Social Media Marketing là một trong những hình thức Digital Marketing hiệu quả nhất hiện nay. Giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được với những đối tượng khách hàng khác nhau và đem về nguồn doanh thu ổn định.
Với thời buổi công nghệ phát triển mạnh mẽ, đa số các khách hàng của doanh nghiệp đều sử dụng Internet. Cho nên bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội vô cùng lớn nếu như không tương tác, tiếp cận với khách hàng qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter…
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đâu đó về Social Media Marketing, nhưng liệu bạn có hiểu chính xác Social Media Marketing là gì? dấu hiệu nhận biết đó là một Social Media? Hay làm thế nào để xây dựng được 1 chiến dịch hiệu quả nhất?
Để trả lời được cho những câu hỏi trên, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của LADIGI
[toc]1. Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing hay được hiểu rõ hơn là hình thức truyền thông, tiếp thị xã hội. Nó bao gồm các hoạt động Marketing được thực hiện qua các kênh về social (mạng xã hội). Với mục đích chính là thu về lượng tương tác lớn cho doanh nghiệp và người dùng, tăng thêm khả năng nhận diện thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm để thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Sẵn sàng bỏ hầu bao ra để sở hữu sản phẩm thông qua các kênh mạng xã hội mình đang sử dụng.
Một số kênh Social media được nhiều người quan tâm, sử dụng nhiều nhất hiện nay như Facebook, Instagram, Twitter, Youtube, Tumblr..Theo những thống kê gần đây nhất, thì số thành viên gia nhập các trang mạng đang gia tăng một cách chóng mặt. Số người tham gia Youtube đã lên đến 500 triệu người trên toàn Thế Giới và Facebook là 750 triệu người.
Những con số “khổng lồ” này đã chứng minh được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội đến người tiêu dùng hiện nay. Chính sự bùng nổ, và lan tốc độ lan toả nhanh chóng của truyền thông mạng xã hội hiện nay đã tạo nên vùng đất “màu mỡ” cho tiếp thị và quảng cáo. Đây chính là một khía cạnh tiếp cận mà mọi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh nào cũng mong muốn mình chiếm lĩnh và được nhiều người chú ý.
Chính vì thế mà hình thức truyền thông bằng Social Media Marketing ra đời một cách tự nhiên, dựa trên những nhu cầu thiết yếu của đại đa số khách hàng. Và nó ra đời đóng vai trò như 1 giải pháp tối ưu với khả năng tiếp cận số lượng lớn khách hàng. Social media bao gồm nhiều hình thức và hoạt động khác nhau, tuỳ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà nó tham gia quảng bá.
2. Những tính năng chính của Social Media để bạn có thể nhận biết
Bạn có thể nhận biết được đâu là hình thức social media thông qua việc xác định những tính năng, công cụ phổ biến của nó như:
- Tài khoản của người dùng cá nhân: Nó cho phép bạn tạo một tài khoản cá nhân là tính năng cơ bản nhất đầu tiên của Social media. Và sau đó sẽ là tiền đề cho một loạt tương tác dựa trên hành động của người dùng, hình thức này gọi là tương tác xã hội.
- Trang cá nhân: Đối với mỗi người sử dụng Social thì thường sẽ có một trang cá nhân. Và trong đó sẽ bao gồm các thông tin riêng tư như hình ảnh đại diện, giới tính, địa chỉ email, nơi ở…
- Nguồn cung cấp tin tức (News feed): Đây chính là nơi hiển thị các nội dung được cập nhật của người dùng trong thời gian thực.
- Thông báo và tính cá nhân hoá: Những Website hay các ứng dụng Social media cho phép người dùng có thể tự do tuỳ chỉnh thông tin, hồ sơ cá nhân, cài đặt lại tài khoản, hay thậm chí là tuỳ chọn loại thông báo mà bạn muốn nhận, hay chặn những thứ bạn không muốn thấy…
- Đăng tải các nội dung: Có có thể là bài đăng về hình ảnh, video, đoạn tin nhắn hay những câu chuyện mà bạn mong muốn
- Bạn bè, theo dõi, kết bạn, các hashtag,…giúp mọi người kết nối với nhau dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết thông qua các tài khoản của người dùng.
- Đánh giá, xếp hạng và bỏ phiếu: Với nhiều trang Web hoặc trên các trang mạng xã hội thường dùng cách này để đánh giá, tham khảo nhu cầu và ý kiến của người dùng.
- Nút chia sẻ: Giúp bạn có thể lan truyền thông tin một cách nhanh chóng hơn.
Về cơ bản thì để nhận biết đó có phải là hình thức Social marketing hay không thì chỉ cần xem xét trang Web đó có cho bạn được tương tác 2 chiều qua lại thông qua tài khoản cá nhân hay không.
3. Phân loại các nhóm trong Social Marketing
Các hình thức Social marketing hiện nay khá phổ biến và có nhiều loại khác nhau. Theo như Wikipedia đề cập thì có 13 loại Social media được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay với các chức năng, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm:
3.1. Mạng xã hội (Social Networks)
Mọi người thường xuyên sử dụng các trang mạng này để kết nối, chia sẻ thông tin với mọi người, thậm chí là quảng bá thương hiệu cá nhân một cách rộng rãi. Ví dụ như: Facebook, Instagram, Twitter,…
3.2. Các diễn đàn thảo luận (Discussion Forums)
Mọi người sẽ thường xuyên tham gia các diễn đàn này để tìm kiếm thông tin, thảo luận, chia sẻ tin tức và thảo luận với những người cùng chung quan điểm và vấn đề mà mình đang quan tâm. Ví dụ các diễn đàn đang được nhiều người tham gia như: Digg, Quora…
3.3. Các trang mạng đánh dấu, quản lý nội dung (Bookmarking and Content Networks)
Những người dùng sử dụng mạng này để khám phá, tìm kiếm và xem xét những thông tin về thương hiệu, các sản phẩm/dịch vụ, địa điểm du lịch, nhà hàng. Ví dụ: Pinterest, Reddit,…
3.4. Trang mạng đánh giá người tiêu dùng
Mọi người tìm đến những trang này để xem các thông tin, nội dung được chia sẻ về những địa điểm/món ăn/dịch vụ. Và hơn hết biết được những đánh giá của những người đã từng trải nghiệm để chắc chắn hơn với sự lựa chọn của mình. Ví dụ: Yelp, TripAdvisor
3.5. Blog và xuất bản nội dung (Blogging and Publishing Networks)
Người dùng thường xuyên tham gia trang mạng này để xuất bản nội dung, chia sẻ những thông tin trực tuyến hay những kiến thức của mình cho đông đảo mọi người cùng biết.
3.6. Mạng xã hội mua sắm
Dùng để phát hiện các xu hướng mới nhất, cập nhật thông tin về các nhãn hàng, theo dõi thương hiệu và chia sẻ những trải nghiệm hay những địa điểm mua hàng mà mình ưng ý.
3.7. Chia sẻ phương tiện truyền thông (Marketing Sharing Networks)
Chúng ta thường xuyên sử dụng những trang mạng này để tìm kiếm các hình ảnh, video và chia sẻ nó với các kênh truyền thông trực tuyến khác. Hay là download về thiết bị cá nhân. Ví dụ: Instagram, Youtube, Tiktok
Socia Media Marketing đang phát triển một cách chóng mặt và thay đổi từng ngày. Với những hình thức, trang mạng mà LADIGI liệt kê ở trên chỉ là những trang phổ biến và được nhiều người tham gia nhất.
4. Những lợi ích mà Social Media Marketing mang lại là gì?
Mọi người sử dụng phổ biến Social Media Marketing bởi nó đem đến những lợi ích cụ thể cho họ, và một số lợi ích tuyệt vời không thể bỏ qua khi nhắc đến hình thức tiếp thị truyền thông xã hội này đó là:
4.1. Nâng cao cho khách hàng nhận thức về thương hiệu
Với cách chia sẻ tin tức, nội dung và những thông tin về sản phẩm/dịch vụ một cách công khai, minh bạch trên các phương tiện truyền thông phù hợp với lĩnh vực mà mình đang hướng đến. Sẽ giúp khách hàng có thể ghi nhớ rõ tên thương hiệu. Và bên cạnh đó cũng có thể tăng thêm mức độ trung thành với các khách hàng đã từng biết và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Trên một số trang mạng xã hội cho phép thì bạn cũng nên có thêm những hashtag để khuyến khích người tham gia gắn thẻ bạn bè và địa điểm, theo dõi hoặc tìm kiếm nội dung dễ dàng hơn.
Và khi bạn có kế hoạch cụ thể, nghiên cứu nhu cầu của các đối tượng khách hàng của mình. Đăng tin vào khoảng thời gian nhất định sẽ thu hút được đông đảo người xem và mức độ lan toả thông tin cũng vô cùng nhanh chóng.
4.2. Kết nối, tương tác với khách hàng
Đây cũng chính là hình thức truyền thông 2 chiều phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Khi phía bên doanh nghiệp có thể tương tác trao đối với khách hàng thông qua tin nhắn, bình luận, theo dõi. Bạn có thể kết nối với khách hàng ở bất cứ đâu với nhiều cách khác nhau. Đây chính là một ưu điểm lớn của Social media.
Ở một cấp độ cao hơn khi bạn biết cách dẫn dắt và lồng ghép nội dung thì khách hàng có thể thấy ngay được sự gắn kết với thương hiệu và sản phẩm thông qua quá trình tương tác và kết nối giữa 2 bên.
4.3. Tăng được lượng người truy cập vào Website
Với cách đặt các đường link của website của bạn trong các hồ sơ cá nhân và những bài đăng, bài chia sẻ trên Social media. Sẽ thu hút được lượng người nhấp vào đường link và xem những thông tin mà bạn cung cấp. Điều đó giúp bạn có thể gia tăng được số người truy cập vào Website của mình.
4.4. Thúc đẩy quá trình bán hàng
Với việc chia sẻ thông tin thường xuyên, bằng cách sử dụng video, hình ảnh, và các nội dung quảng cáo khác nhau. Thì Social sẽ khiến khách hàng cảm thấy háo hức, tò mò với các sản phẩm mà bạn cung cấp. Từ đó sẽ thu hút được lượng khách hàng tiềm năng quan tâm, tăng khả năng chuyển đổi từ người xem thông tin sang khách hàng thực. Từ đó, quá trình bán hàng cũng diễn ra dễ dàng hơn và đem về nguồn lợi nhuận vượt trội hơn.
5. Các nền tảng Social Media Marketing phổ biến nhất tại Việt Nam
Có vô số nền tảng các Social được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, phục vụ cho mục đích riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc đến Social bạn sẽ không thể bỏ qua các nền tảng quan trọng như:
- Youtube
- Zalo
- Tiktok
Những nền tảng này có sự ảnh hưởng, tác động vô cùng lớn đến với người xem. Với hàng triệu người truy cập mỗi giờ thì chắc chắn đây là những kênh Social hiệu quả nhất hiện nay mà bạn cần áp dụng.
6. Cách xây dựng và khởi động một chiến dịch Social Media Marketing hiệu quả
Để có được một chiến dịch Social Media Marketing hoàn hảo thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những điểm sau:
6.1. Đặt mục tiêu cụ thể để giải quyết được những thách thức lớn nhất gặp phải
Điều đầu tiên bạn cần chính là xác định được mục tiêu và tìm kiếm ra chính thứ bạn muốn từ các phương tiện truyền thông xã hội sẽ sử dụng. Nó có thể là lượng khách hàng hay sự gia tăng của doanh số.
Và dù mục tiêu của bạn có như thế nào đi chăng nữa thì xây dựng kế hoạch Social đích thị là một cuộc đua marathon chứ không phải là một cuộc chạy nước rút. Chính vì thế bạn cần đưa ra một mục tiêu phù hợp, không quá xa vời và nằm ngoài khả năng.
Với cách giải quyết vấn đề và mục tiêu từ nhỏ đến lớn, sẽ giúp bạn rút ra được nhiều bài học quý báu và tránh những tổn thất đáng tiếc. Từ đó bạn có thể nỗ lực thực hiện và cho về kết quả tốt nhất. Ngoài ra một vấn đề mà bạn cần lưu ý đấy chính là mục tiêu đề ra cần phù hợp với khoản ngân sách của doanh nghiệp – thương hiệu có thể chi trả.
Một số mục tiêu hành động mà doanh nghiệp thuộc mọi mô hình kinh doanh có thể ứng dụng và chinh phục nó như:
- Tăng khả năng nhận thức về thương hiệu cho khách hàng
- Đạt được doanh số cao hơn so với những năm trước thông qua lượng khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp
- Thúc đẩy doanh số tại cửa hàng bán trực tiếp (có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng để thu hút người mua và gia tăng thêm lượng khách hàng trung thành với thương hiệu)
- Tiết kiệm chi phí ở mức tối đa cho doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau
- Tạo nên một cộng đồng trên mạng xã hội bằng cách khuyến khích họ tham gia hoạt động, đăng tải nội dung trên hội/nhóm do doanh nghiệp tạo. Từ đó bạn cũng nắm bắt được tâm lý, xu hướng, vấn đề khách hàng gặp phải để điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp nhất.
- Làm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể kết hợp các mục tiêu khác nhau, tuy nhiên với lời khuyên của LADIGI thì bạn nên giữ cho chiến dịch Social Media Marketing của mình đơn giản thay vì việc khiến nó trở nên phức tạp và khó thực hiện hơn với nhiều mục tiêu khác nhau.
6.2. Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu
Hiện nay, có nhiều cách và công cụ để bạn có thể nghiên cứu các đối tượng khách hàng của mình như: thông qua mạng xã hội, blog, các diễn đàn, hội nhóm chia sẻ, tâm sự…
Bạn sẽ cần đến rất nhiều thông tin của khách hàng để lên kế hoạch bài bản cho chiến dịch Social media của mình. Và cũng giúp cho doanh nghiệp có thể định hướng được nội dung mà mình cần triển khai.
Dưới đây là một số gợi ý cách nghiên cứu khách hàng qua các trang mạng:
- Đa số những người sử dụng Instagram đều là những người trẻ, có độ tuổi từ 15-30 tuổi. Vì thế nội dung tiếp cận cần bắt kịp xu hướng, táo bạo và thu hút.
- Facebook và Youtube với số lượng người sử dụng “khủng”. Cần đến những nội dung đa dạng, phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
- Số lượng người sử dụng Pinterest đa số là nữ. Nơi đây được ghi nhận và đánh giá là có số người mua sắm trên mạng xã hội khá lớn. Và bạn có thể ứng dụng bán hàng trực tuyến, nhất là đối với những mặt hàng đang được phái nữ quan tâm, săn đón.
- Đối với cơ sở của những người sử dụng Linkedln là rất tốt. Đa số nội dung trên đây đều được phân chia cụ thể theo ngành nghề.
6.3. Thiết lập và theo dõi các chỉ số quan trọng nhất
Bất kể là bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào đi chăng nữa, thì các chiến dịch Social Media Marketing của bạn cũng phải dựa trên các chỉ số quan trọng của Marketing. Chính vì thế việc theo dõi chỉ số là vô cùng quan trọng. Và điều đó có nghĩa là bạn cần tập trung vào các chỉ số cần thiết trên Social media.
Các chỉ số về khả năng tiếp cận với người dùng của chiến dịch rất cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch lâu dài. Cũng như số lượng người like, chia sẻ bài viết cũng rất quan trọng.
Một số chỉ số mà bạn cần lưu ý khi thực hiện Social Media Marketing là:
- Reach: Thống kê số lượng người theo dõi các bài viết của bạn. Content của bạn được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội? Chúng có thật sự tác động đến người xem? Việc các thuật toán được thay đổi liên tục thì yêu cầu bạn phải theo dõi các số liệu thống kê một cách chi tiết nhất để đảm bảo chiến dịch được diễn ra hoàn hảo.
- Click: Số lượng người truy cập vào Website, tên công ty hay logo thương hiệu của bạn. Việc khách hàng Click vào đường Link rất quan trọng trong việc hướng khách hàng đến các sản phẩm/dịch vụ của bạn. Qua sự quan sát lượng truy cập thì từ đó bạn có thể hiểu được mong muốn và những thông tin khách hàng quan tâm.
- Engagement: Số lượng người tương tác với nội dung của bạn trên các trang mạng xã hội
- Hashtag performance: Theo dõi xem những Hashtag nào được sử dụng nhiều nhất? Và các hashtang này có liên quan đến thương hiệu của bạn?
- Lượt like: Bạn cần được thống kê được lượng like tự nhiên hay lượng like trả phí (đến từ quảng cáo) trên Facebook, Instagram…để có hướng điều chỉnh nội dung phù hợp, kích thích người xem hơn.
Một chiến dịch Social Media Marketing hiệu quả sẽ bắt nguồn từ những con số, thống kê. Và những con số đó sẽ giúp bạn điều chỉnh hướng đi để đạt được mục đích cuối cùng mà bạn đã đặt ra.
6.4. Tìm hiểu về những gì đối thủ bạn đang làm
Trước khi bắt đầu xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng cho nội dung thì bạn cần nghiên cứu đối thủ và tìm hiểu những gì họ đang làm. Bạn có thể tiến hành phân tích thông qua những số liệu, hoặc lượng tiếp cận, tương tác trên mạng xã hội của họ. Hoặc bạn có thể sử dụng các công cụ để phân tích đối thủ như: SemRush, Sproutsocial…
Khi nhìn vào các đối thủ cạnh tranh, sẽ cho bạn những ý tưởng mới mẻ và vượt trội hơn cho những chiến dịch Social media của doanh nghiệp mình. Nó giúp bạn xác định được họ đang làm gì và cách làm đó có hiệu quả hay không để thay đổi chiến dịch của mình sao cho phù hợp nhất.
6.5. Quản lý, kiểm soát nội dung đăng tải trên các kênh Social
Các chiến lược Social cần được đầu tư, quan tâm nhiều hơn đến yếu tố nội dung. Bạn nên đề ra kế hoạch nội dung theo từng thời điểm, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng.
Với thời buổi quảng cáo bủa vây và cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, các nhãn hàng với nhau. Thì có đến 46% người dùng bỏ theo dõi những trang thông tin có hiển thị quá nhiều quảng cáo. 41% số người nó rằng họ sẽ bỏ theo dõi nếu thương hiệu có nhiều nội dung không liên quan và mang lại lợi ích cho khách hàng.
Chính vì thế, đây là một thách thức cho những người làm Social khi cần chỉnh chu và đầu tư cho nội dung. Bạn cần nghiên cứu xu hướng đang thịnh hành, nắm bắt “trend” nhanh chóng trên mạng xã hội.
Tổng kết
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của Internet nói chung và các mạng xã hội nói riêng. Cùng với nhu cầu người dùng càng ngày càng cao. Thì việc sử dụng chiến dịch Social Media Marketing để tiếp cận được với các đối tượng khách hàng khác nhau là vô cùng cần thiết. Để giúp doanh nghiệp có được lượng khách hàng như mong muốn, nguồn lợi nhuận ổn định và hơn hết là cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ, vượt trội trên thị trường kinh doanh cùng lĩnh vực.
Nhưng để xây dựng và thực hiện được một chiến dịch Social Media Marketing là việc không hề đơn giản. Bạn cần cân nhắc các yếu tố, xây dựng kế hoạch bài bản, nghiên cứu kỹ đối thủ của mình để đưa ra được cho mình một lộ trình rõ ràng, hoàn hảo nhất trong quá trình “chinh phục thượng đế” của mình.
Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi của LADIGI đã cho bạn được cái nhìn tổng quan nhất về Social Media Marketing, và giúp bạn có thể xây dựng nên một kế hoạch đầy đủ cho thương hiệu nhằm đạt được mục tiêu như mình mong muốn.
social media marketing, social media marketing là gì, what is social media marketing, social media marketing tại việt nam, khóa học social media marketing, social media marketing strategy, cách làm social media marketing, tai lopez social media marketing agency, social media marketing tools, social media marketing tool, social media marketing pdf, chiến lược social media marketing, social media marketing plan, các đặc điểm của social media marketing, social media marketing replace email marketing, lợi ích của social media marketing, học social media marketing, social media marketing background, social media marketing course, social media marketing campaign, các hình thức social media marketing, social media marketing bao gồm những gì, social media marketing philip kotler, the social media marketing book, the explosion of social media marketing, mục đích của social media marketing, social media marketing job description, why social media marketing, social media marketing software, social media marketing tool codecanyon, social media marketing pros and cons, 500 social media marketing tips torrent, social media marketing definition, social media marketing ebook, define social media marketing, content social media marketing, học social media marketing ở đâu tốt, công cụ social media marketing, social media marketing cover, 500 social media marketing tips pdf, social media marketing la gi, social media marketing 2017, social media marketing infographic, các loại hình social media marketing, benefits of social media marketing for business, social media marketing 2018, social media marketing books, ưu điểm của social media marketing, mục tiêu của social media marketing, social media marketing gồm
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn