Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Stone pipe (19th century engraving).
Liên minh Iroquois (phát âm /ˈɪrəkwɔɪ/) là một hiệp định hòa bình được ký kết giữa các bộ tộc hùng mạnh người Iroquois (người Mỹ bản địa) vào thế kỳ XVII, để nhằm ngăn chặng các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc, từ nền tảng đó các bộ lạc giúp đỡ nhau, liên kết và phụ thuộc nhau nhằm chống lại sự hiện diện ngày càng đông của thực dân châu Âu có mặt ở bờ biển phía Đông.
Quá trình thiết lập Liên minh Iroquois[sửa | sửa mã nguồn]
Theo truyền thuyết, Liên minh này do nhà thông thái của bộ tộc Mohawk là Dekanawida và môn đệ của ông là Hiawatha thành lập. Hiawatha đã mất cả cuộc đời để đi từ làng này đến làng khác để thuyết phục họ ký kết “hiệp định hòa bình”. Đến thế kỉ XVII, vùng đất do người Iroquois kiểm soát đã kéo dài từ New England đến sông Mississippi ở phía Tây và sông Tennesse ở phía Nam. Ban đầu chỉ gồm 5 bộ tộc hùng mạnh nhất (còn gọi là 5 nước) là: bộ tộc Cayuga, Mohawk, Oneida, Onondaga và Seneca. Đến năm 1722, năm nước đã trở thành 6 do có thêm bộ lạc người da đỏ Tuscarora tham gia. Bộ lạc này đã bị dân di cư đuổi khỏi miền Nam.
Cơ cấu thiết lập Liên minh Iroquois[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
Cơ cấu chính trị duy nhất của liên minh là sự độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, đã giao phó một trọng trách đặc biệt cho phụ nữ. Nhưng không chỉ những phụ nữ thuộc vào dòng giống theo chế độ mẫu hệ, những người phụ nữ còn bổ nhiệm thêm 50 tộc trưởng, những người sẽ đứng trong hội đồng lãnh đạo của liên minh 5 nước, cũng giống như đại diện là đàn ông trong các hội đồng của bộ tộc. Mặt dù liên minh không can thiệp vào mối quan hệ giữa các bộ tộc, nhưng nó đã hòa giải thành công các cuộc xung đột giữa các bộ tộc.
Những thành công của Liên minh Iroquois[sửa | sửa mã nguồn]

Mohawk leader John Smoke Johnson (right) with John Tutela and Young Warner, two other Six Nations War of 1812 veterans. Photo: July 1882.
Vào năm 1779, khi lực lượng quân cách mạng Mĩ đang trên đường làm nhiệm vụ trừng phạt đến lưu vực sông Mohawk, ở phía Tây New York, họ rất kinh ngạc về những bằng chứng về nền văn hóa hiếm có Iroquois. Trải dài trước mặt họ là những cánh đồng ngô, hoa quả, khoai tây, đậu Hà Lan, đậu cove, những khu vườn táo, đào, hoa; và những trang trại được trang bị đầy đủ với những đàn gia súc và đàn gia cầm. Trong con mắt của những người lính bình thường, cuộc sống của những người Iroquois trong những ngôi nhà khung gỗ, được xây bằng đá và có ống khói bằng gạch và cửa sổ bằng kính tốt hơn nhiều so với cuộc sống của phần lớn những người châu Âu định cư trong khu vực. Vào khoảng năm 1650, người Iroquois đã đạt tới một nền văn minh tiên tiến nhất của người Mỹ bản xứ phía Bắc Rio – Grande. Trong thời hoàng kim, họ đã gây được ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi dân số của họ, khoảng 16.000 người lúc đông nhất. Họ không chỉ có khả năng kìm chế hai vương triều lớn của Châu Âu là Anh và Pháp mà còn tổ chức được một cơ cấu chính trị tinh vi, trở thành những khuôn mẫu trong những đề xuất của Benjamin Franklin về một chính phủ liên bang mới ở Mĩ.
Sự sụp đổ và biến mất của Liên minh Iroquois[sửa | sửa mã nguồn]
Dưới ảnh hưởng của Sir William Johnson, Liên minh Iroquois đã cùng với người Anh chống lại người Pháp trong cuộc đấu tranh giành đất đai và buôn lông thú. Trừ những người thuộc bộ tộc Tuscarora và một nửa số người thuộc bộ tộc Oneida, thì Liên minh Iroquois luôn kề vai sát cánh với người Anh trong cuộc chiến tranh cách mạng – một lựa chọn đã đem tại họa đến cho người da đỏ, Sau khi Liên minh Iroquois tham gia vào hai cuộc thảm sát ở thung lũng Chery và thung lũng Wyoming, tướng George Washington đã hạ lệnh tiến hành cuộc viễn chinh trừng phạt do tướng John Sullivan lãnh đạo. Đến cuối thể kỷ XVIII, chiến tranh và bệnh dịch đã làm cho dân số của Liên minh chỉ còn 1/4, và cuối cùng họ đã mất toàn bộ đất đai vì bị những kẻ đầu cơ bất động sản phá bỏ những hiệp ước hay cướp đất.
Người Iroquois ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi Liên minh người Iroquois sụp đổ, người Iroquois bị đuổi ra khỏi các vùng đất mà tổ tiên họ đã sống. Nhiều người bị chết trong các trận chiến với quân viễn chinh Mĩ, và trong các trận dịch bệnh mà người châu Âu mang đến khi họ đến định cư. Các vùng đất của tổ tiên họ dần dần bị mất đi vào tay những người buôn đất. Ngày nay người Iroquois còn lại khoảng 125,000 người sinh sống ở Bắc Mĩ, trong đó khoảng 80,000 người sống tại Mĩ (New York, Wisconsin, South Carolina, Oklahoma) và khoảng 45,000 người sống tại Canada (Nam Quebec và Nam Ontario).
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- The Almanac of American History_Arthur M.Schlrsinger,Jr.
- Charles Augustus Hanna, The Wilderness Trail, New York: Putnam Brothers, 1911, p. 97.
- Grindle, D (1992). “Iroquois political theory and the roots of American democracy”. In Lyons O. Exiled in the land of the free: democracy, Indian nations, and the U. S. Constitution. Santa Fe, N.M: Clear Light Publishers. ISBN 0-940666-15-4.
- http://en.wikipedia.org/wiki/Iroquois
Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Fenton, William N. The Great Law and the Longhouse: A Political History of the Iroquois Confederacy. Norman: University of Oklahoma Press, 1998. ISBN 0806130032.
- Jennings, Francis. The Ambiguous Iroquois Empire: the Covenant Chain Confederation of Indian Tribes with English Colonies from Its Beginnings to the Lancaster Treaty of 1744. New York: Norton, 1984. ISBN 0393017192.
-
Graymont, Barbara (2005), The Iroquois, Chelsea House Publishers, ISBN 0791079937
- Jennings, Francis, ed. The History and Culture of Iroquois Diplomacy: An Interdisciplinary Guide to the Treaties of the Six Nations and Their League, Syracuse, N.Y.: Syracuse University Press, 1985. ISBN 0815626509.
- Richter, Daniel K. The Ordeal of the Longhouse: The Peoples of the Iroquois League in the Era of European Colonization, Chapel Hill: University of North Carolina Press, 1992. ISBN 0807820601.
- Richter, Daniel K., and James H. Merrell, eds. Beyond the Covenant Chain: the Iroquois and Their Neighbors in Indian North America, 1600–1800. University Park, Pa.: Pennsylvania State University Press, 2003. ISBN 027102299X.
- Santiemma, Adriano L’unione dei cinquanta cieli di Iroquoia, Roma: Bulzoni, 1994. ISBN 8871197208.
- Santiemma, Adriano In viaggio sul sentiero irochese, Roma: Bulzoni 1998. ISBN 888319179X.
- Santiemma, Adriano Towards a Monocultural Future through a Multicultural Perspective. The Iroquois Case, in: Canadian Issues, XXI, 1999.
- Shannon, Timothy J. Iroquois Diplomacy on the Early American Frontier. New York: Viking, 2008. ISBN 9780670018970.
- Snow, Dean R. The Iroquois. Oxford, UK and Cambridge, MA: Blackwell, 1994. ISBN 1557862257.
- Tooker, Elisabeth, ed. An Iroquois Source Book. 3 volumes. New York: Garland, 1985–1986. ISBN 0824058771.
Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]
- Iroquois Indian Museum
- Canadian Genealogy (The Iroquois)
Bản mẫu:Iroquois Confederacy
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Liên minh Iroquois
Từ khóa: Liên minh Iroquois, Liên minh Iroquois, Liên minh Iroquois
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Google giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn