Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Bức phác họa Người Rừng được mô tả lại bởi nhân chứng

Vườn quốc gia Vũ Quang thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây được cho là “điểm nóng” của Người Rừng

Bản in dấu chân Người Rừng được tìm thấy trên đỉnh núi Ngọc Linh bởi Giáo sư Trần Hồng Việt

Quyết định số 65-HĐBT nói về việc cấm săn bắn Người Rừng
Người Rừng là một sinh vật được cho là sống ở Việt Nam, có hình dạng giống loài Bigfoot hoặc Yeti. Người ta miêu tả nó cao khoảng một mét tám đến một mét chín, và được che phủ hoàn toàn bởi lông ngoại trừ phần đầu gối, bàn chân, bàn tay, và mặt. Lông nó có màu xám, nâu, đen. Sinh vật này đi bằng hai chân và đã có người tự nhận là đã thấy nó cô độc hay di chuyển trong thị tộc nhỏ. Động vật này thường được thấy nhiều nhất trong khi đang tìm thức ăn từ trái quả, đến lá cây, và thậm chí là cáo bay.
Vào năm 1971, có người thông báo rằng người dân tộc đã bắt được hai Người Rừng gần tỉnh Đắk Lắk. Năm 1974, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Hoàng Minh Thảo, thỉnh cầu một chuyến thám hiểm nhằm tìm bằng chứng về loài vật này, nhưng đã thất bại.[1]
Thuyết đầu tiên giải thích về sinh vật hình người bí ẩn này cho rằng Người Rừng là phần còn sót lại của nhóm người vượn đứng thẳng hay Neanderthal, theo nhà động vật bí ẩn học Loren Coleman.[2]
Một người có nhiều nghiên cứu về sự tồn tại của Người Rừng là Giáo sư Trần Hồng Việt. Vào năm 1982, ông có được chứng cứ rõ ràng đầu tiên là một dấu chân cỡ 28×26 cm.
Câu chuyện dân gian[sửa | sửa mã nguồn]
Trong dân gian Việt Nam, người xưa thường gọi Người Rừng là Đười Ươi. Theo quan niệm xưa, Đười Ươi có đôi cánh tay rất khỏe, nó thường dùng tay để kiếm ăn. Đười Ươi là một loài khỉ độc, nó có thể bắt và ăn thịt người, nếu không đề phòng cẩn thận. Khi bắt được người đi rừng, Đười Ươi thường nắm chặt tay con mồi, sung sướng ngửa mặt lên trời cười một cách hả hê tít cả mắt và chờ cho đến khi mặt trời lặn nó sẽ ăn thịt con mồi.
Nắm được điểm yếu đó, người đi rừng thường đem theo mấy cặp Tre lồ ô, loại tre rỗng ruột, khi thấy Đười Ươi thì luồn hai tay vào ống tre. Đười Ươi cầm ống tre và cười, người thì cứ việc tuột tay ra mà trốn đi và tất nhiên khi mặt trời lặn thì Đười Ươi chả ăn được gì, giận dữ mà bóp nát hai ống tre, bứt tóc, đấm ngực đùng đùng, gào hú giữa rừng rất rùng rợn.
Những ghi chép trong lịch sử Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Trong sách Tang thương ngẫu lục của hai tác giả Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, hoàn thành những năm đầu đời vua Gia Long, kể lại các câu chuyện từ cuối đời Lê, chép như sau:
“Các động, các trại ở Tuyên Quang, phần nhiều ở xen vào tận hang núi, dân bản thổ thường làm nhà sàn để tránh thú dữ. Hồi quan Đốc đồng Nguyễn Đình Thạc ở trấn, có một Người khổng lồ vào nhà trong xóm bắt người mà ăn.
Nhà có mười người, ăn mất chín. Một người chạy trốn được lên báo quan; quan cho xe súng lớn đến bắn bừa vào. Người ấy ngồi chết trên nhà sàn, chân thõng xuống tận đất. Lôi ra thì thấy thân thể trần truồng, dài ước hơn hai trượng, tóc ngắn đến vai”.
Theo sách cổ, một trượng vào thời Lê tương đương 1,7m, tức là người khổng lồ đó cao khoảng 3,4m.
Sách Tang thương ngẫu lục viết tiếp, sau khi bắn hạ Người khổng lồ, ông Nguyễn Đình Thạc lấy làm lạ, về thuật chuyện với quan Bình chương Phan Trọng Phiên. Ông Phan Trọng Phiên nói:
– Đó là giống người ở biên cảnh Tây Nam. Năm Giáp Ngọ (1774), tôi đi đánh phương nam, có thấy trong kho vũ khố của họ Nguyễn một bộ da người, cũng suýt soát như thế, chứa đầy trấu. Hỏi người coi giữ, họ nói bắt được trong rừng. Chính người này thuộc về giống ấy.
Được đại tướng Võ Nguyên Giáp ký giấy bảo vệ[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 7/4/1982, theo đề nghị của nhóm nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình 5.202, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp ký quyết định số 65-HĐBT về việc khoanh vùng núi Chư Mom Ray – Ngọc Vin thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành khu rừng cấm. Trong đó, tại Điều 1 điểm b, Quyết định nêu rõ: “Cấm săn bắt các loại chim, muông, thú rừng; đặc biệt là cấm săn bắn loài đười ươi có thân hình cao lớn (nghi là “Người Rừng”) có thể tồn tại trong rừng”.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
-
^
Newton, Michael (2005). “Nguoi Rung”. Encyclopedia of Cryptozoology: A Global Guide. McFarland & Company, Inc. tr. 336. ISBN 0-7864-2036-7.
- ^ * The Field Guide to Bigfoot and Other Mystery Primates (NY: Anomalist Books, 2006, ISBN 1-933665-1-22)
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Người vượn đứng thẳng
Từ khóa: Người Rừng, Người Rừng, Người Rừng
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO uy tín giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn