Trường Trung học phổ thông Sơn Tây, Hà Nội là gì? Chi tiết về Trường Trung học phổ thông Sơn Tây, Hà Nội mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Trường Trung học phổ thông Sơn Tây
Tên tiếng Anh Son Tay High School
Thông tin chung
Loại hình Công lập
Thành lập 1959 (62 năm trước) (1959)
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng Lương Quỳnh Lan
Hiệu phó Phạm Thị Huyền
Nguyễn Kim Anh
Vũ Duy Khôi
Thông tin khác
Địa chỉ Số 45 đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây
Vị trí Hà Nội, Việt Nam

Trường Trung học phổ thông Sơn Tây là một trường trung học phổ thông công lập của thị xã Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội. Được thành lập vào năm 1959, trường nằm ở Số 45 đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Hiện nay, Trường THPT Sơn Tây, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (quận Cầu Giấy), Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông) và Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ) là 4 trường có hệ thống lớp chuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1959, trường cấp III Sơn Tây ra đời đáp ứng nguyện vọng học tập của con em nhân dân các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây và một số huyện lân cận của tỉnh Phú Thọ. Năm đầu tiên thành lập, trường có 200 học sinh và 16 thầy cô giáo, mới chỉ có tên trường, chưa có lớp để học, phải học nhờ trường cấp II Phùng Hưng (ngày nay là Trường Trung học cơ sở Phùng Hưng). Cho tới 3 năm sau, năm 1962, trường mới có một cơ ngơi gồm 12 phòng học bên sông Tích và 1 dãy nhà ở, nhà làm việc, khu chăn nuôi và ruộng thí nghiệm. Trong thời kỳ Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, thầy và trò đã phải đi sơ tán, đào hầm trú ẩn, làm lán trại, dựng lớp học ở các làng xã như Đồi Nhì – Tích Giang, Long Xuyên (Phúc Thọ), Trung Hưng và Đền Và để duy trì các lớp học.

Danh sách các hiệu trưởng từ 1959 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lê Vĩnh Lượng (1959 – 1961)
  • Vũ Toàn (1961 – 1962)
  • Hứa Như Ý (1962 – 1964)
  • Đặng Huy Thông (1964 – 1967)
  • Nguyễn Thái Tường (1967 – 1972)
  • Nguyễn Trọng Quý (1972 – 1979)
  • Đặng Huy Thông (1979 – 1986)
  • Cát Huy Kỳ (1986 – 1988)
  • Lê Thị Trinh (1988 – 1991)
  • Nguyễn Quang Khải (1991 – 1999)
  • Nguyễn Văn Phương (1999 – 2007)
  • Nguyễn Thị Thanh (2007 – 2014)
  • Lương Quỳnh Lan (2014 – nay)

Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung với Hiệu trưởng hiện tại là cô Lương Quỳnh Lan và các phó hiệu trưởng là cô Nguyễn Kim Anh, cô Phạm Thị Huyền và thầy Vũ Duy Khôi. Công tác giáo dục được phân chia thành 8 tổ bộ môn: Toán, Lý – Tin – Kỹ thuật công nghiệp, Hóa, Sinh, Văn, Sử – Địa – GDCD, Ngoại ngữ, Thể dục. Ngoài ra còn các phòng ban thực hiện công tác phục vụ vận hành trường gồm: Văn thư, Thí nghiệm, Thư viện, Bảo vệ, Quản trị, Lao công và Y tế.

Thi tuyển[sửa | sửa mã nguồn]

Học sinh tốt nghiệp THCS muốn vào học tại trường phải tham gia kì thi tuyển sinh vào lớp 10 chung cho các trường THPT chuyên và không chuyên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Trên địa bàn Hà Nội (sau khi mở rộng tháng 8/2008), đây là một trong số bảy trường Trung học phổ thông có kì thi tuyển đầu vào, các trường còn lại là Hệ Trung học phổ thông chuyên của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường THPT chuyên – Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường THPT Chuyên ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.

  • Các thí sinh đăng ký thi vào hệ Trung học phổ thông chuyên phải thi 4 môn bắt buộc là Toán, Văn, Tiếng Anh điều kiện và 1 môn chuyên tương ứng: lớp chuyên Toán – Tin là môn Toán, chuyên Văn là môn Văn, chuyên Sử là môn Sử, chuyên Địa là môn Địa lý, chuyên Anh là môn tiếng Anh, chuyên Lý là môn Vật lý, chuyên Hóa là môn Hóa học, chuyên Sinh là môn Sinh học. Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ (mỗi môn lấy hệ số 1) cộng với điểm môn chuyên nhân đôi (hệ số 2), thí sinh lấy từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu của lớp chuyên.
  • Các thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào các lớp phổ thông sẽ thi hai môn Toán Văn và lấy điểm xét tuyển là tổng điểm hai môn này. Thí sinh dự thi vào trường Trung học phổ thông Sơn Tây đều phải có hộ khẩu Hà Nội.

Hệ thống lớp học[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Trung học phổ thông Sơn Tây có hơn 2000 học sinh thuộc ba khối 10, 11 và 12. Hệ thống lớp học của trường Trung học phổ thông Sơn tây bao gồm 9 lớp chuyên: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh và 6 lớp phổ thông tùy thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm, thông thường là sẽ có 1 lớp tiếng Pháp 12 năm và 1 lớp tiếng Pháp 3 năm.

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương lao động hạng nhì năm 1999
  • Huân chương lao động hạng ba năm 2004

Ngày khai giảng năm học 2009-2010, trường vinh dự được đón đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh về thăm trường.

Ngày khai giảng năm học 2019-2020, trường vinh dự lại được đón đồng chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thăm trường.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Website chính thức


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trường_Trung_học_phổ_thông_Sơn_Tây,_Hà_Nội&oldid=65111114”

Từ khóa: Trường Trung học phổ thông Sơn Tây, Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Sơn Tây, Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Sơn Tây, Hà Nội

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO từ khóa giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.1 (197 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn