Giới thiệu tổng quan, khái quát về ngân hàng vietcombank – Thông tin và lịch sử hình thành vietcombank mới nhất 2023

Hơn 5 thập kỷ hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hiện nay là một trong 3 ngân hàng có tổng tài sản cao nhất Việt Nam với khoảng 1.072.983 nghìn tỷ VNĐ (tính đến 31/12/2018). Đồng thời, 3 năm liền, Vietcombank liên tiếp đứng đầu trong top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín do Vietnam Report công bố. Mời độc giả cùng LADIGI.VN tìm hiểu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển của ngân hàng Vietcombank qua bài viết dưới đây.

Khái quát về ngân hàng vietcombank – Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng gì?

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Tên Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam ), còn được gọi là “Vietcombank”, là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa.

ngan-hang-vietcombank-la-gi
Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng gì ? Tổng quan về ngân hàng Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Đây là đơn vị đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá trong lĩnh vực ngân hàng. Ngày 02/6/2008, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Vietcombank

  • Loại hình : Doanh nghiệp cổ phần
  • Ngành nghề : Ngân hàng
  • Thể loại : Tài chính
  • Thành lập : 01/04/1963
  • Trụ sở chính : 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
  • Nhân viên chủ chốt : Nghiêm Xuân Thành – chủ tịch hội đồng quản trị, Phạm Quang Dũng – Tổng giám đốc
  • Sản phẩm : Dịch vụ tài chính
  • Tổng tài sản : 574.260 tỷ đồng (31/12/2014)
  • Số nhân viên :15.000 (2018)
  • Website : www.vietcombank.com.vn

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank

Cá nhân

  • Tài khoản
  • Thẻ Tiết kiệm & đầu tư
  • Chuyển & Nhận tiền
  • Cho vay cá nhân

Doanh nghiệp

  • Dịch vụ thanh toán
  • Dịch vụ séc
  • Trả lương tự động
  • Thanh toán Billing
  • Dịch vụ bảo lãnh
  • Dịch vụ cho vay
  • Thuê mua tài chính
  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài
  • Kinh doanh ngoại tệ

Định chế tài chính

  • Ngân hàng đại lý
  • Dịch vụ tài khoản
  • Mua bán ngoại tệ
  • Kinh doanh vốn
  • Tài trợ thương mại
  • Bao thanh toán

Ngân hàng điện tử

  • Ngân hàng trực tuyến
  • SMS Banking
  • Phone Banking
  • VCB-Money
  • VCB-eTourVCB-eTopup

Những công ty con của Ngân hàng Vietcombank

  • Công ty Chứng khoán Vietcombank
  • Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank
  • Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank
  • Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kông
  • Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198.
  • Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank

Giá trị cốt lõi của thương hiệu Ngân hàng Vietcombank

  • ​Sáng tạo (Innovative) để mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng.
  • Phát triển không ngừng (Continuous) hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục khách hàng, là nguồn tài sản quý giá nhất và đáng tự hào nhất của Vietcombank.
  • Lấy sự Chu đáo – Tận tâm (Caring) với khách hàng làm tiêu chí phấn đấu.
  • Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia sánh tầm với khu vực và thế giới.
  • Luôn nỗ lực tìm kiếm sự Khác biệt (Individual) trên nền tảng chất lượng và giá trị cao nhất.
  • Đề cao tính An toàn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng, cổ đông.

Bản sắc văn hóa của Ngân hàng Vietcombank

  • ​Tin cậy – Giữ chữ Tín và Lành nghề
  • Chuẩn mực – Tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn mực
  • Sẵn sàng đổi mới – Luôn hướng đến cái mới, hiện đại và văn minh
  • Bền vững – Vì lợi ích lâu dài
  • Nhân văn – Trọng đức, gần gũi và biết thông cảm, sẻ chia

Có thể bạn quan tâm:

Ngân hàng ACB là gì ? Điều kiện để mở tài khoản Ngân hàng ACB là gì ?

Ngân hàng Vietcombank có bao nhiêu chi nhánh ?

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có hơn 560 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 111 Chi nhánh; 441 PGD; 04 Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại phía Nam; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ (đã được phê duyệt và dự kiến khai trương hoạt động trong thời gian tới); 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hồ Chí Minh (đã được phê duyệt và chuẩn bị khai trương trong năm 2019); 04 Công ty liên doanh, liên kết. Về nhân sự, Vietcombank hiện có trên 16.800 cán bộ nhân viên.
Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.536 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Ngân hàng Vietcombank có làm việc vào thứ 7 không?

Ngân hàng Vietcombank có làm việc vào thứ 7 không?  Là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm. Theo quy định làm việc của ngân hàng Vietcombank thì một số phòng giao dịch của ngân hàng có làm việc vào thứ 7 để phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng.

Tuy nhiên vào thứ 7 thì các chi nhánh Vietcombank chỉ làm vào buổi sáng  từ 7h30 – 11h30 mà thôi. Theo lịch trình làm việc thông thường thì ngân hàng Vietcombank (VCB) sẽ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần với giờ làm việc cụ thể như sau:

  • Buổi sáng: Bắt đầu từ 8 giờ 00 đến 12 giờ
  • Buổi chiều: Bắt đầu từ 13 giờ đến 17 giờ.

Bởi vậy, khi đến ngân hàng Vietcombank để giao dịch ngân hàng cần phải lưu ý về thời gian để tránh đi sớm phải chờ đợi lâu. Hay quá muộn thì ngân hàng sẽ đóng cửa và không nhận bất kỳ giao dịch nào của khách hàng.

Hành trình phát triển của Vietcombank trong hơn 5 thập kỷ qua – Thông tin và lịch sử ngân hàng vietcombank

Hơn 56 năm hình thành và phát triển, Vietcombank đã từng bước trưởng thành và lớn mạnh qua từng dấu mốc quan trọng:

Giai đoạn sơ khai với tiền thân là Cục ngoại hối

Tổ chức tiền thân của Vietcombank là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955. Năm 1961, đơn vị này được đổi tên thành Cục ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thời kì này, Cục ngoại hối vừa là một cục, vụ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại hối, vừa tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của một ngân hàng thương mại đối ngoại.

Giai đoạn 1963-1975: Vietcombank chính thức ra đời và đóng góp tích cực vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động vào ngày 01/04/1963 trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Những ngày mới thành lập và trong giai đoạn chống Mỹ (1963-1975), Vietcombank đã đảm đương xuất sắc nhiệm vụ là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam. Với chức năng thực hiện thanh toán quốc tế, thanh toán vay nợ và viện trợ nhà nước, quản lý và điều hành ngoại hối… Vietcombank đã góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.

Trong bối cảnh kháng chiến chống Mỹ, quỹ ngoại tệ đặc biệt B29 được thành lập tại Vietcombank. Đây là một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ, được bảo mật và hoạt động đơn tuyến dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Thường vụ Trung ương Cục Miền Nam. Đơn vị là nơi trung chuyển, xử lý và chi viện nguồn ngoại tệ cho chiến trường miền Nam, phục vụ việc vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men và mua những “con đường” bí mật, an toàn để vận chuyển nhu yếu phẩm, vũ khí đến các chiến trường…

Giai đoạn 1976 – 1990: Vượt gian khó vươn mình mạnh mẽ

Giai đoạn này, Vietcombank là ngân hàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên cả 3 phương diện: độc quyền ngoại tệ, độc quyền cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu và độc quyền giao dịch thanh toán quốc tế.

Thời kỳ đầu, Vietcombank tham gia tiếp quản hệ thống ngân hàng của chính quyền Sài Gòn, thực hiện thu giữ của cải ngoại tệ, tránh tẩu tán thất thoát, tham gia đàm phán hoạn, giảm công nợ cho nhân dân,… Dưới sự cấm vận kinh tế, Ngân hàng đã có những bước đi táo bạo, khôn khéo đầy quyết đoán nhằm thoát khỏi sự chi phối của Mỹ, thúc đẩy công cuộc khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh.

Giai đoạn 1990-2000: Những bước đi thời kỳ đầu đổi mới

Năm 1990, Vietcombank chính thức trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại.

Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Vietcombank đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đánh dấu bằng những cột mốc quan trọng:

  • 1993: Gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT
  • 1995: Trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á
  • 1996: Gia nhập tổ chức thẻ quốc tế (là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế Master card và Visa card)
  • Sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng

Giai đoạn 2000 – 2005: Tái cơ cấu ngân hàng Vietcombank

Vietcombank tiên phong triển khai và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu (2000 – 2005). Trọng tâm của đề án là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng uy tín đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Bằng việc thành lập các công ty liên doanh, các công ty trực thuộc, Vietcombank đã tăng cường đầu tư, hiện đại hoá, nâng cao trình độ công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác.

Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Online Banking), dịch vụ ATM và Internet Banking (năm 2002).

Giai đoạn 2007-2013: Ngân hàng đầu tiên thực hiện cổ phần hóa

Năm 2007, Vietcombank trở thành ngân hàng đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa.

Ngày 26/12/2007, Vietcombank phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Sự kiện IPO này được cho là lớn nhất và đã mang lại nguồn thu từ thặng dư IPO lên tới gần 10.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

Năm 2008, Vietcombank chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần.

Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 09/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank.

Ngày 31/03/2013: Vietcombank ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới.

Giai đoạn 2013-2018: Sự bứt phá ngoạn mục, vươn tới đỉnh cao

Đây là giai đoạn ghi nhận dấu ấn chuyển mình, bứt phá ngoạn mục của Vietcombank.

Giai đoạn 5 năm 2013-2017 là quãng thời gian chứng kiến Vietcombank có những bước chuyển mình mạnh mẽ, toàn diện nhằm hiện thực hoá vị trí số một trong hệ thống ngân hàng.

Giai đoạn này, Vietcombank đã có sự tăng trưởng bứt phá cả về quy mô tổng tài sản lẫn huy động vốn và tín dụng.

Cụ thể :

  • Quy mô tổng tài sản tăng 2,5 lần, huy động vốn tăng 2,9 lần, sử dụng vốn tăng 2,3 lần.
  • Tổng tài sản tăng trưởng mạnh mẽ, vượt qua mốc một triệu tỷ đồng, về đích sớm hơn 2 năm so với đề án phát triển.
  • Là ngân hàng đầu tiên có lợi nhuận vượt mốc 10.000 tỷ đồng tại Việt Nam.

Năm 2018 là dịp kỷ niệm 55 năm thành lập, Vietcombank đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ bằng việc duy trì tổng tài sản ở mức trên một triệu tỷ đồng. Với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, chỉ còn 0,97%, Vietcombank được đánh giá là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất hệ thống. Đồng thời cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, phân loại theo chuẩn mực quốc tế.

Vietcombank ngày nay

Trải qua 56 năm hình thành và phát triển (1/4/1963 – 1/4/2019), Vietcombank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, sẵn sàng vươn mình cùng hệ thống ngân hàng hội nhập với kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế.

Tính đến nay, Vietcombank có một trụ sở chính, một trung tâm đào tạo, một trung tâm xử lý tiền mặt và 106 chi nhánh trên toàn quốc cùng với hơn 16.000 cán bộ nhân viên.

Hệ thống đơn vị của Vietcombank hiện bao gồm: 4 công ty con tại Việt Nam, 3 công ty con tại nước ngoài, 3 công ty liên doanh, một công ty liên kết, một ngân hàng con tại Lào, một văn phòng đại diện đặt tại Singapore, một văn phòng đại diện tại Mỹ và một văn phòng đại diện tại TP HCM. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Với những nỗ lực không ngừng của mình, hình ảnh, thương hiệu và cái tên Vietcombank từ lâu đã trở nên quen thuộc với hàng triệu người dân, khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Khẳng định vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng ngân hàng thương mại uy tín nhất Việt Nam.

Từ khóa tìm kiếm: giới thiệu về ngân hàng vietcombank

khải quát về ngân hàng vietcombank
tổng quan về ngân hàng vietcombank
giới thiệu về vietcombank
giới thiệu ngân hàng vietcombank
giới thiệu vietcombank
tìm hiểu về ngân hàng vietcombank
lịch sử hình thành vietcombank
thông tin về ngân hàng vietcombank
tổng quan về vietcombank
thông tin về vietcombank
lịch sử ngân hàng vietcombank
giới thiệu vcb
tìm hiểu về vietcombank
tìm hiểu ngân hàng vietcombank
lịch sử vietcombank
vietcombank thành lập năm nào
thông tin ngân hàng vietcombank
đánh giá về ngân hàng vietcombank
ngân hàng vietcombank
vietcombank là ngân hàng gì
vietcombank giới thiệu
ngân hàng vietcombank thành lập năm nào
hình ảnh ngân hàng vietcombank
đánh giá ngân hàng vietcombank

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể, SEO website cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, kết quả.

         

 

 

Scores: 4.3 (118 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn