Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA là gì? Chi tiết về Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA, gọi tắt là Lịch FIFA, là thời kỳ mà các câu lạc bộ bóng đá có nghĩa vụ giải phóng cầu thủ của họ cho các đội tuyển quốc gia. Đây là một thỏa thuận giữa FIFA, sáu liên đoàn bóng đá châu lục, Hiệp hội các câu lạc bộ châu âu và FIFPro.[1].

Thời kỳ mà các câu lạc bộ phải giải phóng cầu thủ cho đội tuyển quốc gia bao gồm:

  • Những giải đấu mà câu lạc bộ phải giải phóng cầu thủ cho đội tuyển quốc gia, đã được FIFA quy định.
  • Những ngày FIFA (FIFA days).

Các giải đấu mà câu lạc bộ phải giải phóng cầu thủ cho đội tuyển quốc gia gồm FIFA World Cup, UEFA EURO, AFC Asian Cup, Copa America, CONCACAF Gold Cup, CAF CAN, FIFA Confederations Cup, CONCACAF Nations League cũng như UEFA Nations League.

Ngoài những giải này, còn có khoảng thời gian khác mà câu lạc bộ cũng phải giải phóng cầu thủ cho đội tuyển quốc gia, đó gọi là FIFA days.

Các ngày chính thức của FIFA days hiện nay bao gồm: cuối tháng 3, đầu tháng 6, đầu tháng 9, đầu tháng 10 và giữa tháng 11. Mỗi đợt FIFA days chỉ diễn ra trong khoảng 9 ngày, vì vậy FIFA days là quãng thời gian thường dành cho các trận giao hữu.

Mỗi lần tham gia một trận đấu chính thức, các cầu thủ có 4 ngày để phục vụ cho đội tuyển quốc gia, cả đi và về. Nếu một người tham gia một trận đấu chính thức ở một châu lục khác với câu lạc bộ của mình, thời gian là 5 ngày. Trận đấu giao hữu được coi là ít quan trọng và thời gian là 48 giờ.[2]

FIFA nhấn mạnh rằng các trận đấu chính thức và giao hữu sẽ được ưu tiên tổ chức tại thời gian này, tuy nhiên không nói rõ về các trận đấu giao hữu tự tổ chức giữa các hiệp hội bóng đá quốc gia. Bóng đá tại Thế vận hội Olympic không nằm trong danh sách các giải đấu bắt buộc nhả người, tuy nhiên FIFA khuyến khích việc nhả cầu thủ dưới 23 tuổi. [3]

Mục đích[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá khứ, khi lựa chọn thời điểm thi đấu, các hiệp hội bóng đá quốc gia và FIFA thường xuyên mâu thuẫn với các câu lạc bộ về việc nhả cầu thủ, nhất là các ngôi sao để thực hiện nghĩa vụ quốc gia. Mâu thuẫn như vậy đòi hỏi sự thỏa thuận giữa các bên.

Việc tập trung các trận thi đấu quốc tế lại vào chung một thời điểm tạo ra sự thống nhất cho các đội tuyển quốc gia, cũng như các đội tuyển có đủ thời gian để lên kế hoạch tập luyện và thi đấu.

Việc thực hiện lịch FIFA diễn ra rất chặt chẽ ở châu Âu. Hiện nay, hầu hết các khoảng thời gian này đều được điền kín bởi vòng loại Euro (tháng 3,6,9,10,11 năm 2019), vòng loại World Cup (tháng 3,6,9,10,11 năm 2021), cũng như Nations League (tháng 9, 10, 11 năm 2018, 2020). Vòng play-off vòng loại Euro và dự kiến là World Cup đều sẽ dời sang tháng 3, trong khi vòng chung kết diễn ra vào tháng 6. Thời gian dành cho giao hữu là rất ít cho các đội tuyển.

Ở các châu lục khác, lịch FIFA được thực hiện thoải mái hơn, do việc phục vụ đội tuyển quốc gia được xem như là vinh dự và câu lạc bộ phải nhả cầu thủ là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, hầu hết các giải đấu dành cho các đội tuyển quốc gia đều được tổ chức vào lịch FIFA nhằm đảm bảo thống nhất và có khoa học.

Tranh chấp với Hiệp hội các câu lạc bộ châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội các Câu lạc bộ Châu Âu thường có tranh chấp với FIFA về khoản bồi thường mà mỗi câu lạc bộ được nhận mỗi khi phải nhả cầu thủ cho các đội tuyển quốc gia. 

Tại World Cup 2010, 40 triệu euro đã được trả cho các câu lạc bộ để bồi thường. Các câu lạc bộ muốn một số tiền nhiều hơn 6 lần. Các tranh chấp vẫn thường xuyên xảy ra, chủ yếu quanh số tiền bồi thường và vấn đề chấn thương của các cầu thủ khi đá cho đội tuyển. Các câu lạc bộ gọi sự chấn thương là các virus FIFA, và thường xuyên đòi số tiền bồi thường cho việc này.

Chủ tịch ECA, ông Karl-Heinz Rummenigge, nói: “Thật không may, các cuộc thảo luận với chủ tịch FIFA đã thất bại trong việc đưa ra một kết quả khả quan có tính đến nhu cầu của các câu lạc bộ”.[4]

Vào tháng 3 năm 2012, FIFA đã phát hành một thông cáo báo chí cho thấy rằng Rummennigge đã được mời tham dự một hội nghị thượng đỉnh nhưng không tham dự.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^

    “International match calendar – major step made towards final agreement”. FIFA.com. ngày 5 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2012.

  2. ^ “Release of players for national association representative matches in accordance with the Coordinated International Match Calendar” (pdf). FIFA.com. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ http://www.clicrbs.com.br/especial/sc/qualidade-de-vida-sc/19,0,2036917,Fifa-obriga-clubes-a-cederem-atletas-sub23-para-Pequim.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ Scott, Matt (ngày 28 tháng 2 năm 2012). “Open warfare between Fifa and the European Clubs Association threatens to overshadow 2018 World Cup”. Telegraph. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ Scott, Matt (ngày 5 tháng 3 năm 2012). “Fifa hits back after clubs’ chief Karl-Heinz Rummenigge snubs key meeting”. Telegraph. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2012.


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lịch_thi_đấu_Trận_đấu_Quốc_tế_FIFA&oldid=63035707”

Từ khóa: Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA, Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA, Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Web giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.8 (141 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn