Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
Logos (tiếng Hy Lạpː λόγος), xuất phát từ λέγω (phiên âm là lego, có nghĩa là “tôi nói”) là một thuật ngữ nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như triết học, tâm lý học, tu từ học và tôn giáo. Bản thân từ này có nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người, vì vậy không thể dịch ra được sang các ngôn ngữ khác.[1]
Lịch sử nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]
Heraclitus[sửa | sửa mã nguồn]
Thực tế, logos là thuật ngữ đã có trước Heraclitus. Tuy nhiên, khi nhắc đến logos, chúng ta không thể không nhắc đến Heraclitus. Bởi chính Heraclitus là người sử dụng logos như một thuật ngữ triết học thực sự. Khi nghiên cứu sự nghiệp của ông, chúng ta không thể quên logos.
Logos của Heraclitus là một thuật ngữ đa nghĩa. Có ít nhất 7 cách giải thích thuật ngữ này[1] ː
- Thần ngôn thần bí.
- Vị thần cai quản thế giới, có thể sánh với Zeus.
- Lý tính tối cao, cơ sở của vũ trụ.
- Quy luật phổ biến, theo đó mọi sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra.
- Quan hệ quy định về mặt lượng sự chuyển hóa của một số mặt này thành một số mặt khác.
- Học thuyết (bao gồm của cả Heraclitus).
- Danh từ, lời nói, lời kể chuyện theo nghĩa thông thường.
Đối với Heraclitus, logos có mối liên hệ với lửa. Nếu lửa là một hiện tượng thì logos là bản chất của hiện tượng đó. Nếu thế giới là một ngọn lửa vĩnh hằng thì logos là quy luật của tồn tại, là thứ tạo ra sự hài hòa của thế giới. Từ đó, nhận thức thế giới là nhận thức về logos. Chính vì vậy, logos của Heraclitus trở thành một cái khách quan.
Tuy nhiên, logos không chỉ có tính chất khách quan mà còn có tính chất chủ quan. Tính chất đó được thể hiện bằng ngôn ngữ, bằng trật tự của tư duy. Từ đó, Heraclitus lại lập luận rằng, con người có thông thái hay không còn tùy thuộc vào việc mức độ phản ảnh của logos chủ quan như thế nào. Đơn giản đó là dùng từ ngữ để diễn tả thế giới là cách để biểu đạt sự thông thái. Heraclitus viếtː[2]
“ |
Tư duy lả một phẩm chất vĩ đại, sự sáng suốt là ở chỗ nói ra chân lý (tức logos) là hành động phù hợp với giới tự nhiên nhờ lắng nghe nó |
” |
Với ý nghĩa như thế, nhà triết học người Hy Lạp đã góp công không nhỏ cho sự phát triển của phép biện chứng.
Đức Kitô Ngôi Lời
Khái niệm về Ngôi Lời trong Kitô giáo lấy từ Chương 1 trong Tin Mừng theo Thánh Gioan: ”
Ngôi Lời Trở Nên Xác Thịt[sửa | sửa mã nguồn]
1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. 2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. 3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành; và không có Người, thì chẳng có vật gì được tạo thành. 4 Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. 5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. ”
Thánh Gioan Tông đồ đã nhận định Ngôi Lời chính là Chúa Giê-su: “..14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một tràn đầy ân sủng và sự thật. 15 Ông Gioan làm chứng về Người, ông tuyên bố, “Ðây là Ðấng tôi đã nói, ‘Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. “[3]
Ngôi Lời là Ngôi Hai trong Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, cả ba đều dự phần vào công việc Sáng Tạo, Mặc Khải và Cứu Chuộc. Mầu nhiệm Ba Ngôi là một Tín điều quan trọng của Thiên Chúa Giáo (Công giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành)[4]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă Lịch sử triết học phương Tây, Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2015, trang 25
- ^ Lịch sử triết học phương Tây, Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2015, trang 26
-
^
“3”.
- ^ “Ba Ngôi”.
3. https://en.wikipedia.org/wiki/Logos
- Thuật ngữ triết học
- Tu từ học
- Khái niệm nhận thức luận
- Triết học phương Tây
Từ khóa: Logos, Logos, Logos
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO TOP giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn