Thương mại điện tử là gì? Vì sao nói thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực “đẻ trứng vàng”, là xu hướng trong thời đại toàn cầu hóa và là lĩnh vực tiềm năng để những doanh nghiệp nhỏ và vừa sinh lợi và có điều kiện phát triển nhất hiện nay. Vậy thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử đem đến những lợi ích gì ? Hãy cùng LADIGI.VN khám phá đẻ hiểu rõ hơn về thương mại điện tử thông qua bài viết dưới đây
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử có tên tiếng Anh là E-commerce. Thương mại điện tử là một mô hình kinh doanh hoạt động trên Internet. Các cửa hàng kinh doanh sản phẩm trực tuyến có thể là những doanh nghiệp hoặc cửa hàng thương mại điện tử. Có thể kể đến như Amazon.com và Alibaba – hai trong các cửa hàng trực tuyến phổ biến nhất trong ngành thương mại điện tử (TMĐT). Trong bài viết này, LADIGI.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của thương mại điện tử, những trang web thương mại điện tử phổ biến và những vấn đề liên quan khác.
Quá trình hình thành và phát triển thương mại điện tử (TMĐT)
Thương mại điện tử (TMĐT) đã xuất hiện từ rất lâu. Vào năm 197, Michael Aldrich đã xây dựng tảng cho thương mại điện tử. Anh ấy sử dụng đường dây điện thoại để kết nối tivi với máy tính. Mặc dù nó chúng thấy chúng khác xa với những gì mà bạn biết về thương mại điện tử hiện tại, nhưng chính nhờ vào sáng kiến này của Michael Aldrich đã khơi dậy ý tưởng mua sắm mà không cần đến cửa hàng vật lý.
Vào lúc đó, máy tính không được nhiều người sử dụng. Bill Gates và Steve Jobs đã đưa máy tính tiếp cận với người bình thường. Thậm chí, Bill Gates còn nói rằng, việc máy tính trở nên phổ biến khi xuất hiện tại mỗi bàn và ở mọi nhà chính là mục tiêu mà ông hướng đến. Nếu không có sự hỗ trợ của máy tính thì thương mại điện tử (TMĐT) sẽ khác biệt đáng kể chứ không được như hiện tại.
Vào năm 1994, Amazon được thành lập bởi Jeff Bezos, lúc đó nó như một cửa hàng trực tuyến và khi ra mắt đã bán hơn một triệu cuốn sách khác nhau. Hiện tại, Amazon là một cửa hàng trực tuyến được người tiêu dùng ưu tiên phổ biến nhất để mua bất kỳ loại sản phẩm nào.
Vào giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2000, máy tính đã đã thật sự trở nên phổ biến và mở ra cánh cửa mới cho sự phát triển của thương mại điện tử. Nhưng lúc đó không có cổng thanh toán trực tuyến để hỗ trợ vận chuyển tiền từ khách hàng đến doanh nghiệp. Vào tháng 12/1998, PayPal được thành lậ , sự xuất hiện của nó đã đơn giản hóa trải nghiệm mua sắm cho người dùng vì thẻ tín dụng được chấp nhận một cách dễ dàng
Vào năm 2008, sự tăng trưởng của ngành được thể hiện rõ nét doanh số thương mại điện tử chiếm 3,4% trên tổng doanh số. Trong năm 2014, trên toàn thế giới đã thống kê có khoảng 12 – 24 triệu cửa hàng trực tuyến đã xuất hiện.
Thương mại điện tử mang đến những lợi ích gì ?

3 lợi ích nổi bật mà thương mại điện tử đem lại chính là:
Đối với danh nghiệp
Lợi ích lớn nhất mà thương mại điện tử đem lại là tiết kiệm chi phí và tạo thuận tiện cho các bên giao dịch.Với TMĐT, doanh nghiệp không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, rồi phải chi cho các nhân viên phục vụ đông đảo. Đồng thời, chỉ cần một khoản tiền nhỏ để xây đựng một website bán hàng qua mạng. Như vậy, bạn chỉ cần bỏ ra q0% phí để duy trì và vận hành website mỗi tháng, như vậy là đã tối ưu hơn rất nhiều cho với việc xây dúng nhiều cho kho chứa tốn kém
Chi phí để marketing toàn cầu cũng cực kì thấp. Bạn có thể quảng bá thông tin về doanh nghiệp của bạn tiếp cận đến hàng trăm triệu người xem trên khắp thế giới. Đây là điều mà chỉ có TMĐT mới có thể làm cho doanh nghiệp.
Đối với người tiêu dùng
Thương mại điện tử giúp người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hàng hóa, dịch vụ người cung cấp.Với thương mại điện tử, người tiêu dùng không còn bị hạn chế bởi yếu tố địa lý hay thời gian làm việc. Họ có thể tham gia mua sắm mọi lúc, mọi nơi. Khi có đến hàng trăm, hàng nghìn nhà cung cấp được phân bố khắp các vùng thì việc của họ chỉ là chọn ra một nơi phù hợp.
Đối với xã hội
Thương mại điện tử tạo ra một hình thức kinh doanh và làm việc mới có thể đáp ứng được nhu cầu của một cuộc sống công nghiệp phát triển như hiện nay. Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng tạo ra một cơ hội để các doanh nghiệp thể hiện tài năng và phát triển, khi TMĐT đòi hỏi họ phải sáng tạo, đổi mới để phù hợp với xu thế. Từ đó học phải đưa ra chiến lược kinh doanh và dịch vụ riêng cho sản phẩm dịch vụ của mình. Từ đó góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế tổng thể nói chung phát triển theo.
Những khó khăn và thách thức của Thương mại điện tử là gì?
Đối với cơ quan quản lí nhà nước:
Thách thức lớn nhất chính là việc xây dựng và áp dụng chính sách sao cho phù hợp
Đối với các nhân, tổ chức:
Chính vì thương mại điện tử là giao dịch một cách gián tiếp (bên mua thậm chí còn không biết về bên bán và ngược lại). Cho nên tạo điều kiện phát sinh một số lo ngại riêng giữa người mua và người bán đó là thách thức về lòng tin.
Cụ thể, người mua thì lo lắng không biết số thẻ ngân hàng của họ có thể bị kẻ xấu hoặc bên bán lợi dụng để sử dụng vào những việc bất hợp pháp hay không? Còn đối với người bán thì không tránh khỏi việc thì lo sợ về khả năng thanh toán và quá trình thanh toán cho những đơn hàng của bên mua khi không có điều gì chắc chắn là quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ
Đối với các doanh nghiệp:
Một thách thức làm nhà quản lý gặp khó khăn đó là việc thay đổi cơ cấu, nhân sự và quy trình làm việc. Khi doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử được thành công và hiệu quả thì họ phải sở hữu một cơ sở hạng tầng thương mại thông tin vững chắc. Đồng thời, họ phải có được đội ngũ IT có khả năng vận hành, quản trị để phát triển hệ thống này.
Trang web thương mại điện tử phổ biến nhất trên Thế giới là gì?
Amazon:
Amazon được thành lập bởi Jeff Bezos (theo Alexa). Hiện tại, Amazon có vị trí trang web phổ biến thứ 9 trên toàn thế giới và hạng 4 tại Hoa Kỳ.

Địa chỉ Website: https://www.amazon.com/
Taobao:
Taobao được thành lập bởi Jack Ma. Hạng 11 trên toàn thế giới là điều mà Taobao đã làm được. Và nó được xếp hạng 5 tại Trung Quốc

Địa chỉ Website: https://taobao.com/
Tmall:
Jack Ma đã là người thành lập nên Tmall. Tmall xếp hạng 15 toàn cầu và hạng 4 ở Trung Quốc.

Địa chỉ Website: https://www.tmall.com/
AliExpress:
AliExpress cũng được thành lập bởi Jack Ma. Hiện tại, AliExpress đang xếp thứ 40 trên thế giới và thứ 9 ở Nga (theo Alexa)

Địa chỉ Website: https://www.aliexpress.com/
eBay:
Chính Pierre Omidyar đã xây dựng nên eBay như ngày nay. Theo Alexa, eBay đưng thứ 33 trên toàn cầu và thứ 9 ở Hoa Kỳ.

Địa chỉ Website: https://www.ebay.com/
Flipkart:
Binny Bansal và Sachin Bansal đã thành lập Flipkert có thứ hạng 147 trên toàn cầu và thứ 9 ở Ấn Độ tính đến thời điểm hiện tại

Địa chỉ Website: https://www.flipkart.com/
Điểm danh các trang thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam
Tuy phát triển khá muộn so với các nước trong khu vực, nhưng tốc độ động tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn được đánh giá là khá nhanh
Sau đây là một số bảng xếp hạng về TMĐT tại Việt Nam.
Danh nghiệp thương mại điện tử được tìm kiếm nhiều nhất
1. Lazada
2.Thế giới di động
3. Shopee
4. Tiki
5. Sendo
Ứng dụng thương mại điện tử được người dùng tải nhiều nhất
1. Lazada
2. Shopee
3. Sendo
4. Tiki
5. Thế giới di động
Fanpage thương mại điện tử sở hữu nhiều tải lượt theo dõi nhất
1. Lazada
2. ZANARO
3. Tiki
4. Sendo
5. Điện máy xanh
Tình hình của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
Một sự kiện đáng chú ý vào năm 2017 chính là việc Alibaba có hai thương vụ đầu tư thương mại điện tử gây nhiều sự chú ý đã chi 1 tỷ đồng đầu Lazada. Điều này đã làm tăng đến 83% vốn sở hữu của Alibaba tại Lazada. Bên cạnh hiện tượng này, Tiki đã nhận được 44 triệu đô. Thông qua việc hợp tác cùng với NAPAS Việt Nam đã làm xuất hiện ví thanh toán điện tử Alipay
Bên cạnh đó, Thế Giới Di Động đã trình làng Vuivui tiếp cận với người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Vuivui là đàn em nối tiếp Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh, nhưng được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.
Năm 2017 là thời gian ghi nhận sự “dứt áo ra đi” của nhiều tên tuổi trong TMĐT. Có thể nhắc đến là vụ lùm xùm giữa ebay Việt Nam và Chợ Điện Tử hay WeShop thì bây giờ ebay vẫn chưa chính thức góp mặt vào thế giới TMĐT tại Việt Nam. Tiếp đến là sự kiện đổi tên của Zalora Việt Nam thành Robins Việt Nam vào quý 1 năm 2017. Sau khi Zalora công bố Nguyễn Kim và Central Group đã chiếm 49% cổ phần Zalora Việt Nam vào năm 2016
Vào ngày 27/11/2018, sau thời gian hoạt động thua lỗ, trang TMĐT Vuivui.vn của Thế giới di động chính thức đóng cửa.
Mới đây, Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (VTP) cho ra mắt trang TMĐT Voso.vn và cung cấp nền tảng O2O (Online to ofline), đặc biệt là mặt hàng đặc sản và tiêu dùng nhanh, điện và điện tử.
Tổng kết
LADIGI.VN hy vọng với những thông tin trên có thể giúp mọi người hiểu hơn về thương mại điện tử. Cám ơn mọi người đã dành thời gian để theo dõi.
100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn