Bạn đang tìm hiểu về Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia, hôm nay chúng tôi chia sẻ đến bạn bài viết Top 20+ Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vòng bài viết về chủ đề Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia hữu ích với bạn.
Mê Kông – Wikipedia tiếng Việt
“Lan Thương” đổi hướng tới đây. Đối với các định nghĩa khác, xem Lan Thương (định hướng).
Mê Kông (Cửu Long)
Megaung Myit (မဲခေါင်မြစ်), แม่น้ำโขง (Maenam Khong), ແມ່ນ້ຳຂອງ, Mékôngk, Tonle Thom (ទន្លេដ៏ធំ, ទន្លេមេគង្គ), Cửu Long (九龍), 湄公 (Méigōng), ទន្លេរមេគង្គ
Sông
Quốc gia
Trung Quốc Myanmar Thái Lan Lào Campuchia Việt Nam
Nguồn
Suối Lạp Tái Cống Mã
– Vị trí
Núi Quốc Trung Mộc Sách, Thanh Hải, Trung Quốc
– Cao độ
5.224 m (17.139 ft)
– Tọa độ
33°42′41″B 94°41′44″Đ / 33,71139°B 94,69556°Đ / 33.71139; 94.69556
Cửa sông
đồng bằng sông Cửu Long
– cao độ
0 m (0 ft)
Chiều dài
4.350 km (2.700 mi)
Lưu vực
795.000 km2 (307.000 dặm vuông Anh)
Lưu lượng
tại biển Đông
– trung bình
16.000 m3/s (570.000 cu ft/s)
– tối đa
39.000 m3/s (1.400.000 cu ft/s)
Bản đồ lưu vực sông Mekong
Dòng sông Mê kông
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004).
Ủy hội sông Mê Kông là một cơ quan liên chính phủ nhằm “thúc đẩy và phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và sự an sinh của cộng đồng”, gồm các thành viên Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, còn Myanma và Trung Quốc là hai đối tác.
Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao. So với tiềm năng to lớn nếu được khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng trong việc dẫn thủy nhập điền và tạo năng lực thủy điện. Tuy nhiên lưu lượng và nhịp độ nước lũ ban phát nhiều lợi ích: biên độ dao động cao (sai biệt khoảng 30 lần giữa mùa hạn và mùa nước lũ) rất thuận lợi cho lối canh tác ruộng lúa ngập nước cho nhiều vùng rộng lớn.
Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap – hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á – người Việt thường gọi là “Biển Hồ” [1].
Dòng chảy[sửa | sửa mã nguồn]
Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh tây bắc (Dzanak chu) và nhánh bắc (Dzakar chu). Nhánh tây bắc được biết đến nhiều hơn, vị thế gần đèo Lungmug với chiều dài 87,75 km. Nhánh bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5224 m – kinh tuyến đông 94°41’44”, vĩ tuyến bắc 33°42’41″[2], gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km[3].
Đầu nguồn của dòng sông đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây. Năm 1994, một phái đoàn Trung Quốc và Nhật Bản đã đến nguồn phía Bắc cùng lúc với phái đoàn Pháp, do M. Peissel dẫn đầu, đến nguồn mạch phía tây với cùng một mục đích: chứng minh nguồn mạch chính của sông Mê Kông. Sau đó, những cuộc thám hiểm kế tiếp cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Hoa, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Mekong thuộc nhánh bắc[4]. Các con số về độ dài của sông dao động trong khoảng 4.200 km[5] đến 4.850 km[1].
Ngày nay vùng khởi nguồn sông Mekong, cùng với sông Trường Giang và sông Salween (Nộ Giang) hợp thành khu bảo tồn Tam Giang Tịnh Lưu [6] tại tỉnh Vân Nam, Trùng Quốc.
Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn nó được gọi theo tiếng Tây Tạng là Dza Chu, tức Trát Khúc (扎曲; bính âm: Zā Qū), và nói chung được gọi là Lan Thương Giang trong tiếng Hán (瀾滄江; bính âm: Láncāng Jiāng; Wade-Giles: Lan-ts’ang Chiang), có nghĩa là “con sông cuộn sóng”. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc (橫曲; bính âm: Áng Qū) ở gần Xương Đô (昌都; bính âm: Chāngdū) tạo ra Lan Thương Giang. Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc, con sông chỉ còn ở độ cao khoảng 500 m so với mực nước biển.
Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào. Tại điểm cuối của biên giới ở Tam giác Vàng, sông này hợp lưu với sông Ruak. Điểm này cũng là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của Mê Kông.
Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào ở tỉnh Bokeo. Người Lào và người Thái gọi sông với tên Mènam Khong (Mè là mẹ, nam là sông, tức “sông mẹ”, tựa như “sông cái” theo thói quen gọi sông lớn của người Việt cổ), và là cội nguồn của tên quốc tế “Mekong” hiện nay khi bỏ đi từ “nam”. Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung.
Khoảng sông Mê Kông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước nông khoảng nửa mét vào mùa khô. Sau khi tiếp nhận dòng Nam Ou từ Phongsaly chảy đến ở Pak Ou phía trên Luang Prabang dòng sông mở rộng ra, ở đó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau.
Sau đó Mekong lại tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn đến tỉnh Champasack. Từ phía đông thì có dòng Se Bangfai đổ vào sông Mekong ở ranh giới tỉnh Savannakhet với Khammouan, và dòng Se Banghiang đổ vào ở Muang Songkhone, Savannakhet. Từ phía Thái Lan thì có phụ lưu bên bờ phải là Mènam Mun dài 750 km, đổ vào tại Khong Chiam thuộc Ubon Ratchathani, Thái Lan.
Sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào, với một phụ lưu bờ trái là dòng Xe Don đổ vào ở Pak Se. Ở cực nam Lào tại tỉnh Champasack, nó bao gồm cả khu vực Si Phan Don (bốn ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18 m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giao thông bằng đường thủy.
Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk (theo tiếng thiểu số gốc Lào ở đây) hay Tông-lê Thơm (sông lớn, theo tiếng Khmer). Tại khu vực tỉnh lỵ Stung Treng là nơi dòng Tonlé San đổ vào. Tonlé San là hợp lưu của các dòng Se Kong từ Nam Lào, và sông Sê San (Tonlé San) và sông Serepok (Tonlé Srepok) bắt nguồn từ Tây Nguyên ở Việt Nam chảy đến.
Vùng nước chảy xiết (ghềnh) Sambor phía trên Kratie là cản trở giao thông cuối cùng.
Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tonlé Sap, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tonlé Sap.
Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành hai nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái.
Tập hợp của cả chín nhánh sông lớn tại Việt Nam được gọi chung là sông Cửu Long.
Sông Mekong nhìn từ Nakhon Phanom (Thái Lan) sang Thakhek (Lào), 2010.
Cảnh sông Mê Kông trước hoàng hôn tại biên giới Lào-Thái Lan.
Thác Khone, Nam Lào.
Các phụ lưu[sửa | sửa mã nguồn]
Sông Ruak bắt nguồn từ bang Shan, Myanmar, chảy đến vùng Tam giác vàng, có đoạn cửa sông là biên giới Myanmar – Thái Lan. 20°21′22″B 100°05′01″Đ / 20,356031°B 100,083484°Đ / 20.356031; 100.083484 (Ruak)
Nam Ou bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy dọc tỉnh Phongsaly, đổ vào sông Mê Kông tại Muang Pak Ou 20°03′34″B 102°12′59″Đ / 20,05944°B 102,21639°Đ / 20.05944; 102.21639 (Nam Ou), phía trên Luang Prabang chừng 15 km. Có một nhánh nhỏ thượng lưu là Nậm Nứa, bắt nguồn từ xã Nứa Ngam tỉnh Điện Biên, Việt Nam, khi sang đất Lào nó có tên Nam Neua, đến Muang Khua (Mường Khoa) đổ vào Nam Ou. Ở thung lũng Mường Thanh có nhánh nhỏ Nậm Rốm đổ vào Nậm Nứa ở bản Pa Nậm [a].
Nam Ngum (Nậm Ngừm) dài 354 km, bắt nguồn từ vùng núi phía bắc tỉnh Xiengkhuang, chảy về phương nam qua tỉnh Viêng Chăn, đổ vào Mê Kông tại phía nam thành phố Vientiane 18°11′25″B 103°03′19″Đ / 18,190278°B 103,055278°Đ / 18.190278; 103.055278 (Nam Ngum).
Nam Theun (Nậm Thơn), đoạn cuối được gọi là Nam Kading, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở biên giới Lào – Việt ở tỉnh Khammouan (giáp với huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam). Dòng chảy uốn lượn, đổ vào Mê Kông tại muang Pak Kading tỉnh Bolikhamxai 18°20′34″B 103°59′39″Đ / 18,342778°B 103,994167°Đ / 18.342778; 103.994167 (Nam Kading).
Se Bangfai bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở biên giới Lào – Việt, tại muang Bualapha tỉnh Khammouan, (giáp với xã Lâm Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, Việt Nam), đổ vào Mekong ở ranh giới tỉnh Savannakhet và Khammouan 16°56′36″B 104°44′27″Đ / 16,943237°B 104,740907°Đ / 16.943237; 104.740907 (Se Bangfai)
Se Banghiang bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở xã Hướng Lập huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, chảy qua biên giới Lào – Việt ở tỉnh Savannakhet, đổ vào Mekong ở gần thành phố Savannakhet 16°02′53″B 105°15′03″Đ / 16,048005°B 105,250887°Đ / 16.048005; 105.250887 (Se Banghiang). Một phụ lưu của Se Banghiang là sông Sê Pôn, bắt nguồn từ Lao Bảo ở Việt Nam.
Mènam Mun dài 750 km, đổ vào Mekong tại Khong Chiam thuộc Ubon Ratchathani, Thái Lan.
Se Don là phụ lưu chảy ở tỉnh Champasack đổ vào Mekong tại Pak Se.
Se Kong là phụ lưu cấp 2, ở đông nam Lào. Se Kong bắt nguồn từ phía tây huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam với tên Xê Asap. Se Kong chảy dọc tỉnh Sekong và Attapeu của Lào, đến biên giới phía nam. Ở đây còn có một nhánh là Se Kaman bắt nguồn là dòng Đăk P’Lô ở xã Đăk P’Lô huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum bên Việt Nam. Ở bên Lào Se Kaman chảy qua huyện biên giới Muang Dak Cheung đến muang Xaysetha, Attapeu thì nhập vào Se Kong. Sang Campuchia thì Se Kong có tên Tonlé Kong, hợp lưu với Tonlé San ở Hang Savat gần tỉnh lỵ Stung Treng thành một đoạn ngắn 8 km rồi đổ vào sông Mekong.
Hai phụ lưu cấp 2 quan trọng khác bắt nguồn từ Tây Nguyên của Việt Nam là sông Sê San (Tonlé San) và sông Serepok (Tonlé Srepok), hợp lưu với nhau trên lãnh thổ Campuchia tại khu vực Stung Treng, sau đó hợp với Se Kong rồi đổ vào Mekong.13°32′22″B 105°57′21″Đ / 13,53945°B 105,955937°Đ / 13.539450; 105.955937 (Srepok)
Tonlé Sap là sông có lưu vực rộng chiếm phần lớn lãnh thổ Campuchia ở Trung và Tây Bắc, cùng với Biển Hồ, đổ vào Mekong ở phía trên Phnom Penh.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Sự khó khăn về giao thông thủy của con sông này làm chia cắt con người sống hai bên bờ hơn là liên kết họ. Nền văn minh được biết sớm nhất là nền văn hóa Mã Lai, Ấn Độ hóa hồi thế kỷ 1, của Vương quốc Phù Nam, trong lưu vực sông Mê Kông. Sự khai quật ở Óc Eo, gần Rạch Giá ngày nay, đã tìm thấy những đồng tiền khác xa với Đế chế La Mã. Vương quốc Phù Nam được nối tiếp bởi quốc gia Khmer Chân Lạp (Chenla) cho đến thế kỷ 5. Đế chế Khmer Angkor là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cuối cùng trong khu vực. Sau khi quốc gia này bị tiêu diệt sông Mê Kông đã là đường biên giới của các quốc gia đối đầu nhau như Xiêm và Việt Nam, với Lào và Campuchia nằm trong tầm ảnh hưởng của họ.
Người châu Âu đầu tiên thám hiểm sông Mê Kông là người Bồ Đào Nha có tên là Antonio de Faria vào năm 1540. Bản đồ của người châu Âu năm 1563 có vẽ lại con sông này, mặc dù chỉ có một đoạn nhỏ ở khu vực đồng bằng châu thổ. Sự quan tâm của người châu Âu không có chung mục đích: những người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha chỉ thực hiện những cuộc thám hiểm nhằm mục đích truyền giáo và buôn bán, trong khi đó người Hà Lan Gerrit van Wuysthoff đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm đến tận Viêng Chăn (1641-1642).
Người Pháp có sự quan tâm đặc biệt tới khu vực này vào giữa thế kỷ 19, sau khi chiếm đóng Sài Gòn năm 1861 và thiết lập sự bảo hộ Campuchia năm 1863.
Cuộc thám hiểm có hệ thống đầu tiên là cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868 do người Pháp là Ernest Doudart de Lagrée và Francis Garnier thực hiện. Họ đã phát hiện ra rằng Mekong có quá nhiều thác nước và những chỗ chảy xiết, không có lợi cho giao thông đường thủy.
Từ năm 1893, người Pháp mở rộng quyền kiểm soát của họ đối với con sông này tới tận Lào bằng việc thiết lập ra Liên bang Đông Dương trong những năm đầu tiên của thế kỷ 20. Điều này đã chấm dứt sau Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc và người Mỹ can thiệp vào khu vực.
Sau Chiến tranh Việt Nam, những bất đồng giữa Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc khi đó đã hạn chế sự hợp tác của các bên trong việc khai thác tiềm năng của dòng sông này. Tuy nhiên, hiện nay các bên đã xích lại gần nhau hơn trong vấn đề này.
Sông Serepôk, Bản Đôn, Đắk Lắk.
Cần Thơ.
Vĩnh Long.
Đồng bằng sông Cửu Long.
Mỹ Tho.
Mỹ Tho.
Lò gạch bên Sông Hậu.
Khai thác cát trên Sông Tiền, một hoạt động tác động đến dòng chảy của sông.
Lưới bắt cá trên sông Tiền.
Nuôi cá trên Sông Tiền ở Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Xói lở bờ sông Tiền ở Bình Đại, Bến Tre.
Cầu khỉ và xưởng mắm cá trên bờ sông Tiền ở Bình Đại, Bến Tre.
Các vấn đề[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm thông tin: Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông
Theo tiến sĩ C. Hart Schaaf, cựu ủy viên Ủy ban Mê Kông, “…Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một tiềm năng to lớn về thủy điện, thủy lợi cũng như khả năng phòng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên…”[7].
Có hai vấn đề chính gây mâu thuẫn giữa các bên là việc xây dựng các con đập hay việc phá hủy những chỗ chảy xiết. Một loạt các đập đã được xây dựng trên các nhánh của dòng sông này, đáng kể nhất là đập Pak Mun tại Thái Lan. Nó bị công kích dữ dội do chi phí cao cũng như ảnh hưởng xấu tới môi trường và tới cuộc sống của những khu dân cư chịu ảnh hưởng.
Người Trung Quốc hiện đang tiến hành một chương trình lớn về xây dựng các đập trên sông: họ đã hoàn thành các đập tại Mạn Loan (漫湾), Đại Triều Sơn (大朝山), Cảnh Hồng (景洪), đang tiến hành xây đập Tiểu Loan (小湾 Xiaowan) và khoảng hơn một chục đập khác đang được nghiên cứu. Tính đến đầu năm 2016, Trung Quốc đã hoàn thành ít nhất 8 đập chính trên sông Lan Thương (dòng chính tại thượng nguồn sông Mekong) và đang xây tối thiểu thêm 4 đập nữa. Người ta lo ngại rằng các đập này sẽ ngăn cản chuyển động của trầm tích và sẽ gây thiệt hại cho nông nghiệp và nghề cá ở phía hạ lưu. Sự giảm đi của các dao động mức nước theo mùa cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến Tonlé Sap(Biển Hồ)[8].
Các chính phủ Lào và Campuchia cũng có kế hoạch xây dựng các đập ngăn nước, hiện đang bị một số người phản đối. Chính quyền Trung Quốc cũng thực hiện việc làm sạch các tảng đá và cồn cát từ dòng chảy để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, và điều này cũng khuyến khích Lào làm như vậy. Các nhà môi trường cho rằng điều này sẽ làm tăng sự lưu thông nước và kết quả của nó là sự gia tăng xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nguồn cá.[8]
Việt Nam thì thường lên tiếng về các tác động của những hoạt động làm thay đổi chế độ thủy văn của sông Mekong này do có đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu tác động trực tiếp của những thay đổi này. Đặc biệt là đợt hạn hán miền Nam Việt Nam 2016 được cho là do lượng nước đổ về đồng bằng sông Cửu Long từ sông Mê Kông bị giảm mạnh do hệ thống các đập thủy điện được nhiều quốc gia xây dựng trên dòng chính của con sông [9]. Việt Nam tìm cách phản đối việc xây dựng đập trên dòng chính, nhưng các công ty đầu tư thì đang chạy đua trong việc xây dựng thủy điện trên các phụ lưu.
Trong điều kiện chưa có quy tắc ứng xử hoàn thiện, thì theo tạp chí Mỹ The National Interest hệ thống hàng chục đập thủy điện của Trung Quốc tại thượng nguồn các sông ở đông nam dãy Himalaya được coi là “vũ khí hủy diệt đáng sợ”. Nó sẵn sàng trở thành công cụ hỗ trợ sức ép cho xử lý các quan hệ ngoại giao rắc rối để thu lợi thế cho họ [10][11].
Dẫu vậy thì trong các thảo luận về chia sẻ nguồn nước, điểm khó bàn thảo nhất chính là quyền chính đáng của các vùng đất trong việc “giữ lại lượng nước đã mưa trên vùng lãnh thổ của mình”, và “không để đất bị xói mòn trôi xuống thành phù sa sông”, nhằm cải thiện môi trường sống của mình. Vùng thượng nguồn sông đáp ứng chia sẻ ở mức độ nào là vấn đề thương thảo với nhiều yếu tố hậu trường thường có biến động. Các vùng hạ nguồn có nghĩa vụ phải chuyển hướng thích hợp với tình hình đó. Chẳng lẽ vùng hạ nguồn đã không giữ lại lượng nước mưa đã rơi trên lãnh thổ của mình đến 2 mét nước, mà lại tháo trôi hết ra biển, rồi trông chờ vào “tài nguyên” từ vùng khác trôi đến để chống hạn mặn và tạo sự phì nhiêu của riêng mình.
Các động vật quý hiếm[sửa | sửa mã nguồn]
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund for Nature hay World Wildlife Fund – WWF) cho biết các nhà khoa học đang tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, ăn thịt ở sông Mê Kông – các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài hơn 1,80 mét. Ngoài ra sông Mê Kông còn có các loài cá chiên và cá lăng quý hiếm, chưa kể đến cá hô và cá chép khổng lồ, dịch vụ du lịch câu cá vì thế rất phát triển ở đây.
Cá heo sông Mekong ở Campuchia.
Đặc biệt, đoạn sông Mê Kông ở Campuchia và vùng hồ Tonlé Sap còn có cá heo sông (Irrawaddy dolphin, Orcaella brevirostris), số lượng có thể chỉ còn vài chục cá thể[12]. Người Campuchia không săn bắt chúng, trừ thời kỳ chiến tranh khi lính Khmer Đỏ đã từng nã đạn cối vào đàn của chúng; hành động này được quay phim tư liệu, sau này phim được National Geographic Channel đưa vào loạt phóng sự về cá heo sông Mekong, thỉnh thoảng được phát từ năm 2010 đến nay[13]. Loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng vì môi môi trường sống và nguồn thức ăn đang bị phá vỡ nghiêm trọng. Ngày 24/8/2012 chính phủ Campuchia đã lập khu bảo tồn cá heo sông Mekong với chiều dài 180 km, trải từ tỉnh Kratie ở phía đông tới biên giới với Lào. Người dân vẫn được phép câu cá trong khu bảo tồn, song chính phủ cấm sử dụng nhà nổi, lồng cá và lưới quét bởi chúng đe dọa mạng sống của cá heo sông[14].
Zed Hogan, phụ trách dự án do WWF và Hội địa lý quốc gia tài trợ cho biết, các động vật này là “độc nhất” và “đang biến mất với tốc độ nhanh chóng”. Theo Hogan, khi nghiên cứu cá úc khổng lồ ở sông Mê Kông, Campuchia, các nhà khoa học sẽ theo dõi sự di chuyển của cá với hy vọng hiểu thêm về hướng di trú của chúng và nguyên nhân chúng bị chết. Sự biến mất các loài cá này là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng đánh bắt quá mức hoặc các xáo trộn khác ở các sông, hồ nơi chúng cư trú.
Một số sinh vật khổng lồ nước ngọt được ghi vào sách đỏ các loài đang bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Cá úc khổng lồ sông Mê Kông được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất cùng họ với loài cá nhám chó, đã được đưa vào danh sách những loài bị đe dọa vào năm 2003, sau khi nghiên cứu chỉ ra số lượng cá giảm ít nhất 80% trong hơn 13 năm qua.
Robin Abell, nhà sinh học của WWF cho biết: “Các loài cá khổng lồ là những sinh vật nước ngọt có trọng lượng tương đương với voi và tê giác và nếu chúng biến mất thì thế giới sẽ bất ổn. Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận thức tốt hơn về cách quản lý việc đánh bắt và bảo vệ các nơi cư trú nhằm cứu vớt các loài trong tương lai”[15].
Cầu qua sông[sửa | sửa mã nguồn]
Đoạn hạ lưu trên khu vực Đông Nam Á:
.mw-parser-output .div-colmargin-top:0.3em;column-width:30em.mw-parser-output .div-col-smallfont-size:90%.mw-parser-output .div-col-rulescolumn-rule:1px solid #aaa.mw-parser-output .div-col dl,.mw-parser-output .div-col ol,.mw-parser-output .div-col ulmargin-top:0.mw-parser-output .div-col li,.mw-parser-output .div-col ddpage-break-inside:avoid;break-inside:avoid-column
Cầu Hữu nghị Lào- Myanmar nối Luangnamtha, Lào với Shan, Myanmar (dự án)
Cầu Hữu nghị Thái-Lào IV, nối tỉnh Chiang Rai của Thái Lan và huyện Huoixai, tỉnh Bokeo của Lào
Cầu nối tỉnh Xayabury với tỉnh Oudomxay, Lào
Cầu bắc qua sông Mê kông nối Luang Prabang – Xayaburi, tỉnh Xayabury, Lào (đã khánh thành)
Cầu Pak Lay nối tỉnh Xayaburi với tỉnh Vientiane, Lào (đã khởi công)
Cầu Hữu nghị Thái-Lào VII nối tỉnh Loei của Thái Lan với Viêng Chăn, Lào (dự kiến)
Cầu Hữu nghị Thái-Lào, nối tỉnh Nong Khai và thị xã Nong Khai ở Thái Lan với thủ đô Viêng Chăn của Lào
Cầu nối Nong Khai và Viêng Chăn (dự án)
Cầu Hữu nghị Thái-Lào V nối tỉnh Bueng Kan, Thái Lan với tỉnh Borikhamxay, Lào (dự án)
Cầu Hữu nghị Thái-Lào III, nối tỉnh Nakhon Phanom của Thái Lan với thị xã Thakhek, tỉnh Khăm Muộn của Lào
Cầu Hữu nghị Thái-Lào II, nối tỉnh Mukdahan của Thái Lan với tỉnh Savannakhet của Lào
Cầu Hữu nghị Thái-Lào VI, nối huyện Na Tan, tỉnh Ubon Ratchathani với tỉnh Saravane của Lào (dự án)
Cầu Hữu Nghị Lào – Nhật Bản, Pakxe, tỉnh Champasack, Lào
Cầu Don Khong, Champasack, Lào (đã khánh thành)
Cầu Stung Treng, còn gọi cầu hữu nghị Campuchia – Trung Quốc, tỉnh Stung Treng, Campuchia
Cầu Kizuna, nối thành phố Kampong Cham với các huyện tỉnh Kampong Cham, Campuchia
Cầu Prek Ta Meak, tỉnh Kandal, Campuchia
Cầu Monivong, Phnom Penh, Campuchia
Cầu Ta Khmau, nối Ta Khmau với ngoại ô Phnôm Pênh
Cầu Neak Leung, nối tỉnh Kandal và tỉnh Prey Veng
Cầu Koh Thom, huyện Koh Thom, tỉnh Kandal
Cầu Cao Lãnh, nối thành phố Cao Lãnh với huyện Lấp Vò, Đồng Tháp
Cầu Mỹ Thuận, Tiền Giang – Vĩnh Long
Cầu Mỹ Thuận 2, Tiền Giang – Vĩnh Long (đang thi công)
Cầu Rạch Miễu, Tiền Giang – Bến Tre
Cầu Rạch Miễu 2, Tiền Giang – Bến Tre (đã khởi công)
Cầu Ba Lai, Bến Tre
Cầu Ba Lai mới, Bến Tre
Cầu Hàm Luông, nối thành phố Bến Tre, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre
Cầu Đình Khao, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (dự án)
Cầu Cổ Chiên, nối huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre – huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh
Cầu Vĩnh Trường, nối thị trấn An Phú với xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, An Giang
Cầu Châu Đốc, nối thành phố Châu Đốc với thị xã Tân Châu (đã khởi công)
Cầu Lấp Vò (Cầu Bình Thạnh Trung), huyện Lấp Vò, Đồng Tháp
Cầu Vàm Cống, nối quận Thốt Nốt, Cần Thơ với huyện Lấp Vò Đồng Tháp
Cầu Cần Thơ, Cần Thơ- Vĩnh Long
Cầu Đại Ngãi, Trà Vinh – Sóc Trăng (đã khởi công)
Chỉ dẫn[sửa | sửa mã nguồn]
^ Theo tiếng Thái thì dòng chính có tên là Nậm Nứa, nhưng khi làm bản đồ hồi những năm 1940 thì người Pháp và người Kinh đã ghi đoạn từ bản Pa Nậm qua xã Pa Thơm đến dọc biên giới Việt-Lào thành Nậm Rốm, và người Kinh bên Việt Nam hiện quen với tên gọi này. Tuy nhiên người Lào và Thái vẫn gọi là Nam Neua.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
^ a b Le Courrier du Vietnam – Géopolitique d’un axe fluvial: Le Mékong, frontière et trait d’union; F. TERNAT, Professeur d’histoire-géographie IUFM de l’Académie de Rouen
^ Discovery and first descent of Mekong headwaters
^ .mw-parser-output cite.citationfont-style:inherit.mw-parser-output .citation qquotes:”“”””””‘””’”.mw-parser-output .id-lock-free a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-free abackground:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/65/Lock-green.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat.mw-parser-output .id-lock-limited a,.mw-parser-output .id-lock-registration a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-limited a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-registration abackground:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d6/Lock-gray-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat.mw-parser-output .id-lock-subscription a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-subscription abackground:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/aa/Lock-red-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat.mw-parser-output .cs1-subscription,.mw-parser-output .cs1-registrationcolor:#555.mw-parser-output .cs1-subscription span,.mw-parser-output .cs1-registration spanborder-bottom:1px dotted;cursor:help.mw-parser-output .cs1-ws-icon abackground:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Wikisource-logo.svg”)right 0.1em center/12px no-repeat.mw-parser-output code.cs1-codecolor:inherit;background:inherit;border:none;padding:inherit.mw-parser-output .cs1-hidden-errordisplay:none;font-size:100%.mw-parser-output .cs1-visible-errorfont-size:100%.mw-parser-output .cs1-maintdisplay:none;color:#33aa33;margin-left:0.3em.mw-parser-output .cs1-formatfont-size:95%.mw-parser-output .cs1-kern-left,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-leftpadding-left:0.2em.mw-parser-output .cs1-kern-right,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-rightpadding-right:0.2em.mw-parser-output .citation .mw-selflinkfont-weight:inherit“The Source of the Mekong River in China”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2004.
^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2007.
^ Từ điển Larousse, Robert
^ “Three Parallel Rivers of Yunnan Protected Areas, China”. Eoearth.org. 25 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
^ The Lower Mekong: Challenge to Cooperation in Southeast Asia, Russell H. Fifield, C. Hart Schaaf
^ a b Đập ‘giết’ sông Mekong, trầm tích sẽ ‘giết’ đập
^ “Hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội tái cơ cấu nền nông nghiệp”. Một Thế giới. 20 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
^ Trung Quốc nắm trong tay vũ khí hủy diệt đáng sợ nào?. Tuổi Trẻ Online, 27/08/2017. Truy cập 28/08/2017.
^ Trung Quốc vũ khí hóa nguồn nước. NLD Online, 28/08/2017. Truy cập 28/08/2017.
^ Irrawaddy dolphin. WWF Global. Truy cập 04/01/2016.
^ Harnessing the Mekong or Killing It?. ngm.nationalgeographic. Truy cập 04/01/2016.
^ Cá heo sông Mekong được bảo vệ. vnexpress, 25/8/2012.
^ Nguồn: Associated Press, tháng 11 năm 2004
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Nam Ou
Sê Bănghiêng
Sê Kông
Sê San
Sê Repôk
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mê Kông.
trang web của Ủy hội sông Mekong
WISDOM Water related Ìnormation System for the Sustainable Development of the Mekong Delta
xtsCác sông chính của Trung QuốcBảy con sông lớn nhất Đông Trung Quốc Trường Giang · Hoàng · Châu Giang · Hắc Long Giang · Hoài ·
Hải · LiêuHệ thống Trường Giang
Nhã Lung
Mân
Đại Độ
Thanh Y
Đà
Gia Lăng
Bạch Long
Phù
Cừ
Ô
Hán Thủy
Mục Mã
Trì
Đổ
Bao
Thanh
Xích Thủy
Tương
Tiêu Thủy
Lỗi Thủy
Mễ Thủy
Tư
Nguyên
Lễ
Mịch La
Cám
Phủ
Tín
Thanh Dặc
Tần Hoài
Tây Điều
Hoàng Phố
Tô Châu
Hệ thống sông Hoàng Hà
Đại Hạ
Thao
Thanh Thủy
Vô Định
Phần
Vị
Kính
Lạc, Hà Nam
Lạc, Thiểm Tây
Thấm
Tiểu Thanh
Hệ thống Châu Giang
Bắc
Đông
Tây
Úc
Ung
Tầm
Kiềm
Hồng Thủy
Nam Bàn
Bắc Bàn
Dung
Quế
Ly
Liễu
Hệ thống Hắc Long Giang
Tùng Hoa
Tùng Hoa Đệ Nhị
Nộn
Mẫu Đơn
Ô Tô Lý
Ngạch Nhĩ Cổ Nạp
Khắc Lỗ Luân
Oa Khẳng
Huy Phát
Hệ thống sông Hoài
Oa
Dĩnh
Sử Quán
Tuyền
Quái
Hồng
Hệ thống sông Hải
Triều Bạch
Vĩnh Định
Hô Đà
Tử Nha
Đại Khánh
Ôn Ngọc
Cự Mã
Tang Cán
Phụ Dương
Vệ
Bào
Kế Vận
Hệ thống sông Liêu
Hỗn
Thái Tử
Tây Lạp Mộc Luân
Xinkai
Tây Liêu
Đông Liêu
Sông chính khác
Tarim
Nhược Thủy
Karatash
Ili
Shule
Đồ Môn
Áp Lục
Loan
Hồng
Mân
Long
Lancang
Bắc Luân
Nộ Giang
Lion Spring
Elephant Spring
Yarlung Tsangpo
Nyang
Subansiri
Irtysh
Tuy Phân
Tiền Đường
Phố Dương
Giao
Đới
Tứ Thủy
Thuật
Tào Nga
Tiêu
Âu
Mộc Lan
Tấn
Hàn
Mai
Đinh
Nam Độ
Vạn Tuyền
Đại Doanh
Kênh đào chính
Đại Vận Hà
Linh Cừ
Kênh tưới tiêu Tô Bắc
xtsĐập – Thủy điện trong lưu vực sông Mê KôngTrên dòng chính
Ô Lộng Long
Hoàng Đăng
Miêu Vĩ
Công Quả Kiều
Tiểu Loan
Mạn Loan
Đại Triều Sơn
Nọa Trát Độ
Cảnh Hồng
(Cảm Lãm
Mường Thông)
Pak Beng
Luang Prabang
Xayabury
Pak Lay
Ban Koum
Don Sahong
Khon Phapheng
Stung Treng
Sambor
Trên các phụ lưuMê Kông
Xi’er He 1
Nam Ngum 1
Nam Ngum 2
Nam Ngiep
Houay Ho
Theun Hinboun
Nam Theun 2
Xekaman 1
Xekaman 3
Xe Namnoy 1
Xe-Pian Xe-Namnoy
Pak Mun
Huai Kum
Sirindhorn
Ubol Ratana
Lam Phra Phloeng
Lam Takhong
Nậm Núa
A Lưới
Sê San
SS.2
SS.3
SS.3A
SS.4
SS.4A
Ialy
Thượng Kon Tum
Plei Krông
Đăk Đoa
Đăk N’Teng
Đăk Pône
Đăk Psi
Đăk Ruồi
Buôn Kuốp
Buôn Tua Srah
Dray H’ling
Ia Grai
Đức Xuyên
Sêrêpôk
SR.2
SR.3
SR.4
SR.4A
Krông Kmar
Krông Nô
KN.2
KN.3
Kirirom 1
Hạ Sesan 2
Hạ Srepok 2
Stung Battambang 1
Stung Sen
Mê Kông
Sg Hồng
Đông Bắc
Sg Mã
Sg Lam
Thạch Hãn
Sg Hương
Thu Bồn
Sg Ba
Trà Khúc
Đồng Nai
Tiêu đề chuẩn
GND: 4115087-9
LCCN: sh85083357
NARA: 10038708
NDL: 00629321
NKC: ge224721
VIAF: 316430453
WorldCat Identities: viaf-242580564
Lượt đánh giá: 8328
Lượt xem: 63059690
Điểm Khởi Nguồn Của SÔNG MÊ-KÔNG Chính Xác Nằm Ở Đâu? từ Youtube
Điểm Khởi Nguồn Của SÔNG MÊ-KÔNG Chính Xác Nằm Ở Đâu?
#thegioitoday #khampha #kenhkhoahoc
KÊNH KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TODAY
▶ Đăng Ký Kênh ( Subcribe ) : https://bit.ly/3unhwkH
⏰ĐÓN XEM VIDEO MỚI VÀO LÚC 19H00 HÀNG NGÀY TRÊN KÊNH THẾ GIỚI TODAY!!!⏰ .
THẾ GIỚI TODAY kính chào quý vị khán giả , chúng tôi luôn cập nhật những video bổ ích về mọi điều thú vị trên thế giới!
Mời quý vị và các bạn bấm đăng ký (miễn phí) và tích vào nút chuông thông báo để không bỏ lỡ bất kỳ video mới nào .
Xin chân thành cảm ơn quý khán giả, đã đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện hơn trong suốt thời gian dài vừa qua .
Trân trọng.
~-~~-~~~-~~-~-
© Bản quyền thuộc về THẾ GIỚI TODAY
☞ Vui lòng không Reup dưới mọi hình thức
*Copyright Disclaimer*
– Chúng tôi không sở hữu hoàn toàn những tư liệu được tổng hợp trong video này. Nó thuộc về những cá nhân hay tổ chức đáng được tôn trọng.
Chúng tôi sử dụng theo: Tuyên bố từ chối trách nhiệm bản quyền mục 107 của Đạo luật bản quyền năm 1976. Được phép “sử dụng hợp lý” cho các mục đích như phê bình, bình luận, báo cáo tin tức, giảng dạy, học bổng và nghiên cứu.
– We does not own the rights to these video clips. They have, in accordance with fair use, been repurposed with the intent of educating and inspiring others. However, if any content owners would like their images removed, please contact us by
Email: thanhson9091@gmail.com
~~~~~~~~~
▶ TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ CÁC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
● Các thông tin được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn báo chính thống khác nhau. Các đánh giá nhận xét cũng như bình luận đều dựa trên quan điểm cá nhân . Chúng tôi không cố tình công kích,nhạo báng bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
● Nghiêm cấm chia sẻ hay bình luận gây chia rẽ,chống đối dân tộc,quốc gia. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các bình luận ảnh hưởng không tốt tới cá nhân hay tổ chức . Chúc tôi sẽ khắc phục và giải quyết sớm những bình luận đó . Mọi đọc giả thấy điều gì chưa đúng mong góp ý để chúng tôi hoàn thiện.
● Cảm ơn quý khán giả đã theo dõi và đăng ký kênh Thế Giới Today
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 5659
3. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ dantri.com.vn
dantri.com.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 9226
4. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ tuoitre.vn
tuoitre.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 6662
5. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ thanhnien.vn
thanhnien.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 1263
6. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ tienphong.vn
tienphong.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 2030
7. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ vietnamnet.vn
vietnamnet.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 1104
8. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ soha.vn
soha.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 9363
9. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ 24h.com.vn
24h.com.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 6403
10. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ kenh14.vn
kenh14.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 1898
11. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ zingnews.vn
zingnews.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 4702
12. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ vietnammoi.vn
vietnammoi.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 5008
13. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ vov.vn
vov.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 9446
14. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ afamily.vn
afamily.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 8762
15. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ cafebiz.vn
cafebiz.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 9127
16. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ suckhoedoisong.vn
suckhoedoisong.vn
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 1245
17. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ coccoc.com
coccoc.com
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 7445
18. Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia từ facebook.com
facebook.com
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 5813
Câu hỏi về Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!
Bài viết Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!
Từ khóa tìm Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
cách Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
hướng dẫn Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia
Sông Mê Kông Chảy Qua Bao Nhiêu Quốc Gia miễn phí
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn