Tĩnh dạ tứ là gì? Chi tiết về Tĩnh dạ tứ mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Tĩnh dạ tứ hay Tĩnh dạ tư[1] (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) là một bài thơ thuộc thể thơ Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt của nhà thơ Lý Bạch (701-762), ra đời trong thời Thịnh Đường.

Nguyên tác và bản dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tác

靜夜思 Tĩnh dạ tứ
床前明月光,(Sàng tiền minh nguyệt quang)
疑是地上霜。(Nghi thị địa thượng sương)
舉頭望明月,(Cử đầu vọng minh nguyệt)
低頭思故鄉。(Đê đầu tư cố hương)

Dịch nghĩa:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đầu giường trăng sáng soi,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng,
Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.

Dịch thơ:Theo bản dịch thơ của dịch giả Tương Như, in trong Thơ Đường, tập 2, trang 47[1]:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

Bài thơ này cũng từng được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Tại Việt Nam, bài được giảng dạy trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7, tập I.

Vấn đề ngôn ngữ thơ Đường[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư Nguyễn Khắc Phi trong chuyên đề giảng dạy Thi pháp thơ Đường cho học viên cao học tại Đại học Sư phạm Hà Nội, trong khi dẫn ý của nhà nghiên cứu Phan Ngọc rằng “ngôn từ của thơ Đường là rất đơn giản”, đã chỉ ra trong thực tế lại không hề đơn giản, và lấy ví dụ chỉ một hiện tượng như bài “Tĩnh dạ tứ” đã có những dị biệt về ngôn từ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau:

Tĩnh dạ (tư) tứ
Sàng (giường, ghế dài?) tiền khán (minh) nguyệt quang
Nghi (như là, ngỡ rằng) thị địa thượng sương
Cử đầu vọng sơn (minh) nguyệt
Đê đầu tư cố hương

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a ă Thơ Đường, tập 2 – Lý Bạch – Đỗ Phủ – Bạch Cư Dị (in lần thứ 2), Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1987, trang 46-47.


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tĩnh_dạ_tứ&oldid=64286005”

Từ khóa: Tĩnh dạ tứ, Tĩnh dạ tứ, Tĩnh dạ tứ

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO TOP giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.7 (116 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn