Máy tính cá nhân IBM là gì? Chi tiết về Máy tính cá nhân IBM mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Máy tính cá nhân IBM, thường được gọi là IBM PC, là máy tính cá nhân đầu tiên của IBM và là nền tảng cho các máy tương thích IBM PC sau này. Máy mang số hiệu 5150 và được ra mắt ngày 12 tháng 8 năm 1981. Những người tạo ra nó là một nhóm kỹ sư dưới sự chỉ đạo của Don Estridge tại Boca Raton, Florida.

220px IBM 5150 PC

Một máy IBM PC

Thuật ngữ chung “máy tính cá nhân” (personal computer hay PC) đã được đưa vào sử dụng trước năm 1981, nhưng do tầm ảnh hưởng của IBM PC, khái niệm “PC” dần có nghĩa là các máy tương thích với IBM PC.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thập niên 80, IBM được biết đến chủ yếu là một nhà cung cấp máy tính cho doanh nghiệp[1]. Vào đầu thập niên 80, thị phần các máy mini của IBM không bắt kịp được các đối thủ cạnh tranh; trong khi đó các hãng khác bắt đầu thấy được lợi nhuận không nhỏ từ thị trường máy vi tính. Thị trường máy cá nhân lúc đó đang do Tandy, Commodore và Apple chiếm chủ yếu, các máy bán được với giá vài trăm đô la một máy và đã trở nên rất phổ biến. Thị trường máy vi tính đủ khiến IBM phải bận tâm, với ước tính doanh thu 150 triệu đô la vào năm 1979 và tăng trưởng doanh thu hàng năm 40% vào đầu thập niên 80. Các ông lớn khác như HP, Texas Instruments và Data General đều đã gia nhập thị trường này, trong khi một số khách hàng của IBM đã bắt đầu mua các máy Apple[2][3].

Đầu thập niên 80 xuất hiện tin đồn rằng IBM đang phát triển một máy cá nhân, có thể là một bản thu nhỏ của IBM System/370[4] và Matsushita thừa nhận rằng đã liên hệ với IBM về một khả năng hợp tác sản xuất một máy cá nhân, tuy nhiên đề nghị này bị từ bỏ[5][6]. Dư luận nghi ngờ điều này, vì IBM có xu hướng thiên về cách làm việc chậm chạp, quan liêu (bureaucratic) vốn phù hợp với việc sản xuất các hệ thống doanh nghiệp lớn, phức tạp và đắt tiền[7]. Cũng như các ông lớn khác, một sản phẩm mới của IBM phải mất vài năm để phát triển[8][9], trích lời một nhà phân tích công nghiệp “Việc IBM cho ra máy cá nhân khác gì dạy một con voi học nhảy”[10].

IBM trước đó đã sản xuất các máy mini, như IBM 5100 năm 1975, được nhắm vào doanh nghiệp, chiếc máy này có giá lên tới 20 nghìn đô[11]. Nếu IBM muốn tham gia thị trường máy cá nhân thì giá thành phải mang tính cạnh tranh hơn.

Năm 1980, chủ tịch IBM là John Opel đã nhìn ra được cơ hội của thị trường đang nổi lên này, và chỉ định William C. Lowe tới một bộ phận mới: Entry Level Systems tại Boca Raton, Florida. Nghiên cứu thị trường cho thấy các đại lý máy tính rất thích bán máy tính IBM, nhưng họ yêu cầu máy phải được thiết kế với các linh kiện tiêu chuẩn để họ có thể dễ dàng sửa chữa thay vì bắt khách hàng mang tới IBM[12].

Năm 1980 Atari đề nghị IBM rằng họ sẽ đóng vai trò nhà sản xuất thiết bị gốc (Original Equipment Manufacturer – OEM) cho IBM[13], một giải pháp khả thi cho IBM khi đối mặt với một thị trường thay đổi nhanh chóng. Ý tưởng mua lại Atari được cân nhắc, nhưng bị từ chối, thay vào đó Lowe đề xuất rằng nếu hình thành một bộ phận nhỏ làm việc độc lập và bỏ qua các tiêu chuẩn của IBM thì một thiết kế có thể ra mắt trong vòng một năm và một nguyên mẫu (prototype) trong một tháng. Nguyên mẫu này hoạt động tồi, nhưng cùng với đó là một bản kế hoạch doanh nghiệp trong đó đề xuất chiếc máy mới sẽ có kiến trúc mở, sử dụng các phần cứng và phần mềm không độc quyền, được bán qua các cửa hàng bán lẻ, tất cả đều đi ngược lại cách làm việc của IBM. Nó cũng ước tính sẽ bán được 220 nghìn máy trong vòng ba năm, nhiều hơn tất cả số sản phẩm hiện hành của IBM[14][15].

Điều này đã thuyết phục được Ủy ban quản lý doanh nghiệp của IBM, và nhóm được chuyển thành một bộ phận với tên “Dự án Chess” và được tạo mọi điều kiện để làm ra sản phẩm đúng như trong thời hạn đã đề ra. Nhóm còn được phép mở rộng lên thành 150 người vào cuối năm 1980, và một ngày nọ hơn 500 nhân viên của IBM xin được tham gia.

Quá trình thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình thiết kế được giữ bí mật rất nghiêm ngặt, đến nỗi các bộ phận khác trong IBM không hề biết đến sự tồn tại của nó[16].

IBM phải chọn một bộ vi xử lý, trong số đó có TMS9900 của Texas Instruments, Motorola 68000, và Intel 8088. Họ đánh giá cao nhất Motorola 68000[17], tuy nhiên lại chưa xuất xưởng được như những CPU còn lại.[18] Đặc biệt CPU với thiết kế RISC IBM 801 (một trong những CPU RISC đầu tiên) cũng được xem xét, tuy rằng nó mạnh hơn những lựa chọn khác nhưng lại vi phạm nguyên tắc ban đầu đề ra: chỉ sử dụng các linh kiện sẵn có từ bên ngoài.

Vậy là cuối cùng IBM chọn Intel. IBM chọn 8088 chứ không phải phiên bản 8086 tốt hơn vì lý do: một là, Intel đảm bảo được giá thành cũng như số lượng[19], hai là, thiết kế máy tính sẽ đơn giản hơn (với bus 8 bit) và giá thành vì thế cũng giảm đi. 8088 có một lợi thế nữa là IBM đã có kinh nghiệm với các thiết kế 8 bit trong lúc thiết kế IBM System/23 Datamaster trước đó. Ngay cả khe cắm (slot) mở rộng 62 chân và bàn phím cũng được thiết kế cho giống với Datamaster[20][21], nhưng ngoài ra là thiết kế hoàn toàn mới.

Bo mạch chủ được thiết kế trong vòng 40 ngày[22] với một bản mẫu hoạt động được trong bốn tháng[23], và demo vào tháng một 1981. Thiết kế hoàn thiện vào tháng 4 năm 1981, khi được giao cho nhóm phụ trách việc sản xuất[24]. Các máy PC này được lắp ráp ở một nhà máy IBM tại Boca Raton, với bộ phận được làm tại nhiều nhà máy của IBM và công ty bên thứ ba. Màn hình được lấy từ thiết kế có sẵn của IBM Nhật Bản, máy in thì mua của Epson[25]. Bởi vì không có bộ phận nào được thiết kế bởi IBM nên họ không có bằng sáng chế nào cho PC[26].

Nhiều người trong số những người tham gia thiết kế từng là những người yêu thích và sở hữu máy tính[8], như một số sở hữu chiếc Apple II, và họ có ảnh hưởng đến việc đi đến quyết định rằng PC sẽ có một kiến trúc mở[27] và các thông tin chi tiết kỹ thuật sẽ được công bố để người khác có thể viết phần mềm hay làm ra những mạch (card) mở rộng[28].

Trong lúc thiết kế IBM tránh hội nhập theo chiều dọc (vertical integration) tốt nhất có thể, ví dụ như đăng ký sử dụng Microsoft BASIC thay vì phiên bản của mình, vì công chúng biến đến bản của Microsoft nhiều hơn[29].

Ra mắt[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc PC được ra mắt vào ngày 12 tháng 8 năm 1981, sau một năm phát triển. Giá thành ban đầu là 1,565 đô la cho một máy với cấu hình bao gồm 16 kilobyte RAM, vỉ đồ họa màu CGA và không có ổ đĩa. Giá cả được chọn cho phù hợp với các máy tương đương trên thị trường. Cũng cần phải nói rằng, trước đó hai tuần chiếc máy IBM rẻ nhất là Datamaster có giá 10,000 đô la.

Trong chiến dịch quảng bá của mình, IBM sử dụng hình ảnh nhân vật Sắc-lô của Charlie Chaplin, thủ vai bởi Billy Scudder.

Đây cũng là lần đầu tiên IBM bán một máy tính qua các cửa hàng bán lẻ thay vì trực tiếp đến khách hàng. Vì chưa có kinh nghiệm, IBM hợp tác với chuỗi đại lý bán lẻ ComputerLand và Sears Roebuck, những người đã cung cấp những kiến thức quan trọng về thương trường này và trở thành những địa điểm tiêu thụ chính của PC. Tại thời điểm đó đang có hơn 190 cửa hàng ComputerLand, ngoài ra Sears Roebuck cũng đang trong quá trình mở hàng chục các quầy bán máy tính.

PC được đón nhận một cách vô cùng lạc quan, và doanh thu được theo ước tính của các nhà phân tích lên tới hàng tỷ đô la trong vòng vài năm tới và chiếc PC ngay lập tức trở thành đề tài bàn tán của cả nền công nghiêp máy tính. Các đại lý choáng ngợp với đơn đặt hàng, trong số đó nhiều người mua trả trước mà ngày nhận chưa đảm bảo. Khi những loạt PC đầu tiên được giao nhận, từ “PC” đã trở nên quen thuộc.

Thành công[sửa | sửa mã nguồn]

Doanh thu vượt chỉ tiêu của IBM 800%, có tháng có tới 40,000 PC được bán. Họ ước tính có 50% đến 70% số PC đã bán ở các cửa hàng bán lẻ người mua là các hộ gia đình. Năm 1983 họ đã bán được hơn 750,000 máy, trong khi DEC, một trong những đối thủ khiến IBM phải gia nhập thị trường này, chỉ bán được 69,000 máy trong cùng thời gian.

Ngành công nghệ nhanh chóng hỗ trợ phần mềm cho PC, với việc PC gần như ngay lập tức trở thành nền tảng mà hầu hết nhà phát triển phần mềm cho máy vi tính đều nhắm tới. Một ấn phẩm cho biết có 753 gói phần mềm lưu hành một năm sau khi PC được phát hành, nhiều gấp bốn lần con số của dòng Macintosh sau một năm phát hành. Hỗ trợ phần cứng cũng tăng nhanh, với 3-40 công ty cạnh tranh mặt hàng card mở rộng bộ nhớ trong vòng một năm.

Năm 1984 lợi tức của IBM từ thị trường PC đã là 4 tỷ USD, gấp hơn 2 lần con số của Apple. Một nghiên cứu vào năm 1983 về người mua doanh nghiệp cho thấy, hai phần ba khánh hàng lớn, chỉ sử dụng một tiêu chuẩn, chọn PC trong khi 9% chọn Apple. Năm 1985 một khảo sát của Fortune cho thấy 56% công ty sử dụng máy cá nhân bấy giờ ở Hoa Kỳ chọn PC, trong khi số chọn Apple là 16%.

Gần như ngay khi PC ra thi trường, đã có những tin đồn về những máy bản sao, và chiếc máy bản sao tương thích PC đầu tiên ra đời tháng 6 năm 1982, chưa đầy một năm sau khi PC xuất hiện lần đầu tiên.

Phần cứng[sửa | sửa mã nguồn]

Vì chi phí thấp cộng thêm thời gian thiết kế hạn hẹp, thiết kế phần cứng của chiếc PC sử dụng hoàn toàn linh kiện ngoài từ các nhà sản xuất bên thứ ba, thay vì được thiết kế bởi IBM.

Chiếc PC được đặt trong một lồng thép rộng, thấp để có thể đỡ được một màn hình CRT. Mặt trước được làm từ nhựa, hở ngăn để chứa một đến hai ổ đĩa. Mặt sau có lỗ để cắm điện nguồn, bàn phím, và một dãy các khe dọc để gắn vào các card mở rộng như vẫn thấy ở PC ngày nay.

Bo mạch chủ[sửa | sửa mã nguồn]

220px IBM PC Motherboard %281981%29

Bo mạch chủ của IBM PC với 64 kB bộ nhớ và các khe cắm ISA

Chứa CPU, RAM, các khe cắm mở rộng ISA và hai cổng bàn phím/cassette. Các chip ngoại vi bao gồm có bộ điều khiển ngắt (Programmable Interrupt Controller-PIC) 8259, bộ điều khiển truy câp động bộ nhớ (Dynamic Memory Accesss-DMA) 8237 và bộ đếm thời gian (Programmable Interval Timer-PIT) 8253. PIT cung cấp xung 18.2 Hz và làm tươi bộ nhớ động, và được dùng để tạo âm thanh từ loa trong.

CPU và RAM[sửa | sửa mã nguồn]

CPU là Intel 8088, một phiên bản rẻ hơn của Intel 8086. 8088 giống 8086 về mặt kiến trúc bên trong 16 bit, nhưng chỉ có bus 8 bit. CPU sử dụng xung 4.77 MHz. Các máy nhái và các dòng về sau sử dụng CPU với xung cao hơn (6 MHz, 8 MHz) không tương thích với một số phần mềm thiết kế ban đầu cho PC.

Có một chân cắm IC để trống dành cho bộ xử lý dấu phẩy động (Floating-point Unit-FPU) 8087, làm tăng tốc các phép tính dấu phẩy động.

PC mặc định có 16 hoặc 64 kB bộ nhớ. Nâng cấp RAM được IBM và nhiêu hãng bên thứ ba cung cấp dưới dạng card mở rộng, và có thể nâng cấp lên thành 256kB.

ROM-BIOS[sửa | sửa mã nguồn]

Là phần sụn (firmware) của PC, nằm trong bốn ROM, mỗi chip 2 kB. Nó bao gồm một đoạn mã khởi động (bootstrap) và một số giao diện dùng cho việc vẽ lên màn hình, đọc từ bàn phím, hay đọc/ghi đĩa v.v.

Thiết bị nhập xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Màn hình[sửa | sửa mã nguồn]

Khác với hầu hết các máy tính gia đình đều có tích hợp sẵn đầu ra video, IBM PC có hai tùy chọn cho hiển thị là card rời Monochrome Display Adapter (bộ điều hợp hiển thị đơn sắc) và Color Graphics Adapter (bộ điều hợp hiển thị màu). MDA xuất ra văn bản có độ phân giải cao hơn CGA nhưng không có chế độ đồ họa, còn CGA xuất ra đồ họa và văn bản độ phân giải thấp đến trung bình.

CGA cùng sử dụng một tần số quét của chuẩn TV NTSC, do đó có thể xuất ra tín hiệu tổng hợp để có thể dùng với TV, ngoài ra còn có đầu ra ngưỡng TTL để sử dụng với các màn hình RGBI trên thị trường với tần số NTSC. Phải tới năm 1983, IBM mới cho ra màn hình màu 5153.

MDA sử dụng tần số cao hơn và đòi hỏi phải có màn hình riêng là IBM 5151. Trên MDA còn tích hợp sẵn một cổng máy in.

Có thể lắp cả hai card song song phục vụ các ứng dụng có cả văn bản và đồ họa như phần mềm bảng tính Lotus 1-2-3, AutoCAD, v.v. Sau đó xuất hiện trên thị trường loại card Hercules hỗ trợ cả hai trong một và được các hãng phần mềm ưa chuộng.

Bàn phím[sửa | sửa mã nguồn]

PC sử dụng bàn phím mô hình F ban đầu được thiết kế cho Datamaster. Nó tốt hơn rất nhiều các bàn phím sử dụng cho các máy tính gia đình về nhiều mặt: số phím, sự bền bỉ và tính công thái học.

Đĩa[sửa | sửa mã nguồn]

220px IBM Floppy Drive With DOS

Ổ đĩa 5.25 inch của PC

Có thể lắp đặt hai ổ đĩa mềm 5.25 inch cho PC, hỗ trợ các đĩa mềm hai mặt 320kB. Để sử dụng đĩa mềm cần kết nối ổ đĩa với một card điều khiển bằng một dây cáp dẹp. Card điều khiển của IBM còn có thêm một cổng ngoài để kết nối với ổ đĩa ngoài.

Cũng như các máy tính gia đình ngày đó, PC có thêm một cổng để kết nối với máy thu cassette. Tuy nhiên cổng này hầu như không được sử dụng nên bị bỏ kể từ dòng PC/XT.

Vào thời điểm công bố IBM không có bất cứ tùy chọn ổ cứng nào và vắn đề là bộ nguồn không cung cấp đủ điện cho một ổ cứng hoạt động. Ngoài ra BIOS và PC DOS các phiên bản đầu cũng không hỗ trợ ổ cứng.

Giao tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể kết nối PC với các máy tính khác hay thiết bị ngoại vi thông qua cổng tuần tự (hay còn gọi là cổng COM hay RS-232) và song song (còn gọi là cổng máy in).

Mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

Khả năng mở rộng của PC góp phần lớn mang lại thành công cho dòng máy. Nhiều ấn phẩm nhấn mạnh quyết định khác thường của IBM khi họ công bố một cách đầy đủ, kỹ lưỡng các chi tiết kỹ thuật về bus hệ thống, sắp xếp bộ nhớ ngay khi phát hành máy, nhằm khuyến khính phát triển một thị trường các phần mềm và phần cứng tương thích.

Bo mạch chủ của PC có 5 khe cắm rìa 62 chân, kết nối tới các đường dữ liệu vào/ra của CPU. IBM ban đầu gọi chúng là khe cắm vào/ra. tuy nhiên về sau khi nền tảng PC đã thống trị và xuất hiện các chuẩn khe cắm khác, người ta gọi chúng là Industry Standard Architecture (ISA – kiến trúc chuẩn công nghiệp).

Phần mềm[sửa | sửa mã nguồn]

Các mẫu trong dòng PC[sửa | sửa mã nguồn]

Sau PC, IBM tiếp tục phát triển và cho ra đời các mẫu máy được gọi chung là “PC”. Bao gồm:

  • PC/XT (eXtended Technology): PC mở rộng, với 8 khe cắm và ổ cứng 10 mB đi kèm
  • PCjr (junior): PC “con”, cho thị trường máy tính gia đình
  • Portable: Máy tính xách tay (luggable)
  • PC/AT (Advanced Technology): PC nâng cấp, với CPU Intel 80286 mạnh hơn và nhanh hơn (6 MHz), khe cắm 16 bit và đồng hồ thời gian thực.
  • Convertible: Laptop với ổ đĩa 3.5inch lần đầu tiên xuất hiện
  • XT 286: Máy lớp AT nhưng trong vỏ XT.

Tất cả các máy trong dòng PC đều tương thích với nhau, trừ việc có một số phần mềm kén chọn tốc độ CPU.

Máy bản sao IBM[sửa | sửa mã nguồn]

Bởi vì PC sử dụng linh kiện sẵn có trên thị trường, cũng như cách thức hoạt động được ghi chép kỹ lưỡng, việc làm ra một máy tính hoàn toàn tương thích với PC là hoàn toàn khả thi, ngoại trừ việc ROM-BIOS được đăng ký bản quyền nên không thể sao chép. Tuy nhiên các công ty như Compaq, American Megatrends, Phoenix hay Award đã có những chiêu thức để dich ngược mã BIOS, và từ đó mở ra cơ hội cho các công ty khác có thể sản xuất các máy tính bản sao IBM, hay “tương thích với IBM”. Tuy nhiên các nhà sản xuât máy bản sao cũng đưa vào những cải tiến mới, và dần dần thị trường máy bản sao đã phát triển rất xa, không còn gắn liền với chiếc PC ban đầu. Đó cũng chính là thị trường máy tính ngày nay.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ .mw-parser-output cite.citation{font-style:inherit}.mw-parser-output .citation q{quotes:”“”””””‘””’”}.mw-parser-output .id-lock-free a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-free a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/65/Lock-green.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .id-lock-limited a,.mw-parser-output .id-lock-registration a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-limited a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-registration a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d6/Lock-gray-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .id-lock-subscription a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-subscription a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/aa/Lock-red-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .cs1-subscription,.mw-parser-output .cs1-registration{color:#555}.mw-parser-output .cs1-subscription span,.mw-parser-output .cs1-registration span{border-bottom:1px dotted;cursor:help}.mw-parser-output .cs1-ws-icon a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Wikisource-logo.svg”)right 0.1em center/12px no-repeat}.mw-parser-output code.cs1-code{color:inherit;background:inherit;border:none;padding:inherit}.mw-parser-output .cs1-hidden-error{display:none;font-size:100%}.mw-parser-output .cs1-visible-error{font-size:100%}.mw-parser-output .cs1-maint{display:none;color:#33aa33;margin-left:0.3em}.mw-parser-output .cs1-format{font-size:95%}.mw-parser-output .cs1-kern-left,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-left{padding-left:0.2em}.mw-parser-output .cs1-kern-right,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-right{padding-right:0.2em}.mw-parser-output .citation .mw-selflink{font-weight:inherit}
    Pollack, Andrew (ngày 13 tháng 8 năm 1981). “Big I.B.M.’s Little Computer”. The New York Times (bằng tiếng Anh). tr. D1. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2020.
  2. ^
    Morgan, Christopher P (tháng 3 năm 1980). “Hewlett-Packard’s New Personal Computer”. BYTE. tr. 60. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2013.
  3. ^
    Swaine, Michael (ngày 5 tháng 10 năm 1981). “Tom Swift Meets the Big Boys: Small Firms Beware”. InfoWorld. tr. 45. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2015.
  4. ^
    “Interest Group for Possible IBM Computer”. BYTE. tháng 1 năm 1981. tr. 313. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2013.
  5. ^
    Libes, Sol (tháng 6 năm 1981). “IBM and Matsushita to Join Forces?”. BYTE. tr. 208. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2013.
  6. ^
    Morgan, Chris (tháng 7 năm 1981). “IBM’s Personal Computer”. BYTE. tr. 6. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2013.
  7. ^
    “IBM 5120”. IBM. ngày 23 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  8. ^ a ă
    Morgan, Chris (tháng 1 năm 1982). “Of IBM, Operating Systems, and Rosetta Stones”. BYTE. tr. 6. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2013.
  9. ^
    Bunnell, David (Feb–Mar 1982). “The Man Behind The Machine? / A PC Exclusive Interview With Software Guru Bill Gates”. PC Magazine. tr. 16. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2012.
  10. ^
    “IBM Archives: The birth of the IBM PC”. www.ibm.com (bằng tiếng Anh). ngày 23 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  11. ^
    “Obsolete Technology Website”. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2008.
  12. ^
    Blaxill, Mark; Eckardt, Ralph (2009). The Invisible Edge: Taking Your Strategy to the Next Level Using Intellectual Property. Penguin Group. tr. 195–198. ISBN 9781591842378.
  13. ^
    Musil, Steven (ngày 28 tháng 10 năm 2013). “William Lowe, the ‘father of the IBM PC,’ dies at 72”. CNet. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  14. ^ Atkinson, P, (2013) DELETE: A Design History of Computer Vapourware[1], London: Bloomsbury Publishing.
  15. ^
    Scott, Greg (tháng 10 năm 1988). “Blue Magic”: A Review”. U-M Computing News. 3 (19): 12–15.
  16. ^
    “IBM PC Announcement 1981”. www.bricklin.com. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2020.
  17. ^
    Gates, Bill (ngày 25 tháng 3 năm 1997). “Interview: Bill Gates, Microsoft” (Phỏng vấn). Phóng viên Michael J. Miller. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.
  18. ^
    Rhines, Walden C. (ngày 22 tháng 6 năm 2017). “The Inside Story of Texas Instruments’ Biggest Blunder: The TMS9900 Microprocessor”. IEEE Spectrum (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2017.
  19. ^
    Freiberger, Paul (ngày 23 tháng 8 năm 1982). “Bill Gates, Microsoft and the IBM Personal Computer”. InfoWorld. tr. 22. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.
  20. ^
    John Titus (ngày 15 tháng 9 năm 2001). “Whence Came the IBM PC”. edn.com. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  21. ^
    Bradley, David J. (tháng 9 năm 1990). “The Creation of the IBM PC”. BYTE. tr. 414–420. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016.
  22. ^
    “Remembering the Beginning”. PC Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2002.
  23. ^
    Sanger, David E. (ngày 5 tháng 8 năm 1985). “Philip Estridge Dies in Jet Crash; Guided Ibm Personal Computer”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2020.
  24. ^
    “IBM Archives: The birth of the IBM PC”. www.ibm.com (bằng tiếng Anh). ngày 23 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2020.
  25. ^
    U-M Computing News (bằng tiếng Anh). Computing Center. 1988.
  26. ^
    Inc, InfoWorld Media Group (ngày 23 tháng 8 năm 1982). InfoWorld (bằng tiếng Anh). InfoWorld Media Group, Inc.
  27. ^
    Porter, Martin (ngày 18 tháng 9 năm 1984). “Ostracized PC1 Designer Still Ruminates ‘Why?”. PC Magazine. tr. 33. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  28. ^
    Greenwald, John (ngày 11 tháng 7 năm 1983). “The Colossus That Works”. TIME. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2019.
  29. ^
    Curran, Lawrence J.; Shuford, Richard S. (tháng 11 năm 1983). “IBM’s Estridge”. BYTE. tr. 88–97. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Máy_tính_cá_nhân_IBM&oldid=64522810”

Từ khóa: Máy tính cá nhân IBM, Máy tính cá nhân IBM, Máy tính cá nhân IBM

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO TOP giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 5 (146 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn