Bạn đang tìm kiếm về Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn nội dung Top 18+ Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vòng bài viết về chủ đề Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí hữu ích với bạn.
Phân tích những cơ sở hình thành tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ sau
Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí
Dàn ý |
Bài làm |
I. Mở bài– Dẫn dắt: tác giả, bài thơ |
Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông vừa bình dị, sâu lắng và hàm súc. Ông thường tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính và chiến tranh. Bài thơ “ Đồng chí” sáng tác năm 1948. Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. Qua bài thơ, người đọc thấy được tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó mặn nồng. Đặc biệt, 7 câu thơ đầu bài thơ đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính. |
II. Thân bài |
|
* Khái quát:– Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ. |
“Đồng chí” được sáng tác năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông( 1947)- thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đó, 7 câu thơ đầu là những lời thơ xúc động của Chính Hữu khi kể về những người lính với hoàn cảnh xuất thân, lí tưởng, tấm lòng… có những điểm tương đồng, là cơ sở nảy sinh tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. |
* Phân tích |
|
Luận điểm 1:
Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: + Nghệ thuật đối + Thành ngữ “nước mặn đồng chua” + Cụm từ “đất cày lên sỏi đá” + Lời thơ mộc mạc, giản dị, chân thành |
Trước tiên, tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Hai câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng nghệ thuật đối “quê hương anh” – ‘làng tôi”, “nước mặn, đồng chua” – “đất cày lên sỏi đá”, gợi lên sự tương đồng về quê hương của những người lính.Thành ngữ “nước mặn đồng chua”: gợi lên một miền đất nắng gió ven biển, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong làn nước. Còn cụm từ “đất cày lên sỏi đá” lại gợi lên trong lòng người đọc về một vùng đồi núi, trung du đất đai cằn cỗi, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu vào trong lòng đất.Lời thơ mộc mạc, giản dị, chân thành đã cho thấy những người lính, họ đều xuất thân từ những người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả và nghèo khó. Các anh tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng giống nhau ở cái nghèo, cái khổ. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm giai cấp là sợi dây tình cảm nối họ lại với nhau, là cơ sở ban đầu để hình thành trong họ tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. |
Luận điểm 2:
Cùng chung chí hướng, lí tưởng cách mạng cao đẹp. + “tôi“, “anh” đã chung trong một dòng thơ. + Nhà thơ không nói “hai người xa lạ” mà là “đôi người xa lạ“! – Câu thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” có sự đối ứng chặt chẽ: |
Không chỉ tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, từ những con người vốn chẳng hề thân quen, nay cùng chung lí tưởng cách mạng mà gặp gỡ, từ đó mà làm nên tình đồng chí.
“Anh với tôi đôi người xa lạ Nếu trong 2 câu thơ mở đầu, “tôi“, “anh” đứng ở 2 vị trí độc lập, tách rời thì đến 2 câu thơ này, “tôi“, “anh” đã chung trong một dòng thơ. Nhà thơ không nói “hai người xa lạ” mà là “đôi người xa lạ“! Vì thế ý thơ được nhấn mạnh, mở rộng thêm. Đôi có nghĩa là sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn, thắm thiết. Dùng từ đôi, Chính Hữu đã muốn khẳng định tình thân gắn bó không thể tách dời giữa những người lính chiến sĩ. Câu thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” có sự đối ứng chặt chẽ: “Súng bên súng”: là cách nói giàu hình tượng để diễn tả sự cùng nhau kề vai sát cánh đi bên nhau trong chiến đấu; cùng chung mục tiêu, cùng chung nhiệm vụ. “Đầu sát bên đầu”: là cách nói hoán dụ tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
Câu thơ chia làm 2 vế tiểu đối đã làm nổi bật hình ảnh những người đồng đội luôn sát cánh bên nhau. |
Luận điểm 3:
Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.
|
Trong cuộc sống nơi chiến trường, họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn. Đó cũng là cơ sở để những người lính thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Cuộc sống chiến đấu đã gắn kết những người chiến sĩ. Hai dòng chữ chỉ có một chữ chung mà cái chung đã bao trùm lên tất cả. Câu thơ đã gợi lên một hình ảnh đẹp đong đầy những kỉ niệm. Những người lính đã từng chiến đấu nơi chiến khu Việt Bắc hẳn không ai quên được cái rét của núi rừng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế
|
– Lời gọi “ đồng chí” + Câu thơ vang lên như một phát hiện… + Thể hiện cảm xúc dồn nén + Dòng thơ như một bản lề gắn kết. |
Khép lại đoạn thơ là một câu thơ có vị trí rất đặc biệt, được cấu tạo bởi hai từ: “ đồng chí!”.
Câu thơ vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một định nghĩa về đồng chí. Thể hiện cảm xúc dồn nén, được thốt ra như một cao trào của cảm xúc. Trở thành tiếng gọi thiết tha của tình đòng chí, đồng đội. Dòng thơ đặc biệt ấy như một bản lề gắn kết. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau. Dấu chấm cảm đi kèm hai tiếng ấy bỗng như chất chứa bao trìu mến yêu thương. |
* Đánh giá
– Nghệ thuật – Nội dung – Gắn với hoàn cảnh ra đời để thêm trân trọng tấm lòng của nhà thơ. |
=> Với giọng điệu tâm tình, thiết tha; lời thơ giản dị, nồng ấm. Đoạn thơ đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí. Đồng thời tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí đồng, đội sống chết có nhau. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như những niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt. Những người đồng chí, đồng đội, sống gắn bó bên nhau. |
III. Kết bài– Đánh giá chung về đoạn thơ – Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? |
Đoạn thơ kết thúc nhưng dư âm còn vang mãi trong lòng mỗi người. Hình ảnh người chiến sĩ với tình cảm đồng chí, đồng đội như còn khắc sâu trong tâm trí người đọc. Ta thêm cảm phục, tự hào về những con người bình dị mà cao đẹp trong buổi đầu kháng chiến đày gian khổ. Từ đó, ta mới thấy hết được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và phát triển quê hương, dân tộc mình. |
Những Đoạn văn phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí qua 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí hay nhất
1. Đoạn văn phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí qua 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí, mẫu 1 (Chuẩn)
Bài thơ “Đồng chí” – một bài thơ thành công của Chính Hữu khi đi khai thác đề tài vẻ đẹp người lính. Người lính vốn là những con người xa lạ nhưng họ lại được gắn kết với nhau bằng tình cảm đồng chí thiêng liêng, cao đẹp. Tình đồng chí ấy được bắt nguồn từ nhiều cơ sở. Trước tiên, tình đồng chí – đồng đội giữa những người lính trong chiến dịch Việt Bắc bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân. Họ mặc dù là những người từ nhiều phương trời khác nhau nhưng đều chung cảnh quê nghèo đói: “Quê hương anh đất mặn, đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Họ có chung một hoàn cảnh xuất thân, đều là những người nông dân nghèo trên quê hương nhọc nhằn, nghèo khó, đất nhiễm mặn, đồng ruộng cằn cỗi, đất trơ sỏi đá. Chung hoàn cảnh nghèo, lại chung xuất thân là giai cấp nông dân. Những người lính còn có chung một mục đích cách mạng đó là chống giặc để bảo vệ đất nước, thoát khỏi kiếp làm nô lệ, sống cuộc sống tự do. Tình đồng chí được gây dựng nên từ sự chung lí tưởng cách mạng, chung nhiệm vụ chiến đấu. Ở những người lính đều có lí tưởng cách mạng vững vàng, chung một lòng tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng. Họ cùng chung nhiệm vụ và luôn sát cánh bên nhau cùng chiến đấu trong mọi hoàn cảnh “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Tình đồng chí ở những người lính còn được nảy nở trong suốt quá trình cùng nhau làm nhiệm vụ, tình cảm ấy càng ngày càng bền chặt và ý nghĩa hơn khi họ chung hoàn cảnh sống, chiến đấu, sống yêu thương, chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau. “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, tình đồng chí là cùng nhau đi qua gian lao, nguy hiểm, khó khăn, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau và trở thành những người tri kỉ của nhau. Hai từ “Đồng chí” thốt lên cuối đoạn thơ như một lời khẳng định thiêng liêng và chắc chắn về cội nguồn hình thành nên tình đồng chí.
2. Đoạn văn phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí qua 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí, mẫu 2 (Chuẩn)
Bài thơ “Đồng chí” là trải nghiệm thực, cảm xúc thực của tác giả Chính Hữu với đồng đội tại chiến dịch Việt Bắc. Trong bài thơ, nhà thơ Chính Hữu đã dùng bảy câu thơ đầu để về cơ sở hình thành tình đồng chí. Cấu trúc câu thơ sóng đôi “quê hương anh” với “làng tôi” ; “đất mặn, đồng chua” với “đất cày lên sỏi đá” đều có chung một ý nói về xuất thân nghèo khó của những người lính. Thêm một sợi dây gắn kết họ trở thành đồng chí đó chính là tương đồng về giai cấp – đều là nông phu nghèo khó, họ từ những người xa lạ chẳng hề quen nhau nhưng đều mang trong mình dòng máu cách mạng, lí tưởng cách mạng nên đã hội tụ về cùng một mối từ đó thân quen và gắn bó với nhau tạo nên tình đồng chí. “Đôi người” chỉ sự gắn kết tự nhiên, chặt chẽ không thể tách rời. Những người lính lại cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng đấu tranh, dù là trong cuộc sống sinh hoạt hay chiến đấu đều kề cạnh sát cánh bên nhau, nguy nan luôn có mặt để hỗ trợ và bảo vệ cho nhau “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Ở nơi chiến trường gian khổ và khốc liệt, tình đồng chí đồng đội càng thêm gắn bó qua việc sẻ chia, cùng nhau trải qua sướng, khổ, buồn, vui, nguy hiểm và cả khi cái chết cận kề “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Tình đồng chí càng thiêng liêng hơn khi nhà thơ để dành trọn câu thơ thứ bảy để viết hai từ “Đồng chí”. Bằng giọng thơ trìu mến như tâm tình cùng những hình ảnh giản dị, chất phác, nồng hậu, đoạn thơ đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực nhất về cơ sở hình thành nên tình đồng chí và từ đó giúp người đọc khắc sâu, ghi nhớ về hai chữ thiêng liêng “Đồng chí”.
3. Đoạn văn phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí qua 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí, mẫu 3 (Chuẩn)
Có thể nói, xuyên suốt bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đều tập trung làm nổi lên vẻ đẹp, sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội. Trong đó bảy câu thơ đầu đã lí giải về cơ sở hình thành của tình đồng chí của những người lính. Cơ sở đầu tiên hình thành nên tình đồng chí giữa những người lính đó là chung hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh ở đây được nhấn mạnh ngay trong hai câu thơ mở đầu: “Quê hương anh đất mặn, đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Một lời giới thiệu cũng như lời nhấn mạnh về cái chung hoàn cảnh quê hương nghèo khó, dù là người miền biển đất nhiễm mặn đồng phèn chua hay người miền núi đất trơ sỏi đá thì “anh” và “tôi” đều đi ra từ những làng quê nghèo, điều kiện sống khắc nghiệt và đều là những người nông dân tay lấm chân bùn. Họ đều trải qua cuộc sống khó khăn, nhọc nhằn, tương đồng về xuất thân lại tương đồng cảnh ngộ nên họ dường như tìm thấy được điểm chung. Tình đồng chí còn được hình thành từ sự hòa hợp về nhận thức và niềm tin vào lí tưởng cách mạng, chung mục đích chiến đấu, đều xuất phát từ một lòng nồng nàn yêu nước, mang trong mình sứ mệnh đấu tranh và cùng đi theo ngọn đuốc cách mạng của Đảng. Từ những người xa lạ họ đã về đứng trong cùng hàng ngũ, cùng chung một kẻ thù chung mục đích chiến đấu, luôn sát cánh bên nhau, hỗ trợ cho nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao”Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Cuối cùng, tình đồng chí ở những người lính có được sự thiêng liêng không gì sánh bằng chính nhờ sự keo sơn gắn bó trong suốt quá trình cùng nhau chiến đấu nơi chiến trường. “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, không cùng nhau trải qua khó khăn gian khổ sao có thể thành đồng chí, họ luôn đoàn kết với nhau như một khối thống nhất, chia sẻ chan hòa mọi gian lao vất vả, vui buồn nơi chiến trường. Ở nơi chiến trường khắc nghiệt ấy, nơi thiếu thốn cả vật chất và tinh thần, nơi họ phải vô số lần đối mặt với cái chết tình đồng chí chính là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất, xoa dịu mọi vết thương và nỗi đau. Cùng nhau trải qua vui buồn, gian khổ, tình đồng chí ở những người lính càng bền chặt, càng đáng tự hào để rồi nhà thơ phải cất lên tiếng vang “Đồng chí”. Hai từ “đồng chí” như một lời khẳng định chất chứa trong đó biết bao niềm xúc động về tình cảm gắn bó thiêng liêng, sâu nặng. Đọc hết đoạn thơ ta vẫn thấy lời thơ âm vang, tha thiết, chân thành mà cảm động, những hình ảnh về đồng chí cách mạng vẫn còn hiện lên với vẻ đẹp thật giản dị mà thiêng liêng.
Trên đây Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí qua bài thơ “Đồng chí”. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
2. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ VNExpress
VNExpress
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
3. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ dantri.com.vn
dantri.com.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
4. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ tuoitre.vn
tuoitre.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
5. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ thanhnien.vn
thanhnien.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
6. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ tienphong.vn
tienphong.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
7. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ vietnamnet.vn
vietnamnet.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
8. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ soha.vn
soha.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
9. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ 24h.com.vn
24h.com.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
10. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ kenh14.vn
kenh14.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
11. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ zingnews.vn
zingnews.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
12. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ vietnammoi.vn
vietnammoi.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
13. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ vov.vn
vov.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
14. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ afamily.vn
afamily.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
15. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ cafebiz.vn
cafebiz.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
16. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ suckhoedoisong.vn
suckhoedoisong.vn
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
17. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ coccoc.com
coccoc.com
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
18. Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí từ facebook.com
facebook.com
Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7444
Câu hỏi về Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí
Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!
Bài viết Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tình Đồng Chí giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn