Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
Sân vận động Olympic Jamsil
|
|
![]() |
|
![]() |
|
Vị trí | Songpa-gu, Seoul, Hàn Quốc |
---|---|
Tọa độ | 37°30′57,1″B 127°04′22,1″Đ / 37,5°B 127,06667°ĐTọa độ: 37°30′57,1″B 127°04′22,1″Đ / 37,5°B 127,06667°Đ |
Chủ sở hữu | Trung tâm quản lý cơ sở thể thao Seoul |
Nhà điều hành | Trung tâm quản lý cơ sở thể thao Seoul |
Sức chứa | 69.950[3] |
Kích thước sân | 110 x 75 m |
Mặt sân | Cỏ |
Công trình xây dựng | |
Khởi công | 28 tháng 11 năm 1977[1] |
Khánh thành | 29 tháng 9 năm 1984[2] |
Chi phí xây dựng | 491 tỷ won |
Kiến trúc sư | Kim Swoo-geun |
Người thuê sân | |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc (1984–2000, 2013) Seoul United (2007–2009, 2012) Seoul E-Land (2015–nay) |
Tên tiếng Hàn | |
Hangul |
서울올림픽주경기장
|
---|---|
Hanja |
서울올림픽主競技場
|
Romaja quốc ngữ | Seoul Ollimping Ju Gyeonggijang |
McCune–Reischauer | Sŏul Ollimp’ing Chu Kyŏnggijang |
Sân vận động Olympic Seoul[4] (Hangul: 서울올림픽주경기장; Hanja: 서울올림픽主競技場), còn được gọi là Sân vận động Olympic Jamsil (trước đây được viết tắt là Chamshil), là một sân vận động đa năng ở Seoul, Hàn Quốc. Đây là sân vận động chính được xây dựng để phục vụ cho Thế vận hội Mùa hè 1988 và Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 10 vào năm 1986. Đây là trung tâm của Khu liên hợp thể thao Seoul ở quận Songpa-gu, ở phía đông nam của thành phố, phía Nam sông Hán.[5]
Thiết kế và xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động đa năng này được thiết kế bởi Kim Swoo-geun. Các đường nét của mặt sân vận động mô phỏng những đường cong tao nhã của chiếc bình sứ thời kỳ triều đại Joseon của Hàn Quốc. Ghế ngồi của khán giả được phân bố trên hai tầng, có mái che hoàn toàn. Ban đầu được xây dựng với sức chứa khoảng 100.000 người, ngày nay sân có sức chứa 69.950 người.
Trước khi xây dựng, các địa điểm lớn nhất tại Seoul là Sân vận động Dongdaemun và Sân vận động Hyochang. Số chỗ ngồi lần lượt là 30.000 và 20.000 chỗ ngồi, chúng quá nhỏ để tổ chức các sự kiện thể thao đẳng cấp thế giới. Việc xây dựng sân vận động mới bắt đầu vào năm 1977 với mục đích tổ chức Đại hội Thể thao châu Á vào năm 1986. Khi Seoul được trao quyền đăng cai Thế vận hội lần thứ XXIV vào tháng 9 năm 1981, sân vận động này đã trở thành tâm điểm.
Thể thao[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động chính thức được khánh thành vào ngày 29 tháng 9 năm 1984 và là địa điểm tổ chức Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 10 hai năm sau đó, sau đó là Thế vận hội vào năm 1988. Tuy nhiên, sân đã không được sử dụng để tổ chức một sự kiện thể thao thế giới lớn kể từ đó. Sân hiện không có đội thuê, mặc dù Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng sân vận động cho các trận đấu của đội tuyển quốc gia.
Các sự kiện do sân vận động tổ chức trong Thế vận hội là Lễ khai mạc và bế mạc, điền kinh, chung kết môn bóng đá, và trận chung kết cá nhân môn cưỡi ngựa.[6]
Bóng đá[sửa | sửa mã nguồn]
Từ trận đấu với Nhật Bản vào ngày 30 tháng 9 năm 1984 đến trận đấu với Nam Tư vào ngày 28 tháng 5 năm 2000, Sân vận động Olympic là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc. Sân vận động World Cup Seoul mới được xây dựng sau đó trở thành địa điểm trung tâm tổ chức trận đấu của đội tuyển Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong một nỗ lực nhằm khôi phục lại phong trào bóng đá trên toàn quốc, Hàn Quốc đã sử dụng Sân vận động Olympic cho Cúp bóng đá Đông Á 2013 trong trận thua 1–2 trước Nhật Bản vào 28 tháng 7 năm 2013. KFA đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tiếp tục sử dụng địa điểm cho đội tuyển quốc gia trong tương lai.
Kể từ năm 2015, câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp mới thành lập Seoul E-Land FC đang sử dụng sân vận động này.
Danh sách buổi hòa nhạc[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày | Người biểu diễn | Chuyến lưu diễn |
---|---|---|
11 và 13 tháng 10 năm 1996 | Michael Jackson | HIStory World Tour |
25 tháng 6 năm 1999 | Michael Jackson và nhiều nghệ sĩ khác | MJ & Friends |
18 tháng 9 năm 1999 | H.O.T. | 918 Concert |
7 tháng 10 năm 2000 | Ricky Martin | Livin’ la Vida Loca Tour |
27 tháng 2 năm 2001 | H.O.T. | Forever Concert |
22 tháng 6 năm 2001 | The Three Tenors | 2001 World Tour |
2 tháng 4 năm 2002 | Roger Waters | In the Flesh |
2002/2004 | ETPFEST | |
8 và 9 tháng 6 năm 2004 | Sarah Brightman | Harem World Tour |
17 tháng 9 năm 2004 | Elton John | Elton John 2004 Tour |
14 tháng 1 năm 2006 | Backstreet Boys | Never Gone Tour |
15 tháng 8 năm 2006 | Metallica | Escape from the Studio ’06 |
27–28 tháng 11 năm 2010 | JYJ | JYJ Showcase Tour 2010 |
27 tháng 4 năm 2012 | Lady Gaga | Born This Way Ball Tour[7] |
18 tháng 8 năm 2012 | SM Town | SM Town Live World Tour III |
19 tháng 8 năm 2012 | Eminem | The Recovery Tour |
17 tháng 8 năm 2013 | Muse | The 2nd Law World Tour |
18 tháng 8 năm 2013 | Metallica | Summer Tour 2013 |
9–10 tháng 8 năm 2014 | JYJ | The Return of The King Asia tour 2014 |
15 tháng 8 năm 2014 | YG Entertainment | YG Family 2014 World Tour: Power |
16 tháng 8 năm 2014 | Lady Gaga | ArtRave: The Artpop Ball |
25 tháng 10 năm 2014 | g.o.d | g.o.d 15th Anniversary Reunion Concert[8] |
2 tháng 5 năm 2015 | Paul McCartney | Out There![9] |
15–16 tháng 4 năm 2017 | Coldplay | A Head Full of Dreams Tour |
27–28 tháng 5 năm 2017 | EXO | Exo Planet 3 – The Exo’rdium[10] |
25–26 tháng 8 năm 2018 | BTS | Love Yourself World Tour |
13–14 tháng 10 năm 2018 | H.O.T. | Forever [Highfive of Teenagers] Concert |
26, 27 và 29 tháng 10 năm 2019 | BTS | Love Yourself World Tour: Speak Yourself |
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^
“Groundbreaking Ceremony” (bằng tiếng Hàn). National News of Video History Museum. 30 tháng 12 năm 1977.
- ^ 10만 환성 담을 아시아 최대 주경기장 (bằng tiếng Hàn). The Dong-a Ilbo. 19 tháng 9 năm 1988.
- ^ “Seoul Sports Facilities Management Center” (bằng tiếng Hàn).
- ^ “Seoul Olympic Stadium” Lưu trữ 3 tháng 2 2009 tại Wayback Machine World Stadiums. Retrieved 12 October 2011
- ^ “Seoul Jamshil Sports Complex” Lưu trữ 12 tháng 6 2010 tại Wayback Machine Seoul Tourism Organization. Retrieved 12 October 2011
- ^ “1988 Summer Olympics Official Report” Volume 1. Part 1. pp. 162-3.
- ^ “Lady Gaga’s Born This Way Ball Kicks Off Amid Protests”. MTV. 27 tháng 4 năm 2012. Truy cập 16 Tháng tư năm 2014.
- ^ “g.o.d to Launch Encore Concert Next Month in Seoul Olympic Stadium”. CJ E&M enewsWorld. 3 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ 3 Tháng Ba năm 2016. Truy cập 9 Tháng mười hai năm 2014.
- ^ “Paul to get ‘Out There’ in Seoul”. 3 tháng 2 năm 2015.
- ^ “[엑’s 이슈] “엑소 파워 시동”…잠실서 또 신기록 세울까” (bằng tiếng Hàn). xportsnews.com. 30 tháng 3 năm 2017. Truy cập 22 Tháng tư năm 2017.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sân vận động Olympic Seoul. |
- Trung tâm quản lý cơ sở thể thao Seoul (tiếng Triều Tiên)
Tiền nhiệm: Đấu trường Tưởng niệm Los Angeles Los Angeles |
Thế vận hội Mùa hè Lễ khai mạc và bế mạc (Sân vận động Olympic) 1988 |
Kế nhiệm: Sân vận động Olímpic de Montjuïc Barcelona |
Tiền nhiệm: Đấu trường Tưởng niệm Los Angeles Los Angeles |
Các môn thi đấu điền kinh tại Thế vận hội Mùa hè Địa điểm chính 1988 |
Kế nhiệm: Sân vận động Olímpic de Montjuïc Barcelona |
Tiền nhiệm: Rose Bowl Pasadena |
Thế vận hội Mùa hè Chung kết môn bóng đá nam (Sân vận động Olympic) 1988 |
Kế nhiệm: Camp Nou Barcelona |
Bản mẫu:Seoul E-Land FC
Bản mẫu:1988 Summer Olympic venues
Bản mẫu:Các địa điểm cưỡi ngựa Olympic
- Công trình xây dựng Songpa-gu
- Sân vận động Olympic
- Địa điểm điền kinh Hàn Quốc
- Địa điểm thể thao Seoul
- Địa điểm bóng đá Hàn Quốc
- Sân vận động quốc gia
- Địa điểm Đại hội Thể thao châu Á 1986
- Địa điểm Thế vận hội Mùa hè 1988
- Địa điểm điền kinh Olympic
- Địa điểm cưỡi ngựa Olympic
- Địa điểm bóng đá Olympic
- Sân vận động Đại hội Thể thao châu Á
- Seoul E-Land FC
- Sân vận động đa năng tại Hàn Quốc
- Địa điểm thể thao hoàn thành năm 1984
- Khởi đầu năm 1984 ở Hàn Quốc
- Sân vận động K League 2
Từ khóa: Sân vận động Olympic Seoul, Sân vận động Olympic Seoul, Sân vận động Olympic Seoul
LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Web giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn