“Trường học Athens” không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Raphael nổi bật hóa vị trí của mình trong bức tranh, và vì thế có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho loài người

Bức tranh trường học Athens Là Gì?

Trường Athena (tiếng Ý: La scuola di Atene; tiếng Anh: The School of Athens, trường ở đây có thể hiểu là trường học hay là trường phái) là một trong những bức tranh sơn dầu nổi tiếng nhất của họa sĩ thời kỳ Phục Hưng người Ý, Raphael. Bức bích họa được vẽ vào khoảng giữa những năm 1509 và 1511 như là một phần đơn đặt hàng Raphael để trang trí 4 căn phòng mà bây giờ được gọi là Phòng Raffaello (Stanze di Raffaello), trong Điện Tông Tòa ở Vatican. Phòng tòa án (Stanza della Segnatura) là căn phòng đầu tiên được trang trí, và tranh Trường Athena về chủ đề triết học, có lẽ là bức tranh thứ hai được hoàn thành ở đó,[1] sau La Disputa (Thần học) trên bức tường đối diện và Parnassus (Văn chương). Từ lâu, bức tranh này đã được xem là “kiệt tác của Raphael và hiện thân hoàn hảo của tinh thần cổ điển của thời Phục hưng”.

Tựa đề của bức tranh nói về các trường phái tư tưởng triết học nổi bật của Hy Lạp cổ đại, được trình bày bởi những người tiền nhiệm, đại diện tiêu biểu và những người kế thừa chính của họ. Ở trong tranh có hình ảnh nhiều triết gia Hy Lạp cổ đại, trung tâm của tranh là các nhà triết học Plato và Aristotle. Các bức tranh tường này tôn vinh trong ý nghĩa của Phục hưng những tư tưởng cổ đại như là nguồn gốc của văn hóa, triết học và khoa học của châu Âu.

Nội dung bức tranh ca ngợi Triết học Hy Lạp cổ đại. Nhân vật chính của bức tranh này là Plato và Aristotle. Hai người đang tranh luận về quan điểm triết học của mình, xung quanh có khoảng 50 nhân vật bao gồm những nhà triết học và học giả.

Tác phẩm thể hiện chiều sâu khi mở rộng không gian bức tường và nghệ thuật phối cảnh để làm nổi bật hình ảnh những nhân vật trung tâm. Tác giả vận dụng giải phẫu học để diễn tả đến chi tiết vẻ đẹp cơ thể của mỗi nhân vật.

Trường Học Athens Ý Nghĩa Là Gì?

Trường học Athens (School of Athens) là một trong bộ tứ tranh tường của Raphael, ra đời vào khoảng giữa giai đoạn 1509 – 1511.

Tổng cộng, bức tranh có 21 triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, như Pythagoras, Heraclitus… trong đó Plato và Aristotle được đặt ở trung tâm.

Bức Tranh Trường Học Athens Ý Nghĩa Là Gì? Tác Phẩm Của Doanh Hoạ Nào Mới Nhất 2024 1

Kiệt tác Trường học Athens của Raphael. Trung tâm là Plato (trái) và Aristotle (phải), xung quanh là 19 triết gia nổi tiếng khác của Hy Lạp cổ.

Theo quan điểm của các nhà mỹ thuật hiện đại, đó là cách để Raphael thể hiện cách hiểu của mình về tư tưởng triết học. Triết học là một sự tương phản, với trung tâm là Plato và Aristotle với mối quan hệ thầy trò, nhưng tương phản về quan điểm.

Hai người này, một già – một trẻ; một giản dị, chân chất – một hào nhoáng; như đang tranh luận về một vấn đề nào đó, mà đa phần giới chuyên môn cho rằng đó là sự khác biệt về 2 trường phái triết học.

Đối với Plato, đó là thuyết Hình thức (theory of Forms) – nơi sự “tồn tại” là cái phi vật chất, là cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu nhiên, còn “không tồn tại” là vật chất. Còn Aristotle, ông coi sự tồn tại vật lý là thực, và hiện thực là chân lý.

Đó là 2 trục tư tưởng triết học mà nhiều triết gia khác nương theo. Raphael không đứng về bên nào, mà cách thể hiện của ông dường như cho thấy ngôi trường của các triết gia không phải để họ ganh đua, mà vì một nhu cầu chung nhằm tìm kiếm tri thức và sự thật của cuộc sống.

Các Triết Gia Được Vẽ Trong Bức Tranh Trường Học Athens

Bức ảnh được vẽ với những nhân dạng khá giống nhau (như Plato và Aristotle). Nhưng chúng ta có thể nhận ra họ như sau:

Bức Tranh Trường Học Athens Ý Nghĩa Là Gì? Tác Phẩm Của Doanh Hoạ Nào Mới Nhất 2024 3

1: Zeno xứ Citium hay Zeno xứ Elea? – 2: Epicurus – 3: Frederick II, Quận công xứ Mantua? – 4: Anicius Manlius Severinus Boethius hay Anaximander hay Empedocles? – 5: Averroes – 6: Pythagoras – 7: Alcibiades hay Alexander Đại Đế? – 8: Antisthenes hay Xenophon? – 9: Hypatia xứ Alexandria hay Francesco Maria della Rovere thời trẻ? – 10: Aeschines hay Xenophon? – 11: Parmenides? – 12: Socrates – 13: Heraclitus (được vẽ giống như Michelangelo) – 14: Plato (được vẽ giống như Leonardo da Vinci) – 15: Aristotle – 16: Diogenes xứ Sinope – 17: Plotinus? – 18: Euclid hay Archimedes với những học trò của mình (được vẽ giống như Bramante)? – 19: Strabo hay Zoroaster? – 20: Ptolemy – R: Raphael – 21: Il Sodoma

Tác Phẩm Trường Học Ở Aten Của Danh Họa Nào

  • Tác phẩm “Trường Học Ở Aten” là một trong những bức tranh sơn dầu nổi tiếng nhất của danh họa thời kỳ Phục Hưng người Ý, Raphael.

Bức Tranh Trường học Athens là một bức họa mang tính triết lí rất sâu sắc

Có nhà phê bình nghệ thuật cho rằng:

“Trường học Athens không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Raphael nổi bật hóa vị trí của mình trong bức tranh, và vì thế có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho loài người”.

Phải chăng Raphael đang thâu lược tóm tắt một bức tranh toàn cảnh đang ngự trị trong tư tưởng của con người thời đó, đồng thời khắc họa kĩ càng và chi tiết 2 trường phái tư tưởng đối lập.

Thời kì Phục Hưng là thời kì mà những giá trị của Hi Lạp và La Mã cổ xưa được sống dậy, vẻ đẹp con người, hệ thống tư tưởng đạo đức truyền thống được tôn vinh. Bức tranh Chúa tạo ra Adam.

Có nhiều tư tưởng cho rằng, thời kì Phục Hưng là thời kì mà những giá trị của Hi Lạp và La Mã cổ xưa được sống dậy, vẻ đẹp con người, hệ thống tư tưởng đạo đức truyền thống được tôn vinh. Và tư tưởng của con người thời đó cũng là một đề tài nóng bỏng được Raphael lựa chọn.

Raphael khắc họa một chân lí rằng, con người khi quay trở về với giá trị truyền thống cổ xưa, khi tư tưởng trở nên thuần khiết, tức con người trở về với bản chất phát triển tự nhiên của họ, lấy thần học và tôn giáo làm gốc rễ thì đồng nghĩa với sự đột phá của khoa học, toán học, nghệ thuật, hay sự phát triển của công nghệ khác cũng đồng thời xuất sinh.

Raphael mô tả hai ông tổ của ngành triết học, thầy trò Plato và Aristotle xuất hiện tâm điểm vào đứng giữa bức tranh như đại diện cho hai trường phái triết học tương phản nhau.

Plato với ngón tay phải chỏ lên cao tượng trưng cho Trời, còn Aristote để xấp lòng bàn tay xuống, là hình ảnh tượng trưng cho Đất. Đó là phong cách của hai triết gia, một người hoàn toàn tín thần, còn một người bảo vệ những logic khoa học thực tế. Ở phía bên trái, những người theo hướng của Plato như đang nghiên cứu sự huyền bí của vũ trụ, còn phía bên phải những nhà triết học theo Aristotle đang chăm chú theo dõi những quy luật phát triển tự nhiên của con người.

Việc ông đưa cả 2 trường phái triết học: siêu hình và hiện thực cùng tồn tại thậm chí còn được làm nổi bật nhất trong tổng thể của bức tranh, khiến người ta như hiểu ngầm được tầm quan trọng và đưa ra phép so sánh và đánh giá từ 2 trường phái này.

Nếu như phái hiện thực coi trọng những thứ gọi là duy vật, thì bị giới hạn bởi những sự vật, hiện tượng tồn tại trong phạm vi của không gian con người. Thì phái siêu hình, lại đi sâu coi trọng thần học, họ đột phá khỏi phạm vi con người, nghiên cứu rộng hơn nhắm thẳng vào hiểu biết vũ trụ.

Nhưng nhìn tổng thể bức tranh thì người ta lại thấy, mặc dù hai trường phái là đối lập, là có mâu thuẫn, thế nhưng, họ lại cùng nhau đứng dưới mái vòm của Athens được mở ra dưới một bầu trời xanh trong đầy hi vọng.

Đó cũng được hiểu như khát khao cuối cùng của con người dẫu cho họ chọn đi theo con đường nào, chọn hệ thống tư tưởng nào thì cũng đều mong muốn được khám phá vũ trụ.

Trong bức tranh, chú ý tới cuốn sách trên tay Plato được đặt theo hình dọc còn trên tay Aristotle lại được đặt theo hình ngang tượng trưng cho sự “dọc, ngang” của trời đất. Và cũng là mô tả con đường đi của 2 trường phái này, một theo hướng nhắm thẳng, một đi theo đường vòng mà không lên tới đích.

Trong bức tranh, chú ý tới cuốn sách trên tay Plato được đặt theo hình dọc còn trên tay Aristotle lại được đặt theo hình ngang tượng trưng cho sự “dọc, ngang” của trời đất.

Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng, đây là chi tiết rất đắt trong bức họa chứa nhiều hình ảnh tượng trưng mà không phải họa sĩ nào cũng lột tả được bản chất của nó.

Trong bức họa này, sự xuất hiện của những gương mặt thuộc nhân vật kiệt xuất, những đại biểu cho tư tưởng của nhân loại, những nhà toán hoạc, nhà khoa học, nhà thơ, triết gia… của Hi Lạp.

Những nhân vật được đánh số đều là những vĩ nhân lừng lẫy ngoài đời.

Rất nhiều người nể phục sự bài trí và cách sắp xếp cũng như bố cục toàn cảnh của bức họa với đầy đủ những gương mặt thành tựu cho một nền tư tưởng Hi Lạp cổ đại tại La Mã thời Phục Hưng.

Chỉ với một tranh mà có thể khắc họa đầy đủ trạng thái của một thời kì, đây chính là sự tài hoa tuyệt vời của Raphael.

Hai triết gia, một người “ngước” lên Trời, một người “hướng” xuống Đất, cùng nhau đứng dưới mái vòm Athens mở ra bầu trời xanh. Socrates đứng bên trái (gần Plato) đang thuyết giảng luân lý cho học trò (Hình 3). Còn bên phải, Euclid đang thể hiện một minh họa hình học cho những người xung quanh Quả đất tượng trưng cho kiểu triết học khoa học tự nhiên và con người, còn quả cầu Thiên đàng biểu trưng cho thần học, một mối liên hệ mật thiết giữa nghiên cứu bản chất tôn giáo, Chúa Trời với trí tuệ con người. “Trường học Athens” của Raphael miêu tả nền tư tưởng “Hi Lạp cổ đại” tại La Mã thời Phục Hưng (thế kỷ 14,15,16).

Có rất nhiều người cho rằng, Raphael là một con người mộ đạo, thờ kính Chúa với tấm lòng chân thành, Ông luôn ngầm đưa ra triết lý rằng, con người coi trọng thần học, có niềm tin vào sự tồn tại của đấng quyền năng, thì con người mới khám phá và lí giải được những điều siêu thường nhưng hiện hữu và tồn tại rất khách quan, khi đó khoa học mới thực sự chạm tới những điều bí ẩn vĩ đại.

Raphael một lòng kính Chúa, ông thể hiện sự tôn kính của mình bằng những bức tranh ca ngợi về Chúa, trong đó có một bức còn đang dở dang thì đã vội qua đời ở tuổi 37.

Sự ra đi của ông là sự mất mát to lớn đối với nghệ thuật hội họa thời kì Phục Hưng, nhưng tư tưởng và triết lí của ông vẫn trường tồn cùng với bức họa “Trường học Athens” hay thánh đường của những triết gia. Bức họa làm nên tên tuổi bất tử và rất nhiều họa sĩ của thế hệ sau đó đã bị ảnh hưởng từ bức tranh này.

Từ khóa trường học athens ý nghĩa

trường học athens ý nghĩa
trường học athens
trường học athen
bức tranh trường học athens
trường học aten
trường học athena
trường học a ten
trường athena
bức tranh trường học aten
tác phẩm trường học ở aten của danh họa nào
bức tranh trường học a ten
ý nghĩa bức tranh trường học athens
trường học a-ten
phim leonardo da vinci 1 – hoạ sĩ thiên tài vietsub
trường athens

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO LADIGI giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

latrongnhon