Quan hệ song phương là gì? Quan hệ song phương và đa phương là gì mới nhất 2023

Quan hệ song phương là gì?

Quan hệ song phương / Chủ nghĩa song phương là việc tiến hành các mối quan hệ chính trị, kinh tế hoặc văn hóa giữa hai quốc gia có chủ quyền. Nó trái ngược với chủ nghĩa đơn phương hoặc đa phương, là hoạt động của một quốc gia duy nhất hoặc hợp tác cùng nhau bởi nhiều quốc gia. Khi các quốc gia công nhận nhau là quốc gia có chủ quyền và đồng ý quan hệ ngoại giao, họ tạo ra mối quan hệ song phương. Các quốc gia có quan hệ song phương sẽ trao đổi các đại lý ngoại giao như đại sứ để tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại và hợp tác.

Thương mại song phương là gì? Đặc điểm và phân tích ưu, nhược điểm.

Các hiệp định kinh tế, như hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), được ký kết bởi hai quốc gia, là một ví dụ phổ biến của chủ nghĩa song phương. Vì hầu hết các thỏa thuận kinh tế được ký kết theo các đặc điểm cụ thể của các quốc gia ký kết để dành sự ưu đãi cho nhau, không phải là một nguyên tắc chung chung mà là sự khác biệt mang tính tình huống là cần thiết. Do đó, thông qua chủ nghĩa song phương, các quốc gia có thể có được các thỏa thuận và nghĩa vụ phù hợp hơn chỉ áp dụng cho các quốc gia ký kết cụ thể. Tuy nhiên, các quốc gia sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi vì chi phí giao dịch lãng phí hơn so với chiến lược đa phương. Trong chiến lược song phương, một hợp đồng mới phải được đàm phán cho mỗi quốc gia tham gia. Vì vậy, nó có xu hướng được ưa thích khi chi phí giao dịch thấp và thặng dư thành viên, tương ứng với thặng dư nhà sản xuất về mặt kinh tế, là cao. Hơn nữa, điều này sẽ có hiệu quả nếu một quốc gia có ảnh hưởng muốn kiểm soát các quốc gia nhỏ từ góc độ chủ nghĩa tự do, bởi vì xây dựng một loạt các thỏa thuận song phương với các quốc gia nhỏ có thể làm tăng ảnh hưởng của nhà nước đó.[1]

Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

1. Sự khác nhau giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

Sự khác biệt giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương được thể hiện như sau:

Đàm phán song phương

Có sự tham gia của hai chủ thể

Đàm phán trực diện, có sự cọ xát trực tiếp về quan điểm

Thỏa thuận phải được cả hai bên chấp nhận

Không mở cho các chủ thể khác tham gia trực tiếp vào đàm phán. Tuy nhiên đôi khi lại cần có sự thừa nhận và bảo đảm quốc tế.

Đàm phán đa phương

Có sự tham gia của từ 3 chủ thể trở lên

Đàm phán thường được thực hiện thông qua diễn đàn

Các bên tham gia sẽ cố gắng tìm liên minh, tránh bị cô lập một mình đương đầu với các bên còn lại

Thỏa thuận thông qua bằng bỏ phiếu theo đa số hoặc đồng thuận

Mở cho các thành viên khác tham gia.

Nếu hiểu một cách máy móc thì đàm phán song phương là đàm phán chỉ liên quan đến quan hệ và lợi ích của hai chủ thể còn đàm phán đa phương là đàm phán có sự tham gia của nhiều chủ thể. Nhưng trên thực tế, đàm phán song phương có thể gắn với đàm phán đa phương, bởi vì:

– Trong quan hệ quốc tế, mọi quan hệ song phương đều có tác động khu vực thậm chí quốc tế.

– Quá trình liên kết khu vực, tính tùy thuộc lẫn nhau, xu thế toàn cầu hóa ngày càng chi phối mạnh mẽ quan hệ quốc tế. Do đó, khó có thể nói đến những vấn đề về an ninh, biên giới, kinh tế thương mại… lại chỉ liên quan đến hai quốc gia mà thôi.

2. Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

Sự gắn kết giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương thể hiện ở những phía cạnh sau:

– Trước hết, những vấn đề song phương, ngay khi đang đàm phán trong khuôn khổ song phương, cũng có thể được đưa ra diễn đàn đa phương vì cả hai bên đều cho rằng vấn đề quá phức tạp không thể giải quyết ở cấp độ song phương hoặc hai bên muốn tranh thủ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế buộc bên kia nghiêm chỉnh đàm phán để giải quyết vấn đề.

– Ngay sau khi đạt được thỏa thuận, kỹ kết văn bản và tăng giá trị quốc tế của thỏa thuận, các bên có thể triệu tập một hội nghị quốc tế, đặc biệt phải có các cường quốc và các nước láng giềng tham gia, mục đích là nhằm có được sự xác nhận quốc tế và thiết lập sự bảo đảm quốc tế đối với các điều khoản được ký kết.

– Những vấn đề có tính đa phương trên thực tế nhiều khi được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương. Chẳng hạn, đối với các cuộc đàm phán trong khuôn khổ một hội nghị quốc tế hoặc tổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu, các bên nếu muốn đàm phán thành công và đem lại lợi ích thiết thực nhất đều phải tiến hành gặp gỡ song phương để thăm dò quan điềm đối tác và tìm kiếm những thỏa thuận song phương về những vấn đề quan trọng trước khi đi đến thỏa thuận đa phương.

Đây là nét đặc trưng trong đàm phán ĐƯQT hiện nay và đồng thời nó cũng chứng tỏ rằng tính chất đa phương của đàm phán ĐƯQT ngày càng nổi lên nhưng cấp độ đàm phán song phương không thể thiếu được, đôi khi có tính chất quyết định đối với đàm phán ĐƯQT đa phương.

Tham khảo

  1. ^Thompson, Alexander. “Multilateralism, Bilateralism and Regime Design” (PDF). Department of Political Science Ohio State University. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2013. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp)


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quan_hệ_song_phương&oldid=63454914”

Từ khóa: quan hệ song phương là gì

quan hệ song phương là gì
quan hệ song phương
hợp tác song phương là gì
song phương là gì
song phương la gì
mối quan hệ song phương
ví dụ về hợp tác song phương đa phương
đối ngoại song phương là gì
song phương và đa phương là gì
mối quan hệ

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Google giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Scores: 4.8 (72 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn