Liên hệ mở rộng bài Lặng Lẽ Sa Pa|Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa”

Bạn đang tìm kiếm về Liên Hệ Mở Rộng Bài Lặng Lẽ Sa Pa, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn bài viết Top 18+ Liên Hệ Mở Rộng Bài Lặng Lẽ Sa Pa được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vòng bài viết về chủ đề Liên Hệ Mở Rộng Bài Lặng Lẽ Sa Pa hữu ích với bạn.

“Lặng lẽ Sa Pa” là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Thành Long được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 9. Với dạng đề phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện, có những mẹo nhỏ nào để ăn trọn điểm từ thầy cô, mời các bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Những lưu ý khi phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa”

Với dạng bài phân tích nhân vật, cô Phương lưu ý với các bạn học sinh cần lưu tâm tới các yếu tố quan trọng về xuất thân, ngoại hình, tính cách, số phận, vẻ đẹp phẩm chất thông qua những suy nghĩ, hành động,… Chính những yếu tố đặc điểm riêng về ngoại hình, tính cách,… làm nên nét riêng của nhân vật, đây cũng chính là điều quan trọng ta cần làm nổi bật khi phân tích một nhân vật văn học.

Đối với nhận vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, chúng ta cần nêu nổi bật hoàn cảnh sống và tính chất công việc của anh.

Phần 1: Mở bài

Hai ý chính mà hầu hết các mở bài phần nghị luận văn học đều cần đề cập tới: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề chính cần nghị luận.

Với tác giả Nguyễn Thành Long, chúng ta cần lưu ý tới phong cách của ông – những truyện ngắn nhẹ nhàng, tình cảm, pha chất ký, giàu chất thơ và thấm đẫm chất trữ tình. Về tác phẩm, “Lặng lẽ sa Pa” là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970, viết về đề tài cuộc sống xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chú ý, học sinh làm phần này thường viết khá dài, lan man khó tránh khỏi việc lạc đề hoặc mất quá nhiều thời gian cho phần mở bài.

Anh thanh ni%C3%AAn

Phần 2: Thân bài

Cô Đỗ Khánh Phượng hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật anh thanh niên theo các ý chính: Về hoàn cảnh sống và những vẻ đẹp của anh thanh niên trong suy nghĩ, hành động, lối sống hàng ngày với mọi người.

1. Hoàn cảnh sống

  • Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, giữa cỏ cây mây núi.
  • Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu
  • Công việc: Đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, báo trước thời tiết, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

Nhận xét: Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc dễ gây nhàm chán.

2. Những nét đẹp trong việc làm, cách sống, suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với mọi người của anh thanh niên

– Anh có những suy nghĩ đẹp:

Trong công việc: 

  • Ước ao làm ở độ cao lý tưởng (yêu công việc)
  • “…Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?… Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cắt nó đi cháu buồn đến chết mất” (sâu sắc)
  • Việc của anh gắn với bao nhiêu anh em đồng chí dưới kia (hiểu công việc)

Trong quan niệm:

  • Hạnh phúc khi anh giúp bắn máy bay Mỹ
  • Hạnh phúc cá nhân hòa vào niềm vui dân tộc

Trong cuộc sống:

  • Sách là bạn để anh “trò chuyện”, chống chọi lại sự vắng lặng
  • Sách giúp anh học hành, mở mang kiến thức

– Anh có những hành động đẹp:

  • Làm việc nghiêm túc, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao: giờ ốp chính xác
  • Anh vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ: chặn xe, giấu mình
  • Trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, dọn nhà gọn gàng

– Anh có phong cách sống đẹp:

  • Cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện
  • Quan tâm tới người khác: Biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông họa sĩ uống trà, tặng họ giỏ trứng gà tươi
  • Khiêm tốn, thành thực: Thấy công việc và đóng góp của mình nhỏ bé. Ông họa sĩ muốn vẽ chân dung, anh nhiệt tình giới thiệu người khác.

Nhận xét: Anh thanh niên trẻ trung, mang cho mình lối sống tích cực. Năng lượng tươi mới đó có sức lan tỏa, khiến con người sống tích cực hơn.

3. Đánh giá nghệ thuật, nội dung

Đây là phần mà rất nhiều bạn học sinh thường bỏ qua khi làm bài nghị luận văn học, tuy nhiên đây là bước cực kỳ quan trọng trong bố cục bài văn nghị luận, thường chiếm tới 0,5 điểm trong tổng thể bài viết.

Học sinh cần lưu ý, đánh giá, tổng kết lại về nội dung, nghệ thuật toàn bài trong khoảng 5 đến 10 dòng, tránh đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn, không khái quát hết các ý chính.

  • Nội dung:

– Chỉ bằng một số chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

– Anh thanh niên chính là đại diện cho thế hệ trẻ xây dựng đất nước. Đây cũng là tư tưởng chung của những con người trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội. “Trong cái im lặng của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”

  • Nghệ thuật:

– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hợp lý.
– Xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên với trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong truyện.
– Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua những hành động và các cuộc đối thoại.
– Ngôn ngữ truyện: Nhẹ nhàng mà thấm đẫm chất thơ.

Phần 3: Kết bài

Học sinh khẳng định lại vẻ đẹp của anh thanh niên và thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật anh thanh niên: Hình tượng nhân vật miệt mài, hăng say lao động, có lối sống tích cực, lan tỏa tới mọi người.

Liên hệ mở rộng bài Lặng Lẽ Sa Pa

– Khi phân tích nhân vật anh thanh niên, học sinh có thể liên hệ tới tư tưởng của nhân vật chính trong truyện “Thép đã tôi thế đấy” để làm phong phú hơn bài văn:

“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người….”

(Pavel Corsaghin nhân vật chính trong truyện “Thép đã tôi thế đấy” của tác giả Nikolai A.Ostrovsky)

– Liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Truyện ngắn là kết quả chuyến đi lên Lào Cai hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.

Truyện ngắn là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Tinh thần của anh thanh niên chính là tinh thần chung của thời đại, vẻ đẹp của lý tưởng cống hiến, góp sức mình cho công cuộc đổi mới của đất nước.

– Những bài học rút ra từ vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên:

  • Khát vọng cống hiến tuổi trẻ mình cho đất nước, làm tốt mỗi phần công việc của chính mình chính là đang góp sức cho đất nước.
  • “Hạnh phúc nảy mầm mỗi khi con người ý thức được phận vị của mình và hoạt động tự giác, hăng say với tất cả những khả năng mà mình có được.”

Câu hỏi về Liên Hệ Mở Rộng Bài Lặng Lẽ Sa Pa

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Liên Hệ Mở Rộng Bài Lặng Lẽ Sa Pa hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Liên Hệ Mở Rộng Bài Lặng Lẽ Sa Pa được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Liên Hệ Mở Rộng Bài Lặng Lẽ Sa Pa giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!

Từ khóa tìm Liên Hệ Mở Rộng Bài Lặng Lẽ Sa Pa

liên hệ mở rộng bài lặng lẽ sa pa
liên hệ lặng lẽ sa pa
liên hệ mở rộng lặng lẽ sa pa
tác phẩm liên hệ với lặng lẽ sa pa
liên hệ tác phẩm lặng lẽ sa pa
liên hệ bài lặng lẽ sa pa
lặng lẽ sa pa liên hệ với tác phẩm nào
liên hệ anh thanh niên
liên hệ mở rộng anh thanh niên
mở rộng lặng lẽ sa pa
liên hệ mở rồng, anh thanh niên
dẫn chứng liên hệ lặng lẽ sa pa
liên hệ của bài lặng lẽ sa pa
mở rộng bài lặng lẽ sa pa
liên hệ bài anh thanh niên
liên hệ anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa
liên hệ nhân vật anh thanh niên
liên hệ lặng lẽ sapa
liên hệ mở rộng, anh thanh niên
liên hệ bản thân bài lặng lẽ sa pa
liên hệ bản thân lặng lẽ sa pa
liên hệ tác phẩm anh thanh niên

Scores: 4.7 (189 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn