Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
Natri florua | |
---|---|
![]() Natri florua
|
|
Danh pháp IUPAC | Natri florua |
Tên khác | Florocid |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Số RTECS | WB0350000 |
Mã ATC | A01 |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | NaF |
Khối lượng mol | 41.988713 g/mol |
Bề ngoài | dạng rắn màu trắng |
Mùi | không mùi |
Khối lượng riêng | 2.558 g/cm3 |
Điểm nóng chảy | 993 °C |
Điểm sôi | 1695 °C |
Độ hòa tan trong nước | 4.13 g/100 g (25 °C) |
Độ hòa tan | tan trong HF không tan trong ethanol |
Các nguy hiểm | |
Phân loại của EU | Độc (T) Gây kích thích (Xi) |
Chỉ mục EU | 009-004-00-7 |
NFPA 704 |
0
3
0
|
Chỉ dẫn R | R25, R32, R36/38 (xem Danh sách nhóm từ R) |
Chỉ dẫn S | S1/2, S22, S36, S45 (xem Danh sách nhóm từ S) |
Điểm bắt lửa | không cháy |
LD50 | 52–200 mg/kg (trên chuột, thỏ)[1] |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác |
Natri clorua Natri bromua Natri iođua |
Cation khác |
Liti florua Kali floâu Rubiđi floâu Xêzi florua |
Hợp chất liên quan | thuốc thử TASF |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
![]() ![]() ![]() Tham khảo hộp thông tin
|
Natri florua là hợp chất vô cơ với công thức hoá học NaF. Là chất rắn không mùi, đây là nguồn ion florua cho nhiều ứng dụng khác nhau. Natri florua rẻ hơn và ít hút ẩm hơn kali florua.
Cấu trúc, đặc tính chung, khai thác[sửa | sửa mã nguồn]
Natri florua là hợp chất ion, phân li hoàn toàn thành các ion Na+ và F−. Nó kết tinh dạng lập phương (natri clorua) khi cả Na+ và F− sắp xếp thành hình khối tám mặt.[2][3]
Dạng thô của NaF, villiaumite, hiếm gặp. Nó được biết đến từ dạng đá plutonit nepheline syenite.[4]
Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]
NaF được điều chế bằng cách trung hoà axit flohiđric hoặc axit hexafluorosilicic (H2SiF6), phụ phẩm của quá trình sản xuất phân bón supephophat. Chất trung hoà là natri hiđrôxit và natri cacbonat. Cồn cũng dùng để kết tủa NaF:
- HF + NaOH → NaF + H2O
Từ dung dịch chứa HF, natri florua kết tủa dưới dạng muối biflorua NaHF2. Nung nóng muối thu được NaF và giải phóng khí HF.
- HF + NaF → NaHF2
Theo một báo cáo năm 1986, hằng năm lượng NaF tiêu thụ ước lượng khoảng vài triệu tấn.[5]
Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Natri florua bán thành viên để ngừa sâu răng.
Muối florua được dùng để tăng độ bền chắc của răng bằng việc tạo floruapatit, thành phần tự nhiên của men răng[6][7]. Dù natri florua còn dùng để flo hoá nước (ngừa sâu răng) và là tiêu chuẩn để đo các hợp chất làm flo hoá nước khác, axit hexafluorosilicic (H2SiF6) và muối natri của nó natri hexafluorosilicat (Na2SiF6) cũng thường được dùng làm chất phụ gia ở Mỹ.[8] Kem đánh răng thường chứa natri florua để ngăn ngừa sâu răng.[9]
Natri florua còn dùng làm chất lau chùi.[5] Sự đa dạng trong những ứng dụng còn có trong việc tổng hợp và khai khoáng. Florua còn là chất khử trong tổng hợp floruacacbon. Chất nền điển hình là các clorua có ái lực với điện như axyl clorua, clorua lưu huỳnh và clorua phôtpho.[10] Giống như các florua khác, natri florua còn có ứng dụng trong desilylation trong tổng hợp hữu cơ.
Trong y khoa, natri florua chứa flo-18 được dùng trong chụp X-quang positron (positron emission tomography-PET). So với scintigraphy xương thông thường tiến hành với camera gamma hay hệ thống SPECT, PET nhạy cảm hơn và tiêu tốn nhiều không gian hơn. Một hạn chế nữa của natri florua flo-18 là ít phổ biến hơn thuốc chứa phóng xạ techneti-99m thông thường để chẩn đoán bệnh.
Natri florua được dùng để bảo quản mẫu tế bào trong việc nghiên cứu thuốc và hoá sinh vì ion florua ngăn cản sự thuỷ phân glycogen bằng cách ức chế enzim enolaza. Natri florua còn dùng chung với axit iodoaxetic, nhằm ức chế enzim aldolaza. Nó còn dùng để giảm RIPA vì sự ức chế phosphataza khi dùng với Na3VO4.
An toàn[sửa | sửa mã nguồn]
Natri florua bị liệt vào dạng độc chất khi ngửi (dạng bụi hoặc phun) và nuốt.[11] Ở liều vừa đủ, nó còn thể hiện ảnh hưởng đến tim và hệ tuần hoàn, và liều chết người đối với người nặng 70 kg là khoảng 5–10 g.[5]
Ở liều cao hơn dùng để điều trị loãng xương, natri florua thường có thể gây đau chân và gây gãy xương không hoàn toàn khi liều quá cao; nó còn làm kích thích dạ dày, thỉnh thoảng còn gây loét dạ dày. rely as to cause ulcers. Dạng tiêu huỷ chậm và che phủ ngoài ruột của natri florua không gây tác dụng phụ về ruột trong bất kì cách nào,và có biến chứng nhẹ hơn và ít gặp hơn cho xương.[12] Trong liều thấp dùng để flo hoá nước, chỉ có tác hại rõ duy nhất là flo hóa răng, mà có thể thay đổi vẻ bề ngoài răng của trẻ em trong sự phát triển răng; điều này nhẹ và không chắc chắn để tuyên bố bất kì ảnh hưởng thẩm mĩ hay sức khoẻ nào.[13]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Flo
- Criolit
- Kim loại nhẹ
- Nước súc miệng
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
-
^
Martel, B.; Cassidy, K. (2004), Chemical Risk Analysis: A Practical Handbook, Butterworth–Heinemann, tr. 363, ISBN 1903996651Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Wells, A.F. (1984), Structural Inorganic Chemistry, Oxford: Clarendon Press, ISBN 0-19-855370-6
- ^ “Chemical and physical information”, Toxicological profile for fluorides, hydrogen fluoride, and fluorine (PDF), Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATDSR), tháng 9 năm 2003, tr. 187, truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008
- ^ “Mineral Handbook” (PDF). Mineral Data Publishing. 2005.
- ^ a ă â Jean Aigueperse & Paul Mollard, Didier Devilliers, Marius Chemla, Robert Faron, Renée Romano, Jean Pierre Cuer (2005), “Fluorine Compounds, Inorganic”, trong Ullmann (biên tập), Encyclopedia of Industrial Chemistry, Weinheim: Wiley-VCH, doi:10.1002/14356007.a11_307Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Bourne, Geoffrey Howard (1986), Dietary research and guidance in health and disease, Karger, tr. 153, ISBN 3-805-5434-17, Snippet view from page 153
- ^ Klein, Cornelis; Hurlbut, Cornelius Searle; Dana, James Dwight (1999), Manual of Mineralogy (ấn bản 21), Wiley, ISBN 0-471-31266-5
- ^ Bản mẫu:Vcite paper
- ^ “Sodium fluoride, Molecule of the week”. American Chemical Society. ngày 19 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ Halpern, D.F. (2001), “Sodium Fluoride”, Encyclopedia of Reagents for Organic Synthesis, John Wiley & Sons, doi:10.1002/047084289X.rs071
- ^ http://www.jtbaker.com/msds/englishhtml/S3722.htm NaF MSDS
- ^ Murray TM, Ste-Marie LG. Prevention and management of osteoporosis: consensus statements from the Scientific Advisory Board of the Osteoporosis Society of Canada. 7. Fluoride therapy for osteoporosis. CMAJ. 1996;155(7):949–54. PMID 8837545.
- ^ National Health and Medical Research Council (Australia). A systematic review of the efficacy and safety of fluoridation [PDF]. 2007. ISBN 1864964154. Summary: Yeung CA. A systematic review of the efficacy and safety of fluoridation. Evid Based Dent. 2008;9(2):39–43. doi:10.1038/sj.ebd.6400578. PMID 18584000. Lay summary: NHMRC, 2007.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Chemical profile for sodium fluoride at Scorecard, the pollution information site
- Thẻ an toàn hóa chất quốc tế 0951 Sodium fluoride’s effect on the male reproductive system
- Hợp chất natri
- Hợp chất flo
- Muối florua
- Muối halogen của kim loại
- Hóa chất
Từ khóa: Natri florua, Natri florua, Natri florua
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO TOP giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn