Có khi nào bạn thắc mắc tại sao trang web của bạn hiển thị rất nhiều trong các mục tìm kiếm trực tuyến mà lượng truy cập từ khách hàng tiềm năng lại rất ít? Bạn đã cố gắng xây dựng content chất lượng, tối ưu hóa website, nâng cao thương hiệu song mọi cố gắng của bạn đều chưa đạt hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tăng lượng click chuột vào website một cách nhanh chóng bằng một vũ khí cực kỳ hữu hiệu đó chính là thẻ Meta Description.
Mục lục bài viết
- 1. Meta Description là gì?
- 2. Thẻ Meta Description có tầm quan trọng như thế nào?
- 3. Cách tạo ra thẻ Meta Description
- 4. 15 kỹ thuật tối ưu Meta Description
- Tạo thẻ Meta Description đúng quy định
- Tạo thẻ Meta Description độc đáo, khác biệt
- Từ ngữ có tính diễn đạt cao
- Tối ưu thông điệp
- Nổi bật bản sắc thương hiệu
- Thể hiện những gì bạn đang làm
- Thêm ưu đãi đặc biệt
- Kêu gọi hành động
- Khéo léo
- Sáng tạo
- Đưa giải pháp
- Khơi gợi cảm xúc
- Nhận thức bản thân
- Tránh lan man
- Xem lại trước khi đăng
- Tổng kết
1. Meta Description là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Meta Description là 1 đoạn thông tin mô tả ngắn gọn nội dung của bài viết, xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google nhằm cung cấp cho người dùng một cái nhìn tổng quan về nội dung website hoặc bài viết mà họ sắp sửa truy cập vào. Hay nói một cách khác là thẻ Meta Description sẽ hỗ trợ người dùng tìm kiếm những kết quả phù hợp nhất với mục đích của họ.
Meta Description có thể được tạo cho đa dạng các dạng nội dung: website, blog, ebooks, case studies,… miễn sao nó đảm bảo tính xác thực và có nội dung thu hút người dùng. Meta Description không trực tiếp xuất hiện trên trang mà được gắn vào thẻ và hiển thị trong HTML.
Ví dụ minh họa về thẻ Meta Description
2. Thẻ Meta Description có tầm quan trọng như thế nào?
Thẻ Meta Description đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc SEO website:
– Một thẻ Meta Description chất lượng sẽ giúp bạn thu hút được một lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của bạn.
– Meta Description là phần nội dung duy nhất mà Google sẽ hiển thị trong phần kết quả tìm kiếm, vì vậy nếu bạn không tạo thẻ Meta Description thì Google sẽ cắt bớt phần nội dung bài viết của bạn và ghép vào thành một thẻ meta nhiều khi rất vô nghĩa. Và chắc chắn là sẽ chẳng có người dùng nào hứng thú với kết quả tìm kiếm như vậy.
Ví dụ về một thẻ Meta Description vô nghĩa
– Ngược lại, nếu bạn viết một thẻ Meta Description hời hợt, không nhấn mạnh được nội dung thì sẽ cho ra những kết quả tìm kiếm không chính xác.
– Meta Description được Google coi là một công đoạn trong quá trình SEO website, cho nên thẻ Meta Description không chỉ giúp bạn thu hút người đọc vào truy cập vào trang web của mình mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.
3. Cách tạo ra thẻ Meta Description
– Bạn có thể tạo bài đăng mới trong CMS bằng cách điền thông tin Meta Description vào mục trống ở bên dưới thanh tab SEO.
3.1. Meta Description trong WordPress
– Trong trường hợp bạn muốn thay đổi nội dung Meta Description trong WordPress, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
+ Bước 1: Cài đặt lập trình Yoast
+ Bước 2: Tạo bài đăng mới
+ Bước 3: Chọn Yoast SEO options.
+ Bước 4: Xác định vị trí thẻ Meta Description
+ Bước 5: Tạo Meta Description
+ Bước 6: chọn lưu/ tải lên
3.2. Meta Description trong Joomla
Joomla
3.3. Meta Description trong Blogspot
Blogspot
Như vậy là bạn đã thực hiện thành công thao tác thay đổi Meta Description rồi.
4. 15 kỹ thuật tối ưu Meta Description
Dưới đây, bài viết sẽ chia sẻ 15 mẹo giúp bạn tạo nên những thẻ mô tả chất lượng, thu hút người đọc và tăng tỷ lệ click vào website của bạn:
Tạo thẻ Meta Description đúng quy định
– Tạo thẻ Meta Description đúng quy định: Bạn nên tạo thẻ Meta Description ngắn gọn và đầy đủ thông tin. Nhiều bạn mới viết content thường thắc mắc Meta Description bao nhiêu ký tự là hợp lý? Thông thường, độ dài lý tưởng nhất của một thẻ Meta Description là khoảng từ 150 – 160 ký tự.
Thẻ Meta Description lý tưởng có độ dài khoảng 150 -160 ký tự
Tạo thẻ Meta Description độc đáo, khác biệt
– Tạo thẻ Meta Description độc đáo, khác biệt, tránh lạm dụng chèn từ khóa chèn vào Meta Description bởi Google không quan tâm đến từ khóa trong thẻ Meta Description. Chính vì vậy, bạn nên xây dựng các thẻ này với mục đích hướng tới người dùng chứ không phải thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Từ ngữ có tính diễn đạt cao
– Từ ngữ sử dụng trong thẻ Meta Description cần có tính diễn đạt cao, tạo nên tác động ấn tượng với người đọc.
Thành công của PNJ đến từ việc sử dụng từ ngữ có tính diễn đạt cao
Tối ưu thông điệp
– Tận dụng tối đa các tiêu đề Meta Description thu hút để mang lại hiệu quả cho toàn bộ phần mô tả, nhằm mang đến thông điệp quan trọng cho người dùng. Thông thường, tiêu đề Meta Description chuẩn là gồm 50 – 60 ký tự.
Ví dụ về một tiêu đề Meta Description thu hút
Nổi bật bản sắc thương hiệu
– Làm nổi bật bản sắc thương hiệu của bạn: một thẻ Meta Description chất lượng sẽ giúp khẳng định/ cam kết về chất lượng của thương hiệu mà bạn đang gây dựng.
Meta Description thể hiện bản sắc thương hiệu
Thể hiện những gì bạn đang làm
– Cho người đọc thấy những gì bạn đang làm: một Meta Description tổng quan về doanh nghiệp bạn đang làm sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về thương hiệu cũng như toàn bộ nội dung website của bạn.
Meta Description cung cấp những thông tin tổng quan về doanh nghiệp
Thêm ưu đãi đặc biệt
– Cung cấp các ưu đãi đặc biệt: thẻ Meta Description còn được nhiều SEOer sử dụng như một phương thức quảng cáo lý tưởng cho doanh nghiệp.
Meta cung cấp thông tin khuyến mãi, giảm giá
Kêu gọi hành động
– Đưa ra 1 lời mời gọi rõ ràng sao cho thu hút khách hàng.
Meta đưa ra lời kêu gọi
Khéo léo
– Xử lý khéo léo thẻ Meta Description để đảm bảo bạn tạo ra một bản copy hợp lý.
Sáng tạo
– Không ngừng sáng tạo
Đưa giải pháp
– Đưa ra giải pháp hiệu quả cho mọi vấn đề: thông thường, người dùng tìm kiếm và click vào trang khi họ biết chắc chắn website đó chứa câu trả lời mà họ đang tìm kiếm. Chính vì vậy, hãy thể hiện cho người đọc thấy bài viết/ website của bạn chứa điều họ đang cần tìm.
Khơi gợi cảm xúc
– Khơi gợi cảm xúc cho người dùng
Nhận thức bản thân
– Nhận thức về bản thân: sẽ hữu ích hơn rất nhiều nếu thẻ Meta Description của bạn không chỉ giới thiệu về doanh nghiệp bạn mà còn cung cấp những thông tin hữu ích cho người đọc.
Tránh lan man
– Tránh đề cập lan man quá nhiều: số lượng từ trong thẻ Meta Description có hạn, chính vì vậy đừng cố nhồi nhét quá nhiều ý trong 1 thẻ meta.
Xem lại trước khi đăng
– Xem lại thẻ meta trước khi đăng: ở bước này, bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ để điều chỉnh thẻ Meta Description sao cho tối ưu nhất trước khi đăng.
Tổng kết
Trên đây, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Meta Description là gì và hướng dẫn bạn kỹ thuật tối ưu Meta Description để tăng nhấp chuột, cùng cách sử dụng Meta Description trong WordPress, Joomla và Blogspot. Thẻ Meta Description giúp bạn hướng sự tập trung của khách hàng đến với website của bạn mà nếu bạn bỏ qua cơ hội này thực sự rất đáng tiếc. Chúc các bạn thành công!