Little Boy là gì? Chi tiết về Little Boy mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Little boy.jpg
Một mô hình Little Boy thời hậu chiến
Loại Vũ khí hạt nhân
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Lược sử chế tạo
Người thiết kế Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos
Giai đoạn sản xuất 1945
Số lượng chế tạo 32
Thông số
Khối lượng 9.700 pound (4.400 kg)
Chiều dài 10 foot (3,0 m)
Chiều rộng 71 cm
Đường kính 28 inch (71 cm)

Thuốc nhồi Urani-235
Trọng lượng thuốc nhồi 140 lb (64 kg)
Sức nổ 16 kt (67 TJ)

Little Boy” (tạm dịch là: “Cậu bé”) là tên mật mã của quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là vũ khí hạt nhân đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh. Quả bom Little Boy được thả xuống bởi pháo đài bay Boeing B-29 Enola Gay do Đại tá Paul W. Tibbets, Jr. —chỉ huy Nhóm liên quân 509 của Không lực Lục quân Hoa Kỳ (USAAF)— và Đại úy Robert A. Lewis điều khiển. Vụ nổ có sức công phá tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT (63 TJ), gây ra thảm hoạ kinh hoàng đối với thành phố Hiroshima. Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima là vụ nổ hạt nhân thứ hai trong lịch sử (vụ nổ hạt nhân đầu tiên là cuộc thử nghiệm Trinity).

Little Boy được phát triển bởi nhóm của Thiếu tá Hải quân Francis Birch tại Phòng thí nghiệm Los Alamos thuộc Dự án Manhattan trong Thế chiến thứ hai, sau khi quả bom hạt nhân đầu tiên mang tên Thin Man (tạm dịch: “Thằng gầy”) không thành công. Giống như Thin Man, Little Boy cũng là loại vũ khí phân hạch dạng súng; tuy nhiên, phản ứng nổ của Little Boy là do phản ứng phân hạch của đồng vị urani-235, trong khi Thin Man dựa trên sự phân hạch của plutoni-239. Phản ứng phân hạch được thực hiện bằng cách dùng thuốc nổ đẩy nitrocellulose bắn một “viên đạn” (bullet) hình trụ rỗng đến “bia” (target) hình trụ đặc làm bằng cùng loại vật liệu. Little Boy chứa 64 kg urani được làm giàu cao, mặc dù lượng urani thực sự tham gia quá trình phân hạch hạt nhân chiếm chưa đến 1 kg. Các thành phần của quả bom được chế tạo tại ba nhà máy khác nhau để không ai có bản sao của thiết kế hoàn chỉnh.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, không ai cho rằng thiết kế Little Boy, vốn có hiệu suất thấp, sẽ được sử dụng lại; do vậy, nhiều tài liệu và bản vẽ liên quan đã được hủy. Tuy nhiên, vào giữa năm 1946, các lò phản ứng của Khu phức hợp sản xuất hạt nhân Hanford bắt đầu chịu tác động nặng nề từ hiệu ứng Wigner (tức hiện tượng các nguyên tử trong chất rắn bị lệch vị trí do bức xạ neutron gây ra), đồng thời, plutoni trở nên khan hiếm, vì vậy sáu tổ hợp Little Boy đã được sản xuất tại Căn cứ Sandia. Cục Vũ khí Hải quân Hoa Kỳ đã chế tạo 25 tổ hợp Little Boy khác vào năm 1947 để sử dụng cho máy bay chống ngầm hạt nhân Lockheed P2V Neptune được phóng từ các tàu sân bay lớp Midway. Đến cuối tháng 1 năm 1951, toàn bộ tất cả các tổ hợp Little Boy đều không còn được sử dụng.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà vật lý Robert Serber đã đặt tên cho hai thiết kế bom nguyên tử đầu tiên dựa trên hình dạng của chúng: “Thin Man” (Thằng gầy) và “Fat Man” (Thằng béo). Thin Man có thiết kế dài, mỏng; tên của nó xuất phát từ nhân vật The Thin Man trong tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Dashiell Hammett và loạt phim cùng tên. Fat Man lại có thiết kế mập, tròn, nên được đặt theo tên của Kasper Gutman, một nhân vật có hình dáng tròn trĩnh trong tiểu thuyết The Maltese Falcon cũng của Hammett xuất bản năm 1930, đồng thời do diễn viên Sydney Greenstreet thủ vai trong phiên bản điện ảnh ra mắt năm 1941. Little Boy được đặt tên nhằm liên tưởng đến Thin Man vì hình dáng của nó dựa trên thiết kế của Thin Man.[1]

Quá trình phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Do có khả năng phân hạch, đồng vị urani-235 (235U) là vật liệu đầu tiên được sử dụng trong quá trình phát triển bom nguyên tử. Little Boy đôi khi còn được gọi là Mark I (phiên bản số 1) vì đó là thiết kế bom hạt nhân đầu tiên được nghiên cứu, phát triển (cũng đồng thời là thiết kế đầu tiên được sử dụng trong quân sự). Công việc chủ yếu trong giai đoạn phát triển Little Boy là quá trình làm giàu đồng vị urani đủ dùng trong bom nguyên tử, vì lượng 235U chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (1 phần 140) trong urani tự nhiên. Việc làm giàu urani được thực hiện tại Oak Ridge, Tennessee, nơi nhà máy tách điện từ mang mật danh Y-12 bắt đầu chính thức vận hành vào tháng 3 năm 1944. Tháng 6 năm 1944, những lô vật liệu urani làm giàu cao (HEU) đầu tiên đã được gửi đến Phòng thí nghiệm Los Alamos.

Hầu hết lượng urani cần dùng để sản xuất bom nguyên tử được khai thác từ mỏ Shinkolobwe (Congo). Năm 1940, khoảng 1.200 tấn thiếu (1.100 tấn) quặng urani được vận chuyển đến New York nhờ vào tầm nhìn xa của Edgar Sengier, Giám đốc điều hành công ty High Katanga Mining Union (UMHK, tạm dịch: Liên minh Khai thác mỏ Katanga Thượng). Ít nhất một phần trong lô hàng này, cùng với số lượng quặng urani và urani oxide mà nhóm Đặc nhiệm Alsos (Alsos Mission) thu giữ được vào năm 1944 và 1945, đã được vận chuyển đến Oak Ridge để tách đồng vị urani; ngoài ra, sau khi quân đội Đức đầu hàng vào tháng 5 năm 1945, có thêm 1.232 pound (559 kg) urani oxide được thu giữ trên tàu ngầm U-234 của Đức đang trên đường đến Nhật Bản.

Tuy cùng là loại vũ khí phân hạch dạng súng, Little Boy là phiên bản đơn giản hóa của Thin Man. Thin Man, dài 17 feet (5,2 m), được thiết kế để sử dụng chất phóng xạ plutoni, vì vậy nó cũng có thể sử dụng nhiên liệu urani đã được làm giàu. Thiết kế của Thin Man đã bị loại bỏ sau khi Emilio G. Segrè và Nhóm P-5 của ông tại Los Alamos, bằng thực nghiệm, đã phát hiện plutoni tạo ra bằng lò phản ứng tái sinh (reactor-bred plutonium) chứa lượng tạp chất đồng vị plutoni-240 (240Pu) cao hơn so với loại plutoni tạo ra từ máy gia tốc cyclotron (cyclotron-produced plutonium). Loại đồng vị này có tốc độ phân hạch tự phát cao, làm tăng thông lượng neutron nhanh chóng, dẫn đến hiện tượng tự nổ sớm khi chất phóng xạ trong vũ khí hạt nhân chưa đạt đến khối lượng tới hạn, gây nguy hiểm. Do vậy, thiết kế của Thin Man bị loại bỏ và chuyển hướng sang mẫu thiết kế bom hạt nhân phức tạp hơn, mang tên Fat Man.[2]

Vào tháng 7 năm 1944, hầu hết tất cả các nghiên cứu tại Los Alamos đều tập trung phát triển loại vũ khí plutoni kiểu kín. Tổng trách nhiệm về vũ khí loại súng uranium được giao cho Đại tá William S. Parsons thuộc Sư đoàn Quân nhu. Tất cả các công việc thiết kế, phát triển và kỹ thuật tại Los Alamos đều được hợp nhất dưới quyền nhóm của Thiếu tá Francis Birch. Trái ngược với vũ khí hạt nhân plutoni kiểu kín và vũ khí phân hạch plutoni kiểu súng, vũ khí kiểu súng uranium có thiết kế rất đơn giản.

Việc thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

“Little Boy” Mk-I có chiều dài 10 feet (3 m), đường kính 71 cm và khối lượng 4.000 kg. Việc thiết kế dựa trên phương pháp bắn phá uranium-235 để tạo ra phản ứng hạt nhân. Quá trình này hoàn thành bởi việc bắn một miếng uranium vào trong miếng khác nhờ một vụ nổ. Bom Little Boy có khoảng 64.0 kg uranium, trong đó có 0.7 kg tham gia phản ứng hạt nhân, và chỉ có khoảng 0.6 g trong số này được chuyển.thành năng lượng.

250px Gun Type Fission Weapon

Phương pháp lắp ghép của súng. Khi đầu hình trụ rỗng có uranium được đẩy vào mục tiêu dạng hình trụ đặc sẽ tạo ra một vụ nổ hạt nhân.

Chi tiết cho việc lắp ghép tạo phản ứng hạt nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Các đặc điểm kỹ thuật chính xác của bom “Little Boy” là các thông tin vẫn được bảo mật do chúng còn có khả năng sử dụng để tạo ra vũ khí hạt nhân phát triển. Mặc dù vậy, một vài nguồn tin đã được bán, được nghiên cứu phục vụ cho việc thiết kế bom nguyên tử dựa trên những tư liệu hạn chế, các lần phỏng vấn với những cá nhân đã tham gia dự án Manhattan, và các thông tin liên kết khác từ các nguồn không còn bảo mật để khôi phục lại cấu trúc bên trong của nó.

Theo một nguồn tin chắc chắn,[3] trong vũ khí này, urani 235 được chia thành 2 phần, theo nguyên lý bắn súng: “phần đầu đạn” và phần “mục tiêu”. Phần đầu đạn có dạng hình trụ rỗng chứa 60% tổng khối lượng (38.5 kg). Nó gồm 9 vòng uranium xếp chồng nhau, mỗi vòng có đường kính 6.25 inch, đường kính lỗ rỗng ở giữa của các vòng là 4-inch, các vòng này được nén vào nhau tạo thành hình trụ rỗng có chiều dài 7 inch. Khi nổ, nó sẽ được đẩy xuống phần dưới, phía mục tiêu và ghép vào phần mục tiêu, tạo thành mối khối lớn hơn gây ra phản ứng hạt nhân. Mục tiêu cũng có dạng hình trụ nhưng đường kính nhỏ hơn, vào khoảng 4-inch, chiều dài 7 inch, chứa khoảng 40% tổng khối lượng (25.6 kg).

Little Boy Internal Components.png

Vụ ném bom xuống Hiroshima[sửa | sửa mã nguồn]

250px Atomic cloud over Hiroshima NARA 542192 Edit

Đám mây hình nấm ở phía trên Hiroshima sau vụ thả bom nguyên tử “Little Boy”.

Bom mở bảo hiểm ở độ cao 9600 m (31.000 feet) phía trên thành phố, sau đó được thả xuống vào lúc 8h 15 a.m. (JST). Vụ nổ xảy ra ở độ cao 580 m (1900 feet). Sức công phá tương đương với 13 đến 16 nghìn tấn TNT, nhỏ hơn so với bom nguyên tử “Fat Man” được thả vào Nagasaki (tương đương 21–23 nghìn tấn TNT). Tại hiện trường của vụ ném bom nguyên tử “Little Boy” khoảng 70.000 người bị giết chết trực tiếp do vụ nổ gây ra, và khoảng 70.000 người bị thương. Một số lượng lớn bị chết sau đó do ảnh hưởng của khối lượng hạt nhân bị rơi ra và ung thư.[4] Nhiều thai nhi đã chết ngay khi còn trong bụng mẹ hoặc được sinh ra với các dị tật, dị hình.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Enola Gay
  • Fat Man
  • Dự án Manhattan
  • Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Serber & Crease 1998, tr. 104.
  2. ^ Atomic Heritage Foundation 1940.
  3. ^ Much of this account is taken from “Atom Bombs,” 2003, by John Coster-Mullen, and from the description of the “Little Boy” by Carey Sublette in Section 8 of his “Nuclear Weapons Frequently Asked Questions”, available online at http://nuclearweaponarchive.org/Nwfaq/Nfaq8.html.
  4. ^

    The Manhattan Engineer District, United States Army (ngày 29 tháng 6 năm 1946). “Chapter 10 – Total Casualties”. The Atomic Bombings of Hiroshima and Nagasaki. The Avalon Project at Yale Law School. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2007. This is a 1946 US Army report of unclassified information, republished by the Avalon project of the Yale Law School, USA.

  5. ^ Centers for Disease Control and Prevention (ngày 23 tháng 3 năm 2005). “Prenatal Radiation Exposure: A Fact Sheet for Physicians”. CDC Emergency Preparedness & Response web site. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2007. This document gives information about likely injury from prenatal radiation exposure. It does not include any information about injuries at Hiroshima directly. It does cite two report on Hiroshima injuries.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Abrahamson, James L.; Carew, Paul H. (2002). Vanguard of American Atomic Deterrence. Westport, Connecticut: Praeger. ISBN 0-275-97819-2. OCLC 49859889.
  • Bernstein, Jeremy (2007). Nuclear Weapons: What You Need to Know. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-88408-2.
  • Campbell, Richard H. (2005). The Silverplate Bombers: A History and Registry of the Enola Gay and Other B-29s Configured to Carry Atomic Bombs. Jefferson, North Carolina: McFarland & Company. ISBN 0-7864-2139-8. OCLC 58554961.
  • Coster-Mullen, John (2012). Atom Bombs: The Top Secret Inside Story of Little Boy and Fat Man. Waukesha, Wisconsin: J. Coster-Mullen. OCLC 298514167.
  • Diacon, Diane (1984). Residential Housing and Nuclear Attack. London: Croom Helm. ISBN 978-0-7099-0868-5.
  • D’Olier, Franklin biên tập (1946). United States Strategic Bombing Survey, Summary Report (Pacific War). Washington: United States Government Printing Office. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013. This report can also be found here.
  • Glasstone, Samuel (1962). The Effects of Nuclear Weapons, Revised Edition. United States: United States Department of Defense and United States Atomic Energy Commission. ISBN 978-1258793555.
  • Glasstone, Samuel; Dolan, Philip J. (1977). The Effects of Nuclear Weapons, Third Edition. United States: United States Department of Defense and United States Department of Energy. ISBN 978-1603220163.
  • Gosling, F. G. (1999). The Manhattan Project: Making the Atomic Bomb. Diane Publishing. ISBN 978-0-7881-7880-1.
  • Groves, Leslie R. (1962). Now it Can Be Told: the Story of the Manhattan Project. New York: Da Capo Press (1975 reprint). ISBN 0-306-70738-1.
  • Hansen, Chuck (1995). Volume V: US Nuclear Weapons Histories. Swords of Armageddon: US Nuclear Weapons Development since 1945. Sunnyvale, California: Chuckelea Publications. ISBN 978-0-9791915-0-3. OCLC 231585284.
  • Hansen, Chuck (29 tháng 7 năm 1995). Volume VII: The Development of US Nuclear Weapons. Swords of Armageddon: US Nuclear Weapons Development since 1945. Sunnyvale, California: Chuckelea Publications. ISBN 978-0-9791915-7-2. OCLC 231585284.
  • Hoddeson, Lillian; Henriksen, Paul W.; Meade, Roger A.; Westfall, Catherine L. (1993). Critical Assembly: A Technical History of Los Alamos During the Oppenheimer Years, 1943–1945. New York: Cambridge University Press. ISBN 0-521-44132-3. OCLC 26764320.
  • Izumi S, Koyama K, Soda M, Suyama A (tháng 11 năm 2003). “Cancer incidence in children and young adults did not increase relative to parental exposure to atomic bombs”. British Journal of Cancer. 89 (9): 1709–1713. doi:10.1038/sj.bjc.6601322. PMC 2394417. PMID 14583774.
  • Izumi S, Suyama A, Koyama K (tháng 11 năm 2003). “Radiation-related mortality among offspring of atomic bomb survivors: a half-century of follow-up”. International Journal of Cancer. 107 (2): 292–297. doi:10.1002/ijc.11400. PMID 12949810. S2CID 23902907.
  • Jones, Vincent (1985). Manhattan: The Army and the Atomic Bomb (PDF). Washington, D.C.: United States Army Center of Military History. OCLC 10913875. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2013.
  • Nichols, Kenneth (1987). The Road to Trinity: A Personal Account of How America’s Nuclear Policies Were Made. New York: William Morrow. ISBN 068806910X. OCLC 15223648.
  • Rhodes, Richard (1986). The Making of the Atomic Bomb. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-684-81378-5. OCLC 13793436.
  • Rhodes, Richard (1995). Dark Sun: The Making of the Hydrogen Bomb. New York: Touchstone. ISBN 0-684-82414-0.
  • Richardson, David; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2009). “Ionizing Radiation and Leukemia Mortality among Japanese Atomic Bomb Survivors, 1950–2000”. Radiation Research. 172 (3): 368–382. Bibcode:2009RadR..172..368R. doi:10.1667/RR1801.1. PMID 19708786. S2CID 12463437.
  • Serber, Robert; Crease, Robert P. (1998). Peace & War: Reminiscences of a Life on the Frontiers of Science. New York: Columbia University Press. ISBN 978-0231105460. OCLC 37631186.

Trực tuyến[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Plutonium”. Atomic Heritage Foundation. 14 tháng 12 năm 1940. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  • “USS Indianapolis”. Atomic Heritage Foundation. 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  • “The Atomic Bombings of Hiroshima and Nagasaki” (PDF). The Manhattan Engineer District. 29 tháng 6 năm 1946. Bản gốc (PDF) lưu trữ 6 Tháng tư năm 2012. Truy cập 6 Tháng mười một năm 2013. Bài báo này còn có thể được xem ở đây and ở đây.
  • Field, Andrea (30 tháng 7 năm 1945). “Construction, Sinking, Casualties, & Facts”. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  • “Francis Birch – Harvard University” (PDF). Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ. 23 tháng 2 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  • “Genetic Effects: Question #7”. Radiation Effects Research Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  • “Human Shadow Etched in Stone”. Photographic Display. Hiroshima Peace Memorial Museum. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  • Malik, John S. (1985). “The yields of the Hiroshima and Nagasaki nuclear explosions” (PDF). Los Alamos National Laboratory report number LA-8819. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  • “Nuclear Weapon Thermal Effects”. Special Weapons Primer, Weapons of Mass Destruction. Federation of American Scientists. 1998. Bản gốc lưu trữ 22 Tháng tư năm 2013. Truy cập 5 Tháng mười một năm 2013.
  • Samuels, David (15 tháng 12 năm 2008). “Atomic John: A truck driver uncovers secrets about the first nuclear bombs”. The New Yorker. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • White Light/Black Rain Official Website (phim)
  • Video of Little Boy and Fat Man
  • Little Boy description at Carey Sublette’s NuclearWeaponArchive.org
  • Nuclear Files.org Definition and explanation of ‘Little Boy’
  • The Nuclear Weapon Archive
  • History of Enola Gay
  • A little known episode of the Manhattan Project[liên kết hỏng] Factitious tests of bombs and problems in aerodynamism
  • Development of Little Boy and Fat Man Lưu trữ 2007-01-25 tại Wayback Machine (fr)
  • Functioning de Little Boy et Fat Man (fr)
  • Little Boy: a macabre irony Lưu trữ 2006-02-20 tại Wayback Machine (fr)
  • Little Boy 3D Model
  • Hiroshima Remembered Information about preparation and dropping the Little Boy bomb


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Little_Boy&oldid=65283334”

Từ khóa: Little Boy, Little Boy, Little Boy

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO LADIGI giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.7 (50 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn