Undertale là gì? Chi tiết về Undertale mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Undertale
Undertale logo.jpg
Nhà phát triển Toby Fox
Nhà phát hành Toby Fox
Minh họa Temmie Chang
Kịch bản Toby Fox
Âm nhạc Toby Fox
Công nghệ GameMaker: Studio
Nền tảng Microsoft Windows, macOS, Linux, PlayStation 4, PlayStation Vita, Nintendo Switch
Ngày phát hành Windows, macOS
  • TC 15 tháng 9 năm 2015

Linux

  • TC 17 tháng 7 năm 2016

PS4, PS Vita

  • TC 15 tháng 8 năm 2017

Nintendo Switch

  • TC 18 tháng 9 năm 2018

Xbox One, Xbox Series X/S

  • TC 16 tháng 3 năm 2021
Thể loại Nhập vai
Chế độ Trò chơi điện tử một người chơi Sửa đổi tại Wikidata
Ngôn ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nhật

Undertale (cách điệu là UnderTale hay UNDERTALE) là trò chơi điện tử nhập vai của Mĩ được phát triển và phát hành bởi Toby Fox. Trong trò chơi, người chơi hóa thân vào đứa trẻ vô tình rơi xuống một thế giới dưới lòng đất, rộng rãi, hẻo lánh, bị chia cắt với thế giới bên ngoài bằng rào chắn phép thuật. Người chơi gặp rất nhiều quái vật khác nhau trong khi đi tìm đường đi lên mặt đất, đặc biệt là hệ thống chiến đấu; người chơi sẽ điều khiển một trái tim (linh hồn) để tha thứ hoặc hạ gục một con quái vật. Những quyết định đó sẽ làm thay đổi cốt truyện, làm thay đổi những cuộc đối thoại, những nhân vật, và câu chuyện theo sau nó.

Lối chơi[sửa | sửa mã nguồn]

100px Undertale nfj%2C

Linh hồn mà người chơi/nhân vật chính sử dụng.

Undertale là trò chơi nhập vai sử dụng hệ thống góc nhìn từ trên-xuống và chơi theo lượt.[1] Trong trò chơi, người chơi điều khiển một nhân vật và hoàn tất các mục tiêu để tiếp tục câu chuyện.[2] Người chơi sẽ đi khám phá thế giới dưới lòng đất, và bắt buộc phải giải tất cả các câu đố trên đường đi của họ.[2][3] Thế giới dưới lòng đất là nhà của những con quái vật, và nhiều trong số chúng sẽ thách đấu người chơi;[3] người chơi sẽ quyết định giết, tha, hoặc làm bạn với chúng.[2][4]

Khi người chơi chạm trán với những con quái vật, người chơi sẽ vào chế độ chiến đấu. Trong suốt trận đấu, người chơi sẽ điều khiển một trái tim, đại diện cho linh hồn, và tránh những đợt tấn công của các con quái vật.[2][3] Trong quá trình chơi, những thứ mới sẽ xuất hiện, như boss (hay trùm, ông chủ) sẽ chiến đấu với bạn.[5] Người chơi có thể tấn công quái vật để nhận số điểm EXP (execution point) dựa trên số lượng quái vật người chơi đã giết,và vàng.[6] Hoặc thay vào đó, người chơi có thể dùng ACT (hành động) và MERCY (tha thứ) để không tấn công quái vật.[2] Nếu người chơi chọn đúng những mục trong ACT phù hợp với mỗi quái vật, họ có thể tha thứ cho chúng thay vì giết chúng.[7] Và cũng tương tự như vậy với boss, người chơi phải sống sót cho đến khi đoạn hội thoại xuất hiện. Cốt truyện của trò chơi phụ thuộc vào cách người chơi giết hoặc tha thứ những con quái vật; và cũng như thế, người chơi có thể hoàn thành trò chơi mà không giết chết kẻ thù nào.[8]

Quái vật sẽ nói chuyện với người chơi trong suốt trận đấu, và trò chơi sẽ nói cho người chơi biết những con quái vật đó sẽ cảm thấy thế nào và hành động ra sao.[9] Cách thức tấn công của quái vật phụ thuộc vào cách người chơi tương tác với chúng: người chơi không dùng bạo lực, sự tấn công của chúng sẽ yếu đi, và tương tự nếu dùng bạo lực thì chúng sẽ mạnh lên.[3][9] Khi người chơi reset (tái khởi động lại) trò chơi, những cuộc đối thoại sau này sẽ bị thay đổi phụ thuộc vào cách bạn chơi trước đó.[10]

Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Undertale đặt bối cảnh dưới lòng đất trong một ngọn núi tên Ebott. Trước kia có hai dòng tộc Con người và Quái vật, họ chung sống vui vẻ với nhau. Đến một ngày, con người nổ ra một cuộc chiến với dòng tộc kia, họ chiến thắng và giam cầm quái vật xuống lòng đất bằng một rào chắn được niêm phong. Bất cứ ai có thể vào nhưng không thể thoát ra. Một đứa trẻ (người chơi tự đặt tên) đã rơi xuống lòng đất và gặp Flowey, một bông hoa có vai trò giới thiệu cho người chơi cách thức hoạt động của trò chơi, cho biết “LV” là “LOVE” và cách để thu nhận “EXP” là giết quái vật. Khi Flowey cố chiếm đoạt linh hồn của đứa trẻ, cậu đã bị Toriel ngăn chặn – một quái vật có hình dạng giống dê. Toriel muốn đứa trẻ giải quyết những câu đố và vượt qua lòng đất mà không giết bất kỳ ai. Toriel nhận đứa trẻ làm con nuôi của bà, để bảo vệ con người này khỏi Asgore Dreemurr, vị vua của lòng đất.

Đứa trẻ quyết ra khỏi nhà Toriel và đến lâu đài của Asgore, nơi có rào chắn nối lên mặt đất. Trên chuyến hành trình, người chơi gặp vô vàn quái vật, như hai anh em thuộc nhà xương Sans và Papyrus, hai người có nhiệm vụ canh gác lòng đất. Undyne là đội trưởng đội cận vệ hoàng gia. Alphys,một nhà khoa học làm việc cho hoàng gia và Mettaton, một con robot và là một ngôi sao truyền hình do Alphys tạo ra. Người chơi có hai lựa chọn là điều khiển đứa trẻ giết hoặc tha khi gặp một quái vật, tha được ưu tiên, vì lựa chọn này khiến quái vật làm bạn với người chơi. Suốt hành trình, người chơi được hiểu thêm về cuộc chiến của con người và quái vật. Asriel, con của Asgore và Toriel cũng như vị hoàng tử của lòng đất, đã làm bạn với con người rơi xuống đầu tiên (Chara), và được gia đình hoàng gia nhận nuôi. Một ngày, đứa trẻ này và Asriel làm món bánh nướng bơ đường-bánh quế, Chara đã cho nhầm hoa mao lương trong khi làm chiếc bánh, Asgore đã ăn bánh mà Chara và Asriel làm. Sau đó, vị vua Asgore đã bị ốm. Vị vua muốn mọi quái vật có thể lên mặt đất. Asriel có một năng lực đặc biệt: Khi kết hợp với linh hồn của Chara, thì Asriel có thể phá vỡ rào chắn. Chara tự nguyện ăn bông hoa Buttercup. Trước khi qua đời, đứa trẻ muốn nhìn thấy hoa từ làng của mình. Asriel đã hợp nhất với linh hồn của đứa trẻ, Asriel đã đưa Chara đến làng. Mọi người ở làng hoảng sợ vì thấy quái vật, nên đã chém giết Asriel. Asgore và Toriel đã mất 2 đứa con trong một đêm.Kể từ khi con người thứ 8 đến đây, vị vua Asgore không thể phá vỡ rào chắn kia, phải nhờ đến bảy linh hồn con người để làm việc đó, ông đã có sáu linh hồn trong tay, và còn một linh hồn cuối cùng là của đứa trẻ đó.

Cách người chơi giải quyết những trận đấu với quái vật dẫn đến nhiều kết thúc (ending) khác nhau. Có ba tuyến đường chơi gồm Genocide Route (Hành trình Diệt chủng), Neutral Route (Hành trình trung lập) và True Pacifist Route (Con đường Hòa bình Chân chính).

Genocide Route (Tuyến đường diệt chủng)[sửa | sửa mã nguồn]

Để hoàn thành Genocide Route, người chơi cần giết hết những quái vật trên đường đi. Khi đến lâu đài của Asgore, đứa trẻ sẽ bị chặn đường bởi Sans tại Toà Hành quyết (Judgement Hall). Tại đây, người chơi được cho biết rằng LV thực sự là cấp độ bạo lực, và EXP là điểm hành sát. Nếu hai chỉ số trên càng cao tức là người chơi càng giết nhiều quái vật. Sau đó, Sans sẽ trả thù cho mọi người bằng việc tung ra những chiêu thức khó. Nếu đánh bại được Sans, người chơi đã coi như thắng (Asgore sẽ bị giết ngay khi người chơi bước vào trận đấu, Flowey bị giết khi người chơi nhấn bất kì nút hành động nào). Sau đó, người chơi sẽ gặp lại người đầu tiên rơi xuống Underground (Chara) và sẽ bị chém chết bởi đứa trẻ này.

220px Looking For A Jorney

Kết thúc True Pacifist Route (Tuyến đuòng Hoà bình Chân chính), Frisk cùng quái vật được lên mặt đất.

True Pacifist Route (Tuyến đuòng Hoà bình Chân chính)[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến đường này yêu cầu người chơi phải làm ngược lại với Genocide Route, tức là không được giết bất kì quái vật nào hết. Đến cuối trò chơi, Flowey mời toàn bộ 6 linh hồn con người và người chơi đến, rồi dùng năng lực của mình để hút hết linh hồn của các quái vật còn lại. Khi đó, chúng ta mới biết rằng Flowey là Asriel Dreemurr, con trai của Toriel và Asgore. Rồi người chơi cứu 6 linh hồn kia và cứu rỗi linh hồn của Asriel.

Neutral Route (Tuyến đường Trung Lập)[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là tuyến đường dễ đi vào nhất. Nếu người chơi ở True Pacifist mà giết 1 quái vật, hoặc ở Genocide mà tha cho một con quái vật thì sẽ được tính là Neutral ngay. Các ending khác nhau sẽ được hiển thị tuỳ vào hành động của người chơi và lượng quái vật bị giết. Thông thường, sẽ có hai khả năng xảy ra:Sans sẽ gọi điện cho bạn, hoặc là Flowey hấp thụ 6 linh hồn con người để biến thành Omega Flowey.

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Toby Fox phát triển trò chơi gần như hoàn toàn vì không muốn dựa vào ai khác,[11] bao gồm viết kịch bản và biên soạn nhạc nền, với những bức đồ họa vẽ bởi hoạ sĩ Temmie Chang và thêm vào bởi những người khác. Fox ban đầu có kinh nghiệm làm game rất ít ỏi; từ nhỏ, Fox cùng với ba anh em của mình sử dụng RPG Maker 2000 để phát triển một trò chơi nhập vai nhưng không hoàn thành.[11] Fox từng phát triển một số bản ROM hack của trò chơi EarthBound khi còn ở trường. Undertale được truyền cảm hứng từ dòng trò chơi Mother, Mario & Luigi, Touhou Project, Homestuck và chương trình hài của Anh Mr. Bean.

Bắt đầu từ một dự án trên trang gây quỹ Kickstarter, dự án được mở lần đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 2013 với mức cần thiết là 5.000 đô la và kết thúc tròn một tháng cùng số quỹ tăng gấp đôi là 51,124 đô với sự ủng hộ của 2,398 người.[12] Undertale được dự định phát hành vào giữa năm 2014, nhưng vì thời gian phát triển kéo dài hơn dự tính, ngày phát hành bị trì hoãn suốt trong một năm tiếp theo.[13] Undertale chính thức ra mắt trên Steam vào ngày 15/9/2015 sau hơn 2 năm 7 tháng phát triển.[14]

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi được phát hành cho hệ điều hành Microsoft Windows và macOS vào tháng 9 năm 2015, sau đó cho Linux vào tháng 7 năm 2016. Tương thích cho PlayStation 4 và PlayStation Vita được lên kế hoạch phát hành vào tháng 8 năm 2017, cho hệ máy Nintendo Switch được phát hành vào tháng 9 năm 2018. Fox từng muốn đưa Undertale lên nhiều hệ máy khác, nhưng không thể đưa trò chơi lên hệ máy của Nintendo vì công nghệ phát triển ra game không hỗ trợ việc đưa trò chơi lên những máy này.[11]

Trong khi phát hành, trò chơi được khen ngợi bởi kịch bản của nó, những yếu tố chủ đề, hệ thống chiến đấu trực quan, những bài nhạc mang tính độc đáo, đến diễn biến đi tới câu chuyện, các cuộc đối thoại, và những nhân vật. Trò chơi được bán ra hơn triệu bản trên Steam, và được nhận nhiều giải thưởng từ một số tờ báo và quy ước. Chương đầu tiên của một trò chơi liên quan, Deltarune, được phát hành vào cuối năm 2018 và dự kiến sắp ra mắt Deltarune chapter 2.

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

220px Deltarune vector logo.svg

Deltarune, một thể loại game nhập vai tương tự như Undertale được phát triển và phát hành bởi Toby Fox.

Chuyển đến Deltarune.

  • Trang web chính thức [15]
Đón nhận
Điểm số tổng gộp
Nhà tổng gộp Điểm số
Metacritic (PC) 92/100[16]

(PS4) 92/100[17]
(NS) 93/100[18]
Các điểm số đánh giá
Xuất bản phẩm Điểm số
Destructoid 10/10[2][19]
Game Informer 9.5/10[14]
GameSpot 9/10[21]
Giant Bomb 5/5 saoStar full.svgStar full.svgStar full.svgStar full.svg[20]
IGN 10/10[22]
PC Gamer (Hoa Kỳ) 91/100[23]
USgamer 5/5 saoStar full.svgStar full.svgStar full.svgStar full.svg[24]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^

    “The RPS Advent Calendar, Dec 16th: Undertale”. Rock, Paper, Shotgun. ngày 16 tháng 12 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2016.

  2. ^ a ă â b c d Davis, Ben (ngày 24 tháng 9 năm 2015). “Review: Undertale”. Destructoid. ModernMethod. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ a ă â b Hudson, Laura (ngày 24 tháng 9 năm 2015). “In Undertale, you can choose to kill monsters — or understand them”. Boing Boing. Happy Mutants. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ Smith, Adam (ngày 15 tháng 10 năm 2015). “Conversations With Myself: On Undertale’s Universal Appeal”. Rock, Paper, Shotgun. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ Cobbett, Richard (ngày 21 tháng 9 năm 2015). “The RPG Scrollbars: Undertale”. Rock, Paper, Shotgun. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ Bogos, Steven (ngày 2 tháng 6 năm 2013). “Undertale is an EarthBound Inspired Indie RPG”. The Escapist. Defy Media. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ Couture, Joel (ngày 22 tháng 9 năm 2015). “Guilt, Friendship, and Carrot Monsters — Undertale and the Consequences of Easy Violence”. IndieGames.com. UBM TechWeb. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ Farokhmanesh, Megan (ngày 7 tháng 7 năm 2013). “UnderTale combines classic RPG gameplay with a pacifist twist”. Polygon. Vox Media. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ a ă Welhouse, Zach (ngày 8 tháng 10 năm 2015). “Undertale – Review”. RPGamer. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016.
  10. ^ Grayson, Nathan (ngày 28 tháng 9 năm 2015). “Players Still Haven’t Figured Out All Of Undertale’s Secrets”. Kotaku. Gawker Media. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2016.
  11. ^ a ă â Turi, Tim (15 tháng 10 năm 2015). “GI Show – Yoshi’s Woolly World, Star Wars: Battlefront, Undertale’s Toby Fox”. Game Informer. GameStop. Bản gốc lưu trữ 20 tháng 1 năm 2016. Truy cập 26 tháng 10 năm 2019.
  12. ^ Suszek, Mike (29 tháng 7 năm 2013). “Crowdfund Bookie, July 21–27: Terminator 2, UnderTale, Last Dream”. Engadget. AOL Tech. Bản gốc lưu trữ 20 tháng 1 năm 2016. Truy cập 21 tháng 10 năm 2019.
  13. ^ Greg Micek (24 tháng 2 năm 2014). “Undertale Delayed; Everyone Reacts With Class”. Cliquist. Truy cập 27 tháng 10 năm 2019.
  14. ^ a ă Tack, Daniel (1 tháng 10 năm 2015). “An Enchanting, Exhilarating Journey – Undertale”. Game Informer. GameStop. Bản gốc lưu trữ 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập 21 tháng 10 năm 2019.
  15. ^ https://www.deltarune.com. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  16. ^ “Undertale for PC Reviews”. Metacritic. CBS Interactive. Bản gốc lưu trữ 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập 27 tháng 10 năm 2019.
  17. ^ “Undertale”. Metacritic. CBS Interactive. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 9 năm 2017.
  18. ^ “Undertale”. Metacritic. CBS Interactive.
  19. ^ Peterson, Joel (15 tháng 8 năm 2017). “Review: Undertale (PS4)”. Destructoid. Enthusiastic Gaming. Bản gốc lưu trữ 17 tháng 12 năm 2017. Truy cập 27 tháng 10 năm 2019.
  20. ^ Walker, Austin (25 tháng 9 năm 2015). “Undertale Review”. Giant Bomb. CBS Interactive. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập 27 tháng 10 năm 2019.
  21. ^ Hicks, Tyler. “Undertale Review”. GameSpot. CBS Interactive. Bản gốc lưu trữ 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập 27 tháng 10 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  22. ^ Plagge, Kallie (12 tháng 1 năm 2016). “Undertale Review”. IGN. IGN Entertainment. Bản gốc lưu trữ 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập 27 tháng 10 năm 2019.
  23. ^ Cobbett, Robert (29 tháng 9 năm 2015). “Undertale review”. PC Gamer. Future US. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 9 năm 2015. Truy cập 27 tháng 10 năm 2019.
  24. ^ Mackey, Bob (30 tháng 9 năm 2015). “Undertale PC Review: The Art of Surprise”. USgamer. Gamer Network. Bản gốc lưu trữ 31 tháng 10 năm 2015. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.

Đa vũ trụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • AUs hay Alternative Universe(tạm dịch là Vũ Trụ Thay thế hay Vũ trụ Song song) là khái niệm về các vũ trụ dựa trên tuyến nhân vật của Undertale với các cốt truyện khác nhau.

Một số ví dụ:

    • AlphaTale
    • UnderPants
    • UnderFell
    • UnderSwap
    • XTale
    • UnderLust
    • AfterDoomsDayTale

thêm chi tiết tham khảo: </ref> https://undertale-au-fanon.fandom.com/wiki/Category:AUs

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang web chính thức


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Undertale&oldid=64878997”

Từ khóa: Undertale, Undertale, Undertale

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Website giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.3 (146 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn