Lê Quang Hòa là gì? Chi tiết về Lê Quang Hòa mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Lê Quang Hòa
Le Quang Hoa (1973).jpg
Chức vụ
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Nhiệm kỳ 1980 – 1986
Tổng Thanh tra Quân đội
Nhiệm kỳ 1980 – 1987
Kế nhiệm Hoàng Cầm
Chính ủy Quân khu 4
Nhiệm kỳ 1977 – 1980
Tiền nhiệm Đặng Hoà
Kế nhiệm Đặng Hoà
Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhiệm kỳ 1973 – 1976
Chính ủy Quân khu 4
Nhiệm kỳ 1967 – 1973
Tiền nhiệm Lê Hiến Mai
Kế nhiệm Đặng Hoà
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Nhiệm kỳ 13 tháng 6 năm 1963 – 
Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân
Nhiệm kỳ 1963 – 1967
Tiền nhiệm Nguyễn Xuân Hoàng
Kế nhiệm Nguyễn Đình Ước
Chính ủy Binh chủng Pháo binh
Nhiệm kỳ 1961 – 1963
Tiền nhiệm Nguyễn Xuân Hoàng
Kế nhiệm Trương Công Cẩn
Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân
Nhiệm kỳ 1957 – 1960
Tiền nhiệm Trần Tử Bình
Kế nhiệm Đoàn Quang Thìn
Hiệu trưởng kiêm Chính ủy Trường Văn hóa Quân đội
Nhiệm kỳ 1955 – 1956
Chính ủy Cục Quân huấn
Nhiệm kỳ 1950 – 1955
Tiền nhiệm Lê Thiết Hùng
Kế nhiệm Cao Văn Khánh
Chính trị Ủy viên Khu III
Nhiệm kỳ 25 tháng 7 năm 1947 – 
Thông tin chung
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 1914
Mỹ Hào, Hưng Yên
Mất 1993
Binh nghiệp
Thuộc Flag of Viet Nam Peoples Army.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1945-1987
Cấp bậc Vietnam People's Army Colonel General.jpg Thượng tướng
Đơn vị
  • Tổng cục Chính trị
  • Quân khu 4
  • Báo Quân đội nhân dân
  • Binh chủng Pháo binh
  • Trường Sĩ quan Lục quân
  • Trường Văn hóa Quân đội
  • Cục Quân huấn
Tham chiến • Chiến tranh Đông Dương

• Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)

• Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).

Khen thưởng Vietnam Hochiminh Order ribbon.png Huân chương Hồ Chí Minh
Vietnam Military Exploit Order ribbon.png Huân chương Quân công hạng nhất
Resolution for Victory Order ribbon.png Huân chương Chiến thắng hạng nhất
Vietnam Resistance Order ribbon.png Huân chương Kháng chiến hạng nhất × 2

Lê Quang Hòa (1914 – 1993) là nhà hoạt động cách mạng, một tướng lĩnh cấp cao, hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Thanh tra quân đội, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá IV. Huân chương Hồ Chí Minh[1].

Tham gia cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Lê Thành Kim, sinh năm 1914, quê ở xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào (nay là thị xã Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên.

Năm 1938, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong Đoàn Thanh niên Dân chủ Hà Nội.

Năm 1939, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Tháng 12/1939, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 5 năm tù và đi đày ở nhà tù Sơn La. Tháng 3/1945, ông vượt ngục, trở về hoạt động tại Sơn Tây, là thành viên Ban cán sự tỉnh.

Trong Cách mạng tháng Tám, ông tham gia lãnh đạo, tổ chức giành chính quyền ở Sơn Tây.

Tham gia quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 11/1945 đến 1949, ông là Chính trị ủy viên Chiến khu 3, Bí thư Quân khu ủy, Ủy viên thường vụ Liên khu ủy Liên khu 3. Năm 1949, ông là Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Mặt trận Trung Du.

1950-1955, ông là Cục phó rồi Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu.

Từ năm 1955-1956, ông là Hiệu trưởng kiêm Chính ủy Trường Văn hóa Quân đội kiêm Cục trưởng cục Văn hoá Quân đội.

1957-1960, Chính ủy kiêm Bí thư đảng ủy Trường Sĩ quan Lục quân.

1960-1963, Chính ủy Bộ Tư lệnh Pháo binh.

Từ 1963-1967, ông là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân.

1967-1973, Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy Quân khu 4.

Năm 1973, ông là Trưởng đoàn Quân sự miền Bắc trong Ban liên hợp quân sự bốn bên (Four- Party Joint Military Commission) tại trại Davis, hàm Thiếu tướng. Sau đó là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Bí thư Đảng ủy, Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 1.

Năm 1974 ông được thăng hàm Trung tướng.

Năm 1975, ông là Phái viên của Ban thường vụ Quân ủy Trung ương ở Huế; Phó Chính ủy – Ủy viên thường trực Quân ủy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chính ủy Chiến dịch Hồ Chí Minh, trực tiếp tham gia lãnh đạo cánh quân hướng Đông.

Năm 1976, ông tiếp tục giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1977, ông là Chính ủy Quân khu 4.

Năm 1980, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam kiêm Tổng thanh tra Quân đội.

Năm 1986 ông được thăng hàm Thượng tướng.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 4.

Ông mất năm 1993 tại Hà Nội.

Lịch sử thụ phong quân hàm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thụ phong 1959 1974 1986
Quân hàm Vietnam People's Army Major General.jpg Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg Vietnam People's Army Colonel General.jpg
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Minh Nhã nguyên phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và có người con gái là Đại tá Lê Minh Hằng – Trưởng phòng huyết học của Bệnh xá Tổng tham mưu cùng con rể là đại tá Phan Thanh Chương – Chủ nhiệm khoa A5 bệnh viện 108 và hai cháu trai.

  1. ^ [Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam- tr.597, nxb QĐND 2004]


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lê_Quang_Hòa&oldid=65014385”

Từ khóa: Lê Quang Hòa, Lê Quang Hòa, Lê Quang Hòa

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Google giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.3 (161 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn