Thanh Hải (nhà thơ) là gì? Chi tiết về Thanh Hải (nhà thơ) mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Mùa xuân nho nhỏ)

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Nguyễn Nhật Khoa
Sinh
4 tháng 11 năm 1930
Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Mất 15 tháng 12, 1980(1980-12-15) (50 tuổi)
Huế
Bút danh Thanh Hải
Công việc Nhà thơ
Quốc tịch Việt Nam Việt Nam
Dân tộc Kinh
Tư cách công dân Việt Nam Việt Nam
Tác phẩm nổi bật Mùa xuân nho nhỏ
Giải thưởng nổi bật Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt 2, năm 2000, truy tặng)
Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu

Thanh Hải (1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, là một nhà thơ hiện đại Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thơ Thanh Hải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Ông là anh cả trong gia đình gồm ba anh em. Hai em của ông là Phạm Bá Chất và Phạm Bá Liên đều đóng góp cho cách mạng nhưng không được nhắc đến nhiều như người anh của mình[cần dẫn nguồn]. Ông là người con yêu gia đình, một nhà thơ yêu nước vì cuộc sống nên khi Thanh Hải 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng ở huyện Hương Thủy làm chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên Huế

Vào năm 1954 – 1964, ông ở lại quê hương hoạt động, làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Trong các năm 1964 – 1967, ông phụ trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế. Sau đó, ông làm Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên.

Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Sống được 5 năm trong hòa bình thì ông bị bệnh hiểm nghèo xơ gan cổ trướng, phải nằm Bệnh viện Trung ương Huế. Khi đó, ông viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.[1][2] Chẳng bao lâu sau khi viết bài thơ này, nhà thơ Thanh Hải qua đời vào ngày 15 tháng 12 năm 1980.[3] Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được in trong tập thơ “Huế mùa xuân”.[3]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt 50 năm cuộc đời của ông, Thanh Hải có 6 tập thơ:[3]

  • Những đồng chí trung kiên (1962)
  • Dấu võng Trường Sơn (1977)
  • Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975) tập thơ
  • Mùa xuân nho nhỏ (11/1980), khoảng 1 tháng trước khi ông qua đời. Lúc đó ông đang ốm nặng và phải điều trị ở bệnh viện Bạch Mai
  • Ánh Mắt (1956)
  • Mưa xuân đất này (1982) tập thơ

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá viết:

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1965)
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt 2, năm 2000, truy tặng)
  • Giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1959).
  • Giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1962).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nhớ anh Thanh Hải
  2. ^ Từ “Mồ anh hoa nở”
  3. ^ a ă â Đêm thơ Thanh Hải tại Huế
  4. ^ Từ điển văn học (bộ mới), trang 1632.

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Hữu Tá, mục từ Thanh Hải, in trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản thế giới, 2004.
  • Phong Lê, bài viết về Thanh Hải in trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại. Viện văn học tổ chức biên soạn, nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1984 tại Hà Nội.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thanh Hải – Mùa xuân thi sĩ


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thanh_Hải_(nhà_thơ)&oldid=65003229”

Từ khóa: Thanh Hải (nhà thơ), Thanh Hải (nhà thơ), Thanh Hải (nhà thơ)

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Web giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.1 (82 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn