (có thể đi cùng một người thân nữa) sẽ được các bác sỹ sản khoa thụt rửa, thăm khám xem đã cổ tử cung đã mở mấy phân, có bị vỡ ối hay gặp các vấn đề nguy hiểm khác hay không. Ngoài ra bác sỹ sẽ hỏi thời điểm bạn bị rỉ ối/ vỡ ối, chảy máu,…thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi, thai kỳ có khỏe mạnh hay không,…

Sau khi làm xong thủ tục nhập viện, tùy tình trạng của bạn, bạn sẽ được chuyển đến phòng chờ đẻ hay phòng đẻ. Lúc này bạn được thay một bộ váy rộng như váy bầu, thay dép đi trong viện. Bạn vào nhà vệ sinh thay bỉm quần.

3. Sinh thường hay sinh dịch vụ?

Khu sinh dịch vụ tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Từ lâu, khoa D3 (khoa sinh dịch vụ) của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã được nhiều người truyền tai về trình độ bác sĩ, sự thoải mái cũng như có lợi thế là người nhà được vào phòng đẻ cùng sản phụ. Sinh dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội gồm sinh thường (D3) và sinh mổ (D4). Dù sinh thường hay mổ, khi làm thủ tục nhập viện, bạn đều phải đóng trước 10 triệu đồng tại quầy thu ngân của bệnh viện. Đó là số tiền tạm ứng cho toàn bộ quá trình sinh nở và nghỉ ngơi của bạn và em bé tại viện. Cụ thể:

– Tiền đẻ thường (tự chọn bác sĩ): 6 triệu đồng. 
– Tiền đẻ mổ (tự chọn bác sĩ): 6 triệu đồng.

Vì đây là tiền dịch vụ nên bạn sẽ không được bảo hiểm thanh toán. Nếu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, được giảm 80% số tiền chi phí nằm viện (khoảng 200.000 đồng). Số tiền được giảm không đáng kể bởi khi đẻ ở D3, đa số là tiền dịch vụ và bảo hiểm không thanh toán các khoản này.

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-5

Bệnh viện Phụ sản Trung Ưowng.

Số tiền 4 triệu đồng còn lại dùng để tạm ứng cho tiền phòng, thuốc, tắm bé, vệ sinh cho mẹ,… Cụ thể tiền phòng dịch vụ:

– Phòng 2 giường (vệ sinh khép kín): 500.000 đồng. 
– Phòng 4 giường (vệ sinh khép kín): 400.000 đồng. 
– Phòng 6-8 giường (vệ sinh không khép kín): 300.000 đồng.

Khác biệt lớn nhất khiến các bà mẹ chọn sinh tại khoa dịch vụ là vì sự sạch sẽ, thoải mái, không đông đúc và bác sĩ niềm nở. Khi sinh, được nằm riêng một phòng và có người nhà ở bên khi “vượt cạn”. Bạn được tự mình chọn bác sĩ tốt nhất để tham gia đỡ đẻ. Ngoài ra, các trang thiết bị cho mẹ và con như nước nóng, quần áo, khăn, tã… đều có đầy đủ.

Các bà mẹ thường chọn khám thai tại các phòng khám ngoài cho thoải mái và đỡ đông đúc. Khi đến 37 tuần thì bắt đầu vào viện khám tổng thể và đăng ký đẻ dịch vụ. Đến thời điểm này, bệnh viện mới tiếp nhận hồ sơ của sản phụ và thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm…

Sau khi có đủ giấy tờ xét nghiệm, bạn có thể đăng ký luôn tại phòng 340 nhà D3 hoặc mang về nhà, đăng ký khi nào trở dạ và nhập viện. Khi đăng ký, bạn sẽ được chọn bác sĩ đỡ đẻ. Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ từng sinh con tại D3, nếu đẻ vào ban đêm, bạn nên chỉ định kíp trực đỡ luôn. Nếu đẻ vào ban ngày, có thể chỉ định bác sĩ mà mình tin tưởng. Thời gian đăng ký từ thứ 2 đến thứ 6.

Sở dĩ như vậy bởi nếu chỉ định một bác sĩ nhất định, kíp trực sẽ không can thiệp vào quá trình sinh nở của bạn. Nếu bác sĩ chưa đến kịp mà bạn đã sẵn sàng sinh thì sẽ rất khó xoay xở.

Một số kinh nghiệm của các bà mẹ từng sinh tại D3 viện Phụ sản Hà Nội:

  • Nên theo khám của một bác sĩ làm tại Phụ sản Hà Nội và nhờ người đó làm hồ sơ sinh giúp, không mất thời gian chờ đợi khi bụng đã quá to.
  • Không nên đưa phong bì cho kíp đỡ đẻ và bác sĩ bởi bạn sử dụng dịch vụ và chi rất nhiều tiền cho ca đẻ của mình.
  • Nên ăn cơm nhà mang đến bởi cơm ở căng tin bệnh viện đắt, phục vụ chậm và không ngon.
  • Người nhà khi vào cùng sản phụ nên mang theo một chai nước. Quá trình sinh nở lâu và kêu la nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh.
  • Không nên mang theo quá nhiều tã lót và chăn cho con bởi đa số sử dụng đồ của bệnh viện.
  • Nếu đẻ thường, bạn sẽ nằm lại viện khoảng từ 1 đến 2 ngày nên không cần mang quá nhiều đồ.

Khu sinh thường có bảo hiểm

Nếu chọn sinh thường có bảo hiểm bạn sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí khi được bảo hiểm thanh toán đến 80%. Thông thường sinh ở khu này chi phí hết khoảng 500 ngàn, còn lại là bảo hiểm thanh toán. Tuy nhiên, phòng ốc ở khu sinh thường này không được khang trang, rộng rãi như bên khu dịch vụ, nội thất cũng kém hơn. Có các loại phòng 3 người, 5 người, 12 người. Trong phòng không có nhà vệ sinh riêng, chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh chung nhưng không có nước nóng. Phòng cũng không có điều hòa nên nếu những mẹ bầu nào sinh vào mùa hè thì nên cân nhắc chọn sinh ở khu dịch vụ D3.

4. Kinh nghiệm trong phòng chờ đẻ

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-6

Trong phòng chờ sinh.

  • Nếu sinh ở khu có bảo hiểm, bạn sẽ không được đưa người nhà vào cùng. Tuy nhiên, khi cần tiếp tế nước hoặc đồ ăn bạn vẫn có thể gọi người nhà, hoặc y tá điều dưỡng sẽ giúp bạn lấy đồ.
  • Phòng chờ đẻ ở khu sinh bảo hiểm khá rộng. Các mẹ bầu sẽ lần lượt được bác sỹ khám, kiểm tra tình trạng, đặt máy nghe tim thai.
  • Nếu bạn mở khoảng 8 phân, bạn sẽ được chuyển vào phòng đẻ. Nếu chưa, bạn nên đi lại nhẹ nhàng, khi có cơn co thì thư giãn, tập thở. Lúc này bạn sẽ rất muốn rặn, cảm giác như muốn đại tiện, nhưng tuyệt đối không được rặn lúc này. Chỉ rặn khi có hiệu lệnh từ bác sỹ.
  • Để rút ngắn thời gian đau và chuyển dạ, bác sỹ sẽ gợi ý bạn truyền thuốc kích thích các cơn co tử cung. Nếu bạn và người nhà đồng ý, bạn được nằm trên giường và truyền loại thuốc này. Nếu đáp ứng tốt với thuốc, bạn sẽ thấy nhiều cơn co xuất hiện với cường độ nhanh, mạnh hơn.
  • Truyền loại thuốc này mất khoảng 2 tiếng, trong thời gian đó, bạn được bác sỹ thăm khám 15 phút/ lần. Nếu mở khoảng 8 phân, bạn sẽ được chuyển vào phòng đẻ ngay cạnh đó.

5. Kinh nghiệm trong phòng đẻ

Đối với đẻ mổ

Với các mẹ đã mở gần hết nhưng không thể đẻ thường, xin đẻ mổ hoặc tùy tình trạng mà bác sỹ quyết định chuyển mổ, cần chú ý những điểm sau:

  • Bạn gọi điện cho người nhà để làm thủ tục chuyển mổ.
  • Ngay sau đó, rất nhanh chóng bạn sẽ được chuyển vào phòng mổ. Trước khi được chuyển đi, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đọc tên cho bé (cả tên nam và tên nữ) để ghi vào giấy chứng sinh.
  • Vào phòng mổ, bạn sẽ nằm nghiêng, co hai đầu gối trước ngực để bác sỹ tiêm thuốc gây tê màng cứng.
  • Khoảng 3-5 phút sau, bạn sẽ có cảm giác tê tê ở chân. Lúc này bác sỹ tiến hành mổ lấy thai.
  • Quá trình mổ diễn ra rất nhanh. Em bé cất tiếng khóc chào đời, được đưa đi vệ sinh mắt, mũi, họng. Sau đó hộ lý sẽ bế em bé cho mẹ nhìn mặt.
  • Tiếp theo em bé được bế ra ngoài cho gia đình, người thân chụp ảnh lại. Bé được đưa lên phòng kính chăm sóc riêng, còn mẹ chuyển lên phòng hậu phẫu nằm 6 tiếng.
  • Khi vào phòng hậu phẫu, bạn được các bác sỹ cho thuốc giảm đau, tiêm thuốc kháng viêm. Lúc này bạn cũng sẽ dần cảm nhận được những tác dụng phụ của thuốc gây tê màng cứng như lạnh cóng, răng cập vào nhau, buồn nôn, nôn,…tùy từng cơ địa mỗi người.

Đối với đẻ thường

  • Tuân theo mọi hướng dẫn, chỉ đạo của bác sỹ, y tá, điều dưỡng.
  • Tập thở khi cơn co đến, nghỉ ngơi khi cơn co qua đi.
  • Khi mở hết 10 phân, bạn sẽ được các bác sỹ, hộ sinh đỡ đẻ. Bạn sẽ được rạch tầng sinh môn để thuận lợi hơn cho quá trình sinh bé. Thủ thuật rạch tầng sinh môn diễn ra rất nhanh, chỉ khoảng vài giây nên hầu như bạn không thấy đau đớn gì. Khi em bé ra đời, con sẽ được vệ sinh sạch sẽ trong khi đó, mẹ sẽ được khâu tầng sinh môn.
  • Bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đọc tên đã đặt trước cho bé, để ghi vào giấy chứng sinh.

6. Những điều cần chú ý khi chăm sóc mẹ và bé những ngày ở viện

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-7

Chăm sóc mẹ những ngày ở viện.

  • Hàng ngày sẽ có giờ lấy nước nóng, giờ đổi quần áo, chăn gối cho mẹ và bé. Người nhà chú ý đếm đủ số đồ mình nhận, nếu không sẽ phải đền tiền.
  • Đối với những bé bị vàng da bệnh lý sẽ được chuyển lên phòng riêng biệt chiếu đèn. Mẹ đừng lo lắng quá, vì chỉ chiếu đèn vài hôm là bé khỏi. Mẹ cần suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần thoải mái để có đủ sữa cho con. Mẹ được phép hút sữa ra bình và chuyển lên phòng cho con bú.
  • Tâm lý thoải mái, cố gắng cho bé bú những giọt sữa non quý giá của mình. Nếu mẹ ít sữa, kiên trì cho bé bú nhiều, bé bú nhiều sẽ tự kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều hơn.
  • Dù đẻ mổ hay đẻ thường, mẹ cũng cần đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi nhiều một chỗ.
  • Khoảng 3 ngày đầu, bé sẽ đại tiện ra phân su màu đen xanh. Điều này là hoàn toàn bình thường, mẹ không phải lo lắng.
  • Nếu bé ăn sữa công thức, tuyệt đối không pha sữa cho bé bằng nước khoáng đóng chai sẵn sẽ dễ gây tiêu chảy. Mẹ có thể đổ sẵn nước nóng trong phích, chờ nguội rồi mới pha.
  • Bé tắm xong được trả về phòng. Mẹ cho bé bú hoặc pha sữa công thức. Khoảng 15 phút sau sẽ có bác sỹ đến khám cho cả mẹ và bé.
  • Buổi sáng tầm 8h30-9h, người nhà sẽ không được phép ở trong viện. Khoảng 11h mới được phép vào tiếp. Đối với những mẹ đẻ thường thì có thể tự chăm bé một mình, nhưng với mẹ đẻ mổ thì sẽ hơi khó khăn một chút. Bé được đưa đi tắm, trong lúc đó mẹ được đưa đi vệ sinh, đặt thuốc (nếu cần). Bạn cũng có thể nhờ người nhà vệ sinh vùng kín cho.

7. Một số vấn đề khác

Chuyển dạ trong thời gian bao lâu?

Cái này cũng phụ thuộc vào tùy thuộc vào mỗi người, cũng có người chuyển dạ rất nhanh nhưng cũng có người kéo dài từ 1-2 ngày liền và các cơn đau sẽ thường kéo dài cho đến khi em bé được sinh ra.

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-8

Khi mẹ bầu chuyển dạ.

Khi đau quá thì nên làm gì?

Những lúc này bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn nhói đau ở tử cung rất khó chịu, thường thì sẽ cách nhau khoảng từ 10-15 phút và dần dần xuất hiện liên tục và dồn dập hơn. Trong trường hợp bạn cảm thấy đau dữ dội mà không thể chịu đựng được thì nên yêu cầu để được bác sỹ kiểm tra. Khi các cơn co chỉ cách nhau khoảng 1 – 2 phút là dấu hiệu bạn đã sắp sinh, lúc này đây bạn sẽ cảm thấy rất đau đớn như sắp không thể chịu đựng được vậy bạn cũng đừng nên la hét làm gì vì như thế sẽ rất mất sức mà hãy hít thở thật sâu để sẵn sàng cho những bước tiếp theo.

Khi sinh em bé xong thì có được ăn gì không?

Các bạn nên nghe theo ý kiến của các bác sỹ, cũng tùy thuộc vào bạn sinh mổ hay sinh thường thì mới có thể ăn được. Nếu được ăn thì bạn có thể nhờ người nhà chuẩn bị một ít đồ ăn như trứng gà luộc, sữa hay bánh ngọt vì khi sinh sau các mẹ thường mất rất nhiều sức nên rất đói.

Khi y tá mang bé đi tắm

Trước khi y tá mang bé đi tắm bạn phải kiểm tra thật kỹ số của con mình tránh trường hợp bị nhầm lẫn nhưng sẽ hiếm khi xảy ra tình huống đấy vì các bé mới sinh sẽ được mặc đồ của bệnh viện.

Khi bạn xuất viện

Trước khi chuẩn bị xuât viện thì bạn cũng nên đi gặp bác sỹ để được tư vấn về những vấn đề chăm sóc sinh khỏe của bạn sau khi sinh em bé, cần ăn uống như thế nào cho hợp lý và cách chăm sóc bé một cách hiệu, cần tránh những vấn đề gì.

Hãy tin vào chính mình

Lúc mình bắt đầu nhập viện, chị bác sĩ chuyên khám cho mình đã lên thăm và khuyên mình một câu: “Em cứ thư giãn và tin là mình sẽ thành công”. Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng mình đã làm theo và thực sự thấy hiệu quả. Mặc dù cũng có đau đớn nhưng mình nghĩ tới con để thêm vững tâm. Thêm một kinh nghiệm nữa là các mẹ đi đẻ nhớ chuẩn bị sẵn ít nước, sữa hoặc bánh mì để mang vào phòng nhé. Không phải ai cũng đẻ ngay và các mẹ cần phải có những món này để ăn uống, giúp có sức rặn đẻ.

Cố gắng nghỉ ngơi

Các mẹ bầu có tâm lý sốt ruột khi có dấu hiệu chuyển dạ. Nhưng đợi tới lúc bé ra đời thì còn lâu lắm. Tốt nhất các mẹ hãy cố gắng nằm nghỉ trên giường có nệm êm để chuẩn bị sức lực cho cuộc vượt cạn. Kinh nghiệm của mình khi đau bụng là quỳ trên sàn nhà, tay bám vào giường, đầu gối mở rộng bằng hông. Hãy cố điều chỉnh hơi thở bằng cách thở thật chậm và sâu. Việc đó sẽ rất tốt cho quá trình chuyển dạ.

Quần lót dùng 1 lần

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-9

Sử dụng quần lót dùng 1 lần cho mẹ bầu để tiện lợi hơn.

Lần đầu đi sinh, mình không có kinh nghiệm nên bỡ ngỡ lắm. May mà chị gái mua cho một bọc quần lót dùng 1 lần. Các mẹ đừng coi thường, vì trong những ngày ở viện, việc thay rửa không hề dễ dàng, nhất là khi các mẹ bị rạch tầng sinh môn. Có chiếc quần này thì tiện lắm, chỉ cần xé hông và bỏ đi, chứ lúc đó bị khâu đau đớn lắm, việc cử động, đứng lên ngồi xuống sẽ không dễ dàng đâu.

Tập trung vào hơi thở

Hãy dồn hết sức lực, tập trung sử dụng cơ bắp để giúp em bé ra nhanh hơn. Hãy cố gắng thở khoảng 12 lần trong 1 phút, đó là cách rất tốt để thư giãn, tránh tăng huyết áp và có lợi cho quá trình chuyển dạ.

Lắng nghe trái tim bạn

Khi đang trong quá trình chuyển dạ, hãy lắng nghe những gì cơ thể nói với bạn. Với mình, hồi sinh em bé đầu tiên, khi bác sĩ bảo rặn, mình cảm thấy chưa sẵn sàng, nhưng vẫn nghe theo. Phải hơn 1 tiếng rưỡi sau Bí mới chịu ra đời, cảm giác đau đớn lắm. Lần thứ 2, rút kinh nghiệm, mình chờ đợi cho tới đúng thời điểm. Và Tít chỉ mất 20 phút là đã khóc oe oe rồi.

Nếu không chịu được, hãy yêu cầu

Mình là người rất nhát và không chịu được đau. Khi chuyển dạ, mình cố gắng tập trung và thở thật sâu, nó giúp cho mình bớt đau đớn hơn. Tuy nhiên, khi cảm thấy không thể chịu đựng được, mình đã yêu cầu gây tê màng cứng. Sau đó mình chỉ việc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và vui vẻ đón bé con chào đời.

Đừng nghe chuyện kinh dị từ người khác

Nếu mà nghe các câu chuyện của các bà đẻ khác, chắc bạn chẳng còn vững tâm mà bước vào phòng chờ sinh. Tốt nhất hãy tập trung vào công việc chính, nó sẽ giúp bạn chuyển dạ dễ dàng hơn. Đau đẻ thì ai mà không trải qua, nhưng mọi cảm giác sẽ tan biến ngay khi em bé chào đời, vì thế bạn hãy lấy đó làm động lực để dũng cảm hơn nhé.

Tham gia lớp học tiền sản

Nhiều bà mẹ hay bỏ qua vấn đề này, nhưng thực sự nó rất hữu ích. Mình đã rủ chồng cùng đi, sau đó hai vợ chồng đã cùng lên kế hoạch cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Việc sinh đẻ với mình xem ra khá nhanh bởi vợ chồng mình đã thử tập ở nhà vài lần.

dung-doc-bai-viet-nay-neu-ban-da-co-kinh-nghiem-di-de-10

Các chị em nên tham gia lớp học tiền sản để được hướng dẫn tốt hơn.

8. Kinh nghiệm đi đẻ thực tế ở bệnh viện Phụ Sản Trung Ương

Dưới đây là 12 điều cần nhớ khi đi đẻ ở bệnh viện Phụ sản HN được các mẹ đúc kết từ kinh nghiệm xương máu:

  • Mang sẵn 1 triệu ( tiền lẻ 20K, 50K). Gặp ai đưa (Tùy từng mẹ nếu có nhu cầu, mọi người cũng bảo không cần phải đưa y tá tắm, hoặc hộ lý, đưa hay ko đưa thì cũng như nhau).
  • Xác định 2 tên em bé, vào phòng đẻ ng ta bắt khai sau này thích đổi đổi sau cũng dc (nam, nữ, nếu đổi làm giấy khai sinh đổi sau).
  • Có dấu hiệu ra máu, hoặc vỡ ối, ăn nhẹ, tắm rửa đánh răng, tháo thụt. mang đồ vào viện,
  • Vào viện vào phòng cấp cứu, cầm theo sổ khám và hồ sơ sinh, bs quyết định vào phòng chờ, hay phong đẻ, đưa 100K – 200K.
  • Chồng đi đóng tiền ( 7tr đẻ dịch vụ thường trong đó 3 triệu đẻ DV – 4 triệu chọn BS. Không chọn BS ko phải nộp 4 triệu. 8 triệu đẻ mổ dịch vụ , 4 triệu dịch vụ – 4 triệu chọn BS. Ko chọn bs nộp 4 triệu). Sau khi ra viện thừa thiếu thế nào trừ sau. Thường dc trừ khoảng hơn 1tr.
  • Vào phòng chờ (nếu chưa mở được nhiều phân và chưa có cơn đau nhiều ). Một người nhà bên cạnh, đút thẻ ra ngòai thêm người vào, khi nộp 7 triệu bạn sẽ được phát 2 tờ biên lai, đến thẳng chỗ bảo vệ dơ 2 tờ biên lại đó ra và hỏi là ” Anh cho em hỏi thanh toán viện phí để ra viện ở đâu nhỉ”. Họ sẽ cho bạn vào và không cần thẻ. Hoặc lần mò các tòa nhà thông nhau, vẫn chui vào được. Khi có cơn đau thở đều và đi lại, ko ngồi 1 chỗ.
  • Vào phòng đẻ (Người nhà được vào, mang theo bỉm và chai nước, điện thoại đểu). Đưa 500K cho người đỡ đẻ ( Nói nhờ BS rồi, nhưng cái này cám ơn trước, xong sẽ cám ơn tiếp). Lúc bác sĩ nói gần mở hết. Nhắc gọi người nhà vào.
  • Đẻ xong nhớ nhắc lấy sạch rau.
  • Đẻ xong, có ng tới lau. Hỏi có phải khâu không, đưa 100K khâu cho đẹp.
  • Đẻ xong, đeo số về phòng đã đăng kí. Đưa 50K cho hộ lý đưa về phòng, nhờ đóng bỉm, từ hôm sau nên tự trèo lên bàn, tháo, mặc quần (nhanh lành), có thể nằm cho con bú hôm đầu. (Gặp con chụp ảnh lại)
  • Mỗi ngày, từ 8h sáng đến 11h sáng, BV bệnh viện sẽ đuổi tất cả người nhà ra. Lúc đó, người ta cũng mang bé đi tắm. Kiểm tra lại dây đeo cổ con, cài tờ 20K vào khăn quấn, đưa quần áo của con cho người tắm mặc hộ.
  • Khi bé đi tắm nằm ngủ cho lại sức. Nhờ người nhà pha sữa trước, ủ ấm, bé về cho uống hoặc ti,…

Tin chắc rằng sau những kinh nghiệm đi đẻ mình chia sẻ trên đây thì các chị em đã dẹp tan được những lo lắng trước khi sinh em bé. Các mẹ hãy tự tin vào bản thân mình, hãy tin rằng mình hoàn toàn có thể làm được nhé. Chúc các chị em “mẹ tròn con vuông”!

Bác sỹ tâm sự chuyện nhận phong bì | VTC từ Youtube

Câu hỏi về Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!

Từ khóa tìm Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ

VTC | Sau clip được cho là cán bộ bệnh viện K nhận cả xấp phong bì từ người nhà bệnh nhân, được đăng tải trên mạng xã hội, cấu chuyện nhận phong bì trong ngành y lại nóng lên. Cùng nghe tâm sự của bác sỹ về câu chuyện chiếc phong bì…

* Đăng ký VNOTV: http://goo.gl/KHzRYa
* Đăng ký VTCThethao: https://goo.gl/eAJ7s5
*Đăng ký VTCTube: https://goo.gl/E3JIH9
* Facebook: http://facebook.com/truyenhinhvtc
Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ
cách Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ
hướng dẫn Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ
Kinh Nghiệm Đưa Phong Bì Cho Bác Sĩ miễn phí

Nguồn: chanhtuoi.com

latrongnhon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *