Tượng bà đầm xòe là gì? Chi tiết về Tượng bà đầm xòe mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

350px B%C3%A0 %C4%91%E1%BA%A7m x%C3%B2e th%C3%A1p r%C3%B9a

Tượng bà đầm xòe trên đỉnh tháp rùa

350px B%C3%A0 %C4%91%E1%BA%A7m x%C3%B2e C%E1%BB%ADa Nam

Tượng bà đầm xòe tại vườn hoa Cửa Nam

Bức tượng bà đầm xòe là tên người dân Hà Nội thường gọi một bản sao của tượng Nữ thần Tự do được đặt tại Hà Nội từ năm 1887 cho đến khi bị giật đổ ngày 1 tháng 8 năm 1945. Bản chính của tượng Nữ thần Tự do tại Thành phố New York của Hoa Kỳ có chiều cao là 46 m; bản sao tại Hà Nội có kích cỡ khoảng 2,85 mét; một bản sao khác có kích cỡ 11 mét được đặt tại đảo Thiên Nga trên sông Seine, thành phố Paris.

Tên gọi dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Khi làm pho tượng Nữ thần Tự do tặng cho nước Mỹ, Frédéric Auguste Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Tượng được làm bằng đồng, màu xám, rỗng. Người Hà Nội thời bấy giờ [cần dẫn nguồn] gọi nó là tượng “Bà đầm xòe” (“Bà đầm” là Tây, còn “xòe” là vì bộ váy của bà ta lòe xòe, lạ mắt).

Hành trình của tượng Bà đầm xòe[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng được đem triển lãm ở hội chợ Đấu Xảo tại Hà Nội (nay là Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô) vào năm 1887. Kết thúc triển lãm, tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng ở vườn hoa trước Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng đài Lý Thái Tổ bây giờ.

Vào ngày 14 tháng 7 năm 1890, ngày Quốc khánh Pháp, chính quyền Pháp tại Đông Dương quyết định dựng tượng Paul Bert thế chỗ tượng bà đầm xòe; tượng bà đầm xòe do đó được chuyển lên đặt trên đỉnh tháp rùa theo lời đề nghị của kỹ sư Pháp Daurelle, mặt hướng về phía tượng Paul Bert[1].

Trong khi đợi lấy đá từ núi Vossges, quê hương của Paul Bert để làm bệ, tượng bà đầm xòe đã bị vội vã vật đổ nằm ngửa ra nền cỏ, nằm chình ình bên cạnh tượng Paul Bert cũng được đưa đến sớm. Chính vì thế, thời đó trẻ con Hà Nội có câu vè châm biếm[2]:

“Ông Pôn Be lấy bà đầm xòe
Trước nhà kèn ò e ý e…”.

Khoảng năm 1896, tượng được mang về đặt tại vườn hoa Cửa Nam, lúc đó gọi là Quảng Văn đình hay vườn hoa Neyret. Quảng Văn đình vốn là nơi nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi người Pháp chuyển tượng bà đầm xòe về đây đã làm biến đổi kiến trúc nơi này, khiến cho các nhà nho phản ứng:

“Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê[3] chẳng thấy, thấy Đầm xòe
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn tây rúc tí toe…”

Ngày 31 tháng 7 năm 1945, thị trưởng Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim, lúc đó là ông Trần Văn Lai, ký lệnh giật đổ tượng bà đầm xòe vì cho rằng đó là tàn tích của chế độ thực dân Pháp.[4] Lúc 9 giờ 40 sáng ngày hôm sau, mùng 1 tháng 8 năm 1945 tượng bà đầm xòe và tượng Paul Bert, tượng Thống chế Ferdinand Foch, tượng Jean Duquis cùng bị giật đổ.[cần dẫn nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tháp Rùa
  • Vườn hoa Cửa Nam
  • Ngoài phiên bản nhỏ tại Việt Nam, trên thế giới còn có các phiên bản nhỏ khác của tượng Nữ thần Tự do:

Tham khảo-Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bắc Kỳ xưa” (Le vieux tonkin) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong các giai đoạn từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49).
  2. ^

    “Tượng Nữ thần Tự do cạnh hồ Gươm?” (Thông cáo báo chí). Bá Kính, tuần san Tuổi trẻ cuối tuần. 22/5/2004. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)

  3. ^ Chức quan nhỏ, chuyên thông báo các quyết định của triều đình phong kiến
  4. ^ “Nóc Tháp Rùa từng có tượng Thần Tự Do?”.
  • Hà Nội: Từng có tượng Thần Tự do trên nóc Tháp Rùa?, N.P.G.H., báo Tiền Phong, 6/8/2005


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tượng_bà_đầm_xòe&oldid=62089641”

Từ khóa: Tượng bà đầm xòe, Tượng bà đầm xòe, Tượng bà đầm xòe

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO uy tín giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.8 (152 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn