Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
![]() Machu Picchu vào năm 2009
|
|
![]() ![]() Vị trí trên bản đồ Peru
|
|
Vị trí |
![]() |
---|---|
Tọa độ | 13°09′48″N 72°32′44″T / 13,16333°N 72,54556°TTọa độ: 13°09′48″N 72°32′44″T / 13,16333°N 72,54556°T |
Chiều cao | 2.430 mét (7.970 ft) |
Lịch sử | |
Thành lập | Khoảng năm 1450 |
Bị bỏ rơi | 1572[1] |
Nền văn hóa | Nền văn minh Inca |
Các ghi chú về di chỉ | |
Các nhà khảo cổ học | Hiram Bingham |
Di sản thế giới UNESCO
|
|
Tên chính thức | Thánh địa lịch sử của Machu Picchu |
Loại | Hỗn hợp |
Tiêu chuẩn | i, iii, vii, ix |
Đề cử | 1983 (Kỳ họp 7) |
Số tham khảo | 274 |
Quốc gia |
![]() |
Vùng | Châu Mỹ |
Machu Picchu là một thành phố cổ của người Inca có từ thế kỷ 15 nằm ở Dãy núi phía Đông ở miền nam Peru trên một sườn núi cao 2.430 mét (7.970 ft).[2] Về mặt hành chính nó nằm ở huyện Machupicchu thuộc tỉnh Urubamba, phía trên thung lũng Thiêng cách 80 kilômét (50 dặm) phía tây bắc Cusco. Sông Urubamba chảy qua, cắt qua dãy núi và tạo ra một hẻm núi với khí hậu nhiệt đới núi.[3] Đối với hầu hết những người nói tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha âm ‘c’ đầu tiên trong Picchu là âm câm. Trong tiếng Anh, tên của nó được phát âm là /ˌmɑːtʃuː
Hầu hết các nhà khảo cổ học tin rằng Machu Picchu được xây dựng như một dinh thự cho hoàng đế Inca Pachacuti (1438–1472). Thường bị gọi nhầm là “Thành phố đã mất của người Inca”, nó là biểu tượng quen thuộc nhất của nền văn minh Inca. Người Inca xây dựng dinh thự này vào khoảng năm 1450 nhưng đã bỏ hoang chỉ sau đó một thế kỷ vào thời điểm Tây Ban Nha chinh phục Nam Mỹ. Mặc dù được biết đến ở địa phương, nó không được người Tây Ban Nha biết đến trong thời kỳ thuộc địa và vẫn chưa được biết đến với thế giới bên ngoài cho đến khi sử gia người Mỹ Hiram Bingham đưa nó ra thế giới vào năm 1911.
Machu Picchu được xây dựng theo phong cách cổ điển của người Inca, với những bức tường đá khô được đánh bóng. Ba cấu trúc chính của nó là Intihuatana, Đền thờ Mặt trời và Căn phòng của Ba cửa sổ. Hầu hết các tòa nhà bên ngoài đã được xây dựng lại để cung cấp cho khách du lịch cái nhìn tốt hơn về cách chúng xuất hiện thuở ban đầu.[9] Đến năm 1976, 30% Machu Picchu đã được khôi phục[9] và việc trùng tu vẫn tiếp tục.[10]
Machu Picchu được tuyên bố là Thánh địa lịch sử của Peru vào năm 1981 và là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1983.[11] Năm 2007, Machu Picchu được bình chọn là một trong Bảy kỳ quan thế giới mới trong một bình chọn những kỳ quan thế giới qua mạng lưới toàn cầu để tìm ra bảy tuyệt tác kiến trúc nghệ thuật khác bên cạnh Bảy kỳ quan thế giới cổ đại của văn minh nhân loại.[12]
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Machu Picchu có lẽ là biểu tượng thân thuộc nhất của Đế chế Inca. Thường được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca”, từ năm 1983 địa điểm này đã được lựa chọn trở thành một Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO.

Mọi người cho rằng thành phố này do Sapa Inca Pachacuti xây dựng, bắt đầu từ khoảng năm 1440, và không có người ở cho tới cuộc Chinh phục Peru của người Tây Ban Nha năm 1532. Bằng chứng khảo cổ (cộng với những nghiên cứu gần đây về các văn bản thời kỳ đầu thuộc địa) cho thấy Machu Picchu không phải là một thành phố thông thường, mà chỉ là một thị trấn nghỉ dưỡng của giới quý tộc Inca (tương tự như các Làng Roma). Nơi này có một cung điện lớn và các đền đài dành cho các vị thần Inca bao quanh một sân, với những công trình kiến trúc khác cho người hầu. Ước tính rằng không quá 750 người sống tại Machu Picchu cùng một thời điểm, và có lẽ chỉ một phần nhỏ trong số đó sống tại nơi này trong mùa mưa và khi không có vị quý tộc nào tới đó.

Intihuatana (“ràng buộc mặt trời”) được cho một chiếc đồng hồ thiên văn học của người Inca
Mọi người cho rằng nơi này đã được lựa chọn vì vị trí độc nhất của nó cũng như vì các đặc điểm địa lý. Có ý kiến cho rằng bóng của rặng núi phía sau Machu Picchu là hình bộ mặt người Inca nhìn lên phía bầu trời, và đỉnh lớn nhất, Huayna Picchu (có nghĩa Đỉnh Trẻ), là cái mũi của nó.
Năm 1913, địa điểm này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng sau khi National Geographic Society dành toàn bộ chương trình tháng 4 của họ cho Machu Picchu.
Năm 2000, khoảng 400.000 người đã viếng thăm Machu Picchu, và UNESCO bày tỏ sự lo ngại của mình với sự xuống cấp có thể xảy ra đối với địa điểm này bởi một lượng du khách lớn như vậy. Nhằm ngăn chặn sự xâm hại với di tích, chỉ tối đa 2.500 khách tham quan được phép vào thăm tàn tích Machu Picchu trong một ngày. Chính quyền Peru đã nhấn mạnh rằng không có vấn đề gì xảy ra, và rằng sự xa xôi của di tích tự nó sẽ đặt ra những hạn chế tự nhiên với ngành du lịch [13]. Định kỳ, những đề xuất được đưa ra nhằm thiết lập một hệ thống cáp treo dẫn tới nơi này, nhưng chúng luôn luôn bị bác bỏ [14].
Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí Machu Picchu
Machu Picchu cách 70 km phía tây bắc Cusco, trên đỉnh núi Machu Picchu, ở độ cao khoảng 2.350 mét trên mực nước biển. Đây là một trong những trung tâm khảo cổ quan trọng nhất tại Nam Mỹ và vì thế cũng là nơi thu hút đông khách du lịch nhất tại Peru.
Từ trên đỉnh, tại vách đá Machu Picchu, là một vách đứng dài 600 mét kéo tới đáy Sông Urubamba. Vị trí thành phố là một bí mật quân sự nhờ vách đá dốc và núi non bao quanh là sự phòng vệ quân sự tự nhiên tuyệt hảo.
Đền đài Machu Picchu[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1981 một diện tích 325.92 kilômét vuông bao quanh Machu Picchu đã được tuyên bố là khu “Đền đài Lịch sử” của Peru. Khu vực này, không chỉ giới hạn ở các tàn tích, mà còn gồm các vùng đất với hệ động vật và thực vật của nó, với sự phong phú về các loài lan.
Một giả thuyết cho rằng Machu Picchu từng là một “llacta”: một khu định cư được xây dựng để quản lý kinh tế những vùng bị chinh phục, của người Inca và rằng nó có thể đã được xây dựng với mục đích bảo vệ những phần tinh túy nhất của tầng lớp quý tộc Inca trong trường hợp một vụ tấn công. Dựa trên nghiên cứu được các học giả như John Rowe và Richard Burger tiến hành, hiện nay đa số các nhà khảo cổ tin rằng, thay vì là một địa điểm phòng thủ rút lui, Machu Picchu là một khu đất của Hoàng đế Inca Pachacuti. Johan Reinhard đã đưa ra những bằng chứng cho thấy nơi này đã được lựa chọn dựa trên vị trí của nó tương ứng với các đặc điểm vùng đất thiêng liêng, đặc biệt với những ngọn núi thẳng hàng với các sự kiện thiên văn quan trọng.

Đền đài Machu Picchu, với bóng dáng to lớn nhất của Đỉnh Huayna Picchu
Ba khu vực[sửa | sửa mã nguồn]
Đền Mặt trời
Theo các nhà khảo cổ học, Machu Picchu được chia thành ba khu vực lớn: Khu vực linh thiêng, Khu vực dân chúng, ở phía nam, và Khu của các Thầy tu và Tầng lớp quý tộc (khu hoàng gia).
Nằm ở khu vực đầu tiên là các địa điểm khảo cổ học quý giá: Intihuatana, Đền của các Màu sắc và Phòng Ba Cửa sổ. Chúng được dành cho Inti, vị thần Mặt trời và cũng là vị thần vĩ đại nhất.
Trong khu hoàng gia, một khu vực riêng được dành cho giới quý tộc: một nhóm nhà nằm thành hàng trên một khu vực đất dốc; nơi ở của Amautas (những người khôn ngoan) có đặc điểm riêng ở những bức tường màu đỏ, và khu Ñustas (các công chúa) những căn phòng hình thang.
Lăng Nghi lễ được tạc vào đá với khu vực phía trong hình vòm và các bức tranh khắc. Nó được sử dụng trong các dịp lễ và hiến tế.
Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Bức tường Inca tại Machu Picchu
Tất cả các công trình tại Machu Picchu đều tuân theo phong cách kiến trúc Inca với những bức tường đá không dùng vữa và những viên đá kích thước bằng nhau. Người Inca là bậc thầy về kỹ thuật này, được gọi là đá khối, theo đó những khối đá được cắt để có thể được ghép vào nhau thật chặt mà không cần tới vữa. Nhiều mối nối còn hoàn hảo tới mức thậm chí không thể lách một lưỡi dao vào giữa các phiến đá.
Người Inca không bao giờ sử dụng bánh xe. Bằng cách nào họ đặt những phiến đá lớn lên nhau vẫn còn là điều bí ẩn, dù nói chung mọi người tin rằng họ đã dùng hàng trăm người để đẩy các tảng đá lên trên. Ta vẫn chưa biết tại sao người Inca không để lại bất kỳ tài liệu nào về việc xây dựng bởi hệ thống chữ viết họ sử dụng, được gọi là Khipu(Quipu), vẫn chưa được giải mã.[15]
Khu vực này bao gồm 140 công trình kiến trúc, gồm các đền, đài, công viên, nhà ở mái rạ.
Có hơn một trăm bậc đá dẫn lên – thường được tạc hoàn toàn vào trong một tảng đá granite duy nhất – và một lượng lớn các đài phun nước, nối với nhau bởi các kênh và các ống dẫn nước đục trong đá, được thiết kế cho hệ thống tưới tiêu ban đầu. Đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy hệ thống tưới tiêu đã được sử dụng để dẫn nước từ một con suối thiêng, tới mỗi ngôi nhà, thứ tự được phân chia theo mức độ giai cấp của người ở trong đó.
Hệ thống đường Inca[sửa | sửa mã nguồn]
Trong số hàng ngàn con đường được các nền văn hóa thời tiền Columbo xây dựng ở Nam Mỹ, những con đường của người Inca về một số điểm là đáng chú ý nhất. Mạng lưới những con đường này hội tụ về Cusco, thủ đô của Đế chế Inca. Một con đường dẫn tới thành phố Machu Picchu. Người Inca có sự phân biệt giữa các con đường ven biển và các con đường miền núi, đường ven biển được gọi là Camino de los llanos (đường bằng) và những con đường núi được gọi là Cápac Ñam.
Ngày nay, hàng ngàn khách du lịch đang đi trên những con đường Inca – đặc biệt Đường mòn Inca – hàng năm, khách du lịch tới Cusco làm quen trước khi bắt đầu một chuyến đi bộ kéo dài bốn ngày từ thung lũng Urubamba dẫn lên tận dải núi Andes.

Quang cảnh Machu Picchu từ Huayna Picchu, với con đường cao tốc Hiram Bingham Highway dẫn các xe buýt chở du khách tới và đi khỏi thị trấn Aguas Calientes.
Tái khám phá[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 24 tháng 7 năm 1911, Machu Picchu bắt đầu được thế giới phương Tây chú ý nhờ công của Hiram Bingham III, một nhà sử học Hoa Kỳ khi ấy đang là giảng viên tại Đại học Yale. Ông đã được những người địa phương thường tới nơi này dẫn đường. Nhà thám hiểm/khảo cổ này đã bắt đầu các công việc nghiên cứu khảo cổ tại đó và hoàn thành một cuộc khảo sát toàn bộ vùng. Bingham đã đặt tên “Thành phố đã mất của người Inca”, cho nơi này trong cuốn sách đầu tiên của ông.
Bingham đã tìm kiếm thành phố Vitcos, nơi trú ẩn và kháng cự cuối cùng của người Inca trong cuộc Chinh phục Peru của người Tây Ban Nha. Năm 1911, sau nhiều năm tìm kiếm với những chuyến đi và những cuộc khảo sát quanh vùng, ông đã được những người Quechua đang sống tại Machu Picchu trong những công trình nguyên thủy Inca dẫn đường tới thành lũy đó. Bingham đã thực hiện nhiều chuyến đi khác và tiến hành nhiều cuộc khai quật tại địa điểm trong suốt năm 1915. Ông đã viết một số cuốn sách và bài báo về việc khám phá Machu Picchu.
Những năm đầu tiên sống tại Peru, Bingham đã xây dựng được mối quan hệ thân mật với các quan chức cao cấp Peru. Vì thế, ông ít gặp trở ngại trong việc xin các giấy phép, các thủ tục giấy tờ, và quyền được đi khắp đất nước cũng như mượn các đồ vật khảo cổ. Ngay khi quay về Đại học Yale, Bingham đã sưu tập khoảng 5.000 đồ vật như vậy và chúng đã được trường Yale giữ cho tới khi chính phủ Peru đòi được trả lại. Gần đây, chính phủ Peru đã yêu cầu được trả lại toàn bộ các vật phẩm văn hoá, và trước lời từ chối của Đại học Yale, họ đang cân nhắc tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Với sự thay đổi cơ quan chính phủ trong thời gian tới của Peru, hành động này có thể sẽ bị trì hoãn một thời gian [16].
Simone Waisbard, một nhà nghiên cứu trong thời gian dài về Cusco, đã tuyên bố Enrique Palma, Gabino Sánchez và Agustín Lizárraga khắc tên mình vào một trong những tảng đá tại đó ngày 14 tháng 7 năm 1901, và là những người đã tái khám phá nơi này trước Bingham. Tuy nhiên, nếu điều này là sự thực, không một từ nào được tìm thấy tại đó từng được thế giới bên ngoài biết tới; công việc của Bingham đã đưa Machu Picchu ra với sự chú ý của thế giới.Theo lời kể lại của Bingham trong cuốn sách xuất bản năm 1948 trong thời khắc phát hiện ra Machu Pichu: “Chúng tôi đang mở lối xuyên rừng nguyên sinh. (…) Bất thình lình, trước mặt tôi là một bức tường rêu phong cổ kính, dựng lên từ những tảng đá gia công tỉ mỉ của người Inca. Sau khi ước lượng mỗi khối đá khổng lồ ấy nặng khoảng 10-15 tấn, tôi không thể tin vào mắt mình”. Một thế kỷ sau, Peru tưng bừng mở hội vinh danh khám phá thế kỷ của Hiram Bingham và gọi năm 2011 là “Năm thứ 100 của Machu Picchu với thế giới”, theo tờ Le Monde. Lễ kỷ niệm bắt đầu từ ngày 7.7, nhân 4 năm sau khi di tích Inca này được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.
Thăm Machu Picchu[sửa | sửa mã nguồn]
Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco, có một đường bay nội địa từ Lima dẫn tới Cusco, hay đường bay quốc tế từ La Paz, tại Bolivia. Bắt tàu hỏa du lịch tại Cusco (mất 3.5 tiếng để tới Machu Picchu).
Cách thông thường nhất để tới đây là bắt tàu tới Machu Picchu vào buổi sáng, khám phá khu di tích trong vài giờ và quay trở lại Cusco vào buổi chiều. Tàu hỏa dừng tại ga cuối ở Puente Ruinas, nơi các xe buýt sẽ đưa du khách lên dãy núi Machu Picchu. Khá ngạc nhiên, ga Machu Picchu nằm tại Aguas Calientes (2 km trước ga Puente Ruinas) nhưng đây không phải là ga nên dừng đối với chuyến đi một ngày.
Một cách khác là đi theo đường mòn Inca, hoặc một chuyến đi kéo dài hai hay bốn ngày, cả hai kiểu trên đều bị chính phủ quản lý. Họ đòi hỏi du khách phải được trang bị thích hợp. Chuyến đi kéo dài vài ngày và cần dùng tới túi ngủ cũng như lều bạt.
Một cách nữa là nghỉ đêm ngay gần khu di tích, chứ không quay về ngay trong ngày. Có nhiều khách sạn gần Aguas Calientes, nhưng chỉ có một tại chính Machu Picchu. Xe buýt chạy từ Aguas Calientes tới khu di tích suốt ngày, và có một đoạn đường dài 8 km dẫn lên núi (khoảng một tiếng rưỡi đi bộ).
Cũng có dịch vụ máy bay trực thăng từ Cusco tới Aguas Calientes, bằng trực thăng 24 chỗ Mi-8 của Nga. Các chuyến bay trực tiếp tới Machu Picchu đã bị dừng trong thập niên 1970 vì những lo ngại về ảnh hưởng của chúng tới khu di tích.

Một chú lạc đà không bướu nhìn xuống Machu Picchu.
Những lo lắng về du lịch[sửa | sửa mã nguồn]
Số lượng du khách viếng thăm Machu Picchu ngày càng gia tăng (400.000 năm 2003 [17]), vì thế một số người lo ngại di tích này đang bị hư hại. Vì lý do đó, một số lời phản đối chống lại kế hoạch xây dựng thêm một cây cầu nữa dẫn lên đây đã được đưa ra [18] và một khu vực cấm bay đã được thành lập [19]. UNESCO hiện đang xem xét đưa Machu Picchu vào Danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới đang bị Đe dọa của họ[18].
Thông tin khác[sửa | sửa mã nguồn]
- Machu Picchu gần đây đã xuất hiện trong các quảng cáo của Royal Nepal Airlines nhằm thúc đẩy du lịch tại Nepal. Một nhà leo núi người Peru rõ ràng đã nhìn thấy biển quảng cáo này khi thăm Ấn Độ và thông báo cho chính quyền Peru. Royal Nepal Airlines đã xin lỗi Peru và gần đây đã sửa chữa sai lầm này.[20]
- Tháng 9 năm 2000 một đồng hồ mặt trời với tuổi thọ nhiều thế kỷ tại Machu Picchu đã bị Cơ quan quảng cáo J. Walter Thompson khi quay phim một đoạn quảng cáo loại bia Cusqueña.[21]
- Machu Picchu xuất hiện trong nhiều trò chơi máy tính, gồm cả Tony Hawk’s Downhill Jam, Illusion of Gaia, Skies of Arcadia Legends và Amazing Adventures Around the World.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Khảo cổ thiên văn học
Các địa điểm Inca khác gần Cusco[sửa | sửa mã nguồn]
- Sacsayhuamán
- Ollantaytambo
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
-
^
Jarus, Owen (31 tháng 8 năm 2012). “Machu Picchu: Facts & History – Abandonment of Machu Picchu”. Live Science. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2019.
-
^
“Historic Sanctuary of Machu Picchu – UNESCO World Heritage Centre”. UNESCO. 2006. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(gợi ý|access-date=
) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|accessdate=
(trợ giúp) - ^ Carlotto et al. 2009
- ^ “Machu Picchu”. Lexico Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press.
- ^ a ă Bản mẫu:MW
- ^ BBC – Editors. “How to say: Machu Picchu”. www.bbc.co.uk.
- ^ Pronounced without the /k/ by most Spanish speakers, but pronounced as spelled by experts, for example in Netflix’s Perú: Tesoro escondido.
- ^ Nonato Rufino Chuquimamani Valer, Carmen Gladis Alosilla Morales, Victoria Choque Valer: Qullaw Qichwapa Simi Qullqan. Lima, 2014 p. 70
- ^ Davey 2001.
- ^ UNESCO World Heritage Centre.
- ^ “Creating Global Memory”. New7Wonders of the World (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2017.
-
^
Hannah Hennessy (ngày 27 tháng 12 năm 2003). “Row erupts over Peru’s tourist treasure”. BBC Online. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(gợi ý|access-date=
) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|accessdate=
(trợ giúp) -
^
Malcolm Brabant (ngày 23 tháng 8 năm 1999). “World: Americas Inca site cable car plan sparks anger”. BBC Online. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(gợi ý|access-date=
) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|accessdate=
(trợ giúp) - ^ Urton, Gary: “From Knots to Narratives: Reconstructing the Art of Historical Record Keeping in the Andes from Spanish Transcriptions of Inka Khipus.” Ethnohistory. Vol. 45, No. 3 (Summer, 1998), pp. 409-438
-
^
Andrew Mangino (ngày 12 tháng 4 năm 2006). “Elections could avert Peru’s lawsuit”. Yale Daily News Publishing Company, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(gợi ý|access-date=
) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|accessdate=
(trợ giúp) - ^ “BBC NEWS”. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.
- ^ a ă Collyns, Dan: “Bridge stirs the waters in Machu Picchu.” BBC News. February 1-2007, http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/6292327.stm
- ^ “BBC NEWS”. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.
- ^ [1]
- ^ Fury at sacred site damage, BBC, Wednesday, 13 September, 2000
- Bingham, Hiram 1979 [1930] Machu Picchu a Citadel of the Incas. Hacker Art Books, New York.
- Burger, Richard and Lucy Salazar (eds.)
2004 Machu Picchu: Unveiling the Mystery of the Incas. Yale University Press, New Haven.
- Frost, Peter 1995 Machu Picchu Historical Sanctuary. Nueves Imágines, Lima.
- Reinhard, Johan 2002 Machu Picchu: The Sacred Center. Lima: Instituto Machu Picchu (2nd ed.).
- Wright, Kenneth and Alfredo Valencia 2000 Machu Picchu: A Civil Engineering Marvel. ASCE Press, Reston.
Nguồn hình[sửa | sửa mã nguồn]
- Bài này có sử dụng hình ảnh từ PromPerú
Placemarks[sửa | sửa mã nguồn]
- Machu Picchu, the Inca Trail, and the Valley of the Incas Lưu trữ 2006-12-06 tại Wayback Machine
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Machu Picchu. |
- Machu Picchu on Google Maps
- Machu Picchu travel guide and forum
- Inca Land; Explorations in the Highlands of Peru by Hiram Bingham’ tại Dự án Gutenberg
- AMAUTACUNA: Blog of Peru
- Machu Picchu Peru: home of gods Lưu trữ 2007-03-24 tại Wayback Machine Article by Latinguides.com
- Inca Show Pits Yale Against Peru (The NY Times, tháng 2 năm 2006. Registration required)
- “Rediscovering Machu Picchu” Lưu trữ 2008-12-16 tại Wayback Machine by Bruce Fellman, Yale Alumni Magazine (tháng 12 năm 2002)
- Machu Picchu on the Web Lưu trữ 2005-03-08 tại Wayback Machine (directory)
- Quechua Language and Linguistics an extensive site on the language spoken by the people who built of Machu Picchu.
- How to pronounce Machu Picchu
- The Machu Picchu 1997 Fire Disaster Story and pictures of the Machu Picchu 1997 fire disaster
- Hình ảnh Machu Picchu
- [2]
Hướng dẫn[sửa | sửa mã nguồn]
- Machu Picchu on National Geographic
- Machu Picchu information, photos, maps and more
- Machu Picchu from Geometry Step by Step from the Land of the Incas
- The Machu Picchu Library
- Rediscover Machu Picchu Information about the ancient Inca ruins and the Inca culture
- A pictorial guide to Machu Picchu Lưu trữ 2008-03-17 tại Wayback Machine
- Guide to Machu Picchu
- Machu Picchu in YouTube
- Địa điểm khảo cổ Peru
- Địa điểm khảo cổ tại Peru
- Inca
- Vườn quốc gia Peru
- Di sản thế giới tại Peru
- Tàn tích
- Kỳ quan thế giới mới
Từ khóa: Machu Picchu, Machu Picchu, Machu Picchu
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Website giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn