Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Hung Cơ Sở 2 (update 2023)

Trường Đại học Công nghiệp Việt-Hung là một trường đại học danh tiếng tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1962 với sự hợp tác giữa đất nước Việt Nam và Hungary. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, đầy đủ trang thiết bị hiện đại và tiên tiến, trường Đại học Công nghiệp Việt-Hung đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Đối với các sinh viên, trường không chỉ cung cấp các khóa học hấp dẫn với những kiến thức thực tế và ứng dụng, mà còn cung cấp các chương trình giáo dục đa ngôn ngữ, đảm bảo tính quốc tế cho sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh tương lai hoàn thiện kĩ năng để tự hào và thành công.

Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Hung Cơ Sở 2

Địa chỉ: Tổ 10, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3872 1525
Website: http://vihung2.edu.vn/

Giới thiệu Đại học Công nghiệp Việt – Hung

Trường Đại học Công nghiệp Việt-Hung

Trường Đại học Công nghiệp Việt-Hung
Phù hiệu trường
Địa chỉ
Khu A: Số 16 phố Hữu Nghị, phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
Khu B: Xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
VPTS: Số 54 Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

,

Hà Nội

,

Việt Nam
Thông tin
Tên khác Đại học Việt Hung
Loại Đại học công lập
Hiệu trưởng Nhà giáo nhân dân, Tiến sĩ
Nguyễn Đức Trí
Website https://viu.edu.vn/

Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung (tên tiếng Anh: Viet – Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lịch sử hình thành

Năm 1977: trường Công nhân kỹ thuật Hữu nghị Việt Nam-Hungary được thành lập nhờ sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Hungary. Trường có sứ mệnh đào tạo những lớp thanh niên mới trở thành những người lao động có kỹ thuật cao, có kỷ luật và tác phong công nghiệp để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Quy mô thiết kế ban đầu của trường là 1.000 học sinh, đào tạo các nhóm ngành Cơ khí và Điện.

Năm 1988: Trường được nâng cấp và đổi tên thành trường Trung học Công nghiệp Việt-Hung, với nhiệm vụ đào tạo các kỹ thuật viên trung cấp tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Quy mô của trường được nâng lên 2.500 học sinh. Các ngành đào tạo được mở rộng đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường đào tạo thêm các ngành Kế toán và Công nghệ thông tin.

Năm 2005: Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng với tên gọi mới Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt-Hung, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về chất của nhà trường. Trình độ đội ngũ giáo viên được nâng lên rõ rệt. Cơ sở vật chất được bổ sung đáp ứng quy mô đào tạo 4.500 học sinh, sinh viên. Nhà trường tiếp tục hoạch định chiến lược chuẩn bị các điều kiện để trở thành trường Đại học.

Năm 2010: Trường được Nhà nước nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt-Hung. Qua 3 lần nâng cấp từ công nhân lên trung cấp, từ trung cấp lên cao đẳng và từ cao đẳng lên Đại học nhà trường vẫn giữ tên gọi trường Việt-Hung.

Cơ sở vật chất

  • Tổng diện tích: 100ha
  • Phòng học: 500 phòng học lý thuyết, 50 phòng thí nghiệm/thực hành chuyên môn/ngoại ngữ
  • Khu thể thao: 5ha
  • Hệ thống thư viện: ĐHCN Việt-Hung được xây dựng tại 2 khu đào tạo của trường. Diện tích sử dụng tại mỗi cơ sở là khoảng 550 m2, các phòng đọc được đầu tư trang bị nhiều tài liệu (khoảng trên 1800 đầu tài liệu với trên 90.000 bản – tính đến 31/12/2010) và nhiều ấn phẩm, báo tạp trí truyên ngành (trên 100 đầu). Phòng khai thác Internet được trang bị hệ thống máy tính hiện đại với 300 máy tính tại mỗi phòng. Được kết nối Internet đường truyền băng thông rộng, hệ thống wifi miễn phí đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của người học.

Cơ cấu tổ chức

  • Danh sách các khoa đào tạo:
    • Khoa Công nghệ và Kỹ thuật
    • Khoa Quản trị, Kinh tế và Ngân hàng

Ngành đào tạo

 

Ngành đào tạo

 

Chuyên ngành đào tạo

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

1. Cung cấp điện

2. Tự động hóa

3. Công nghệ kỹ thuật điện tử

 Công nghệ thông tin

4. Công nghệ thông tin

5. Tin học – kế toán

6. Thương mại điện tử

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

7. Công nghệ kỹ thuật cơ kí

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

8. Công nghệ kỹ thuật Ô tô

Công nghệ kỹ thuật Xây dựng

9. Công nghệ kỹ thuật Xây dựng
 Tài chính ngân hàng 10. Tài chính ngân hàng

11. Tài chính kế toán

12. Kế toán doanh nghiệp

13. Kế toán ngân hàng

Quản trị kinh doanh

14. Quản trị kinh doanh

15. Quản trị nhân sự

16. Quản trị Maketing

17. Quản trị du lịch và khách sạn

18. Quản trị kinh doanh thương mại

 Kinh tế

19. Kinh tế đầu tư

20. Kinh tế quản lý

21. Kinh tế tài nguyên môi trường

22. Kinh tế kế toán

Quy ước về tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, lý, hóa); A01 (Toán, lý, Anh); C01 (Toán, văn, lý); D01 (Toán, văn, anh); D07 (Toán, hóa, Anh).

Xem thêm

  • Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Trang web chính thức của Trường Đại học Công nghệ Việt-Hung
  • Trang web VPTS tại Thủ Đô: http://daihocviethung.edu.vn/ Lưu trữ 2016-06-27 tại Wayback Machine


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trường_Đại_học_Công_nghiệp_Việt-Hung&oldid=68884014”

Scores: 4.5 (168 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn