Giới thiệu tập thơ việt bắc? Tập thơ Việt Bắc gồm những bài thơ nào?

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu trong nền thơ ca Việt Nam. Bài thơ Việt Bắc là  tác phẩm nổi bật của ông, được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Bài thơ Việt Bắc
Bài thơ Việt Bắc

Download.vn sẽ cung cấp một số tài liệu giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu, nội dung bài thơ Việt Bắc. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Xem các nghĩa khác về Việt Bắc tại bài Việt Bắc (định hướng)
Việt Bắc
Thông tin sách
Tác giả Tố Hữu
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Chủ đề Thơ ca cách mạng Việt Nam 1947 – 1954
Thể loại Thơ
Nhà xuất bản Nhà xuất bản Văn học
Kiểu sách Văn học
Cuốn trước Từ ấy
Cuốn sau Gió lộng

Việt Bắc là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, hầu hết trong đó là các bài thơ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp và đã được xuất bản trên báo chí trước khi in thành tập lần đầu tiên vào năm 1954.

Giới thiệu tập thơ việt bắc và Tố Hữu

Trong lần in đầu tiên năm 1954, tập thơ Việt Bắc gồm 24 bài với bài đầu tiên là Cá nước, sáng tác năm 1947, và kết thúc với bài Lại về, sáng tác năm 1954. Tập thơ cũng có 6 bài thơ dịch, bao gồm thơ của Louis Aragon (Pháp), Konstantin Mikhailovich Simonov (Nga), thơ kháng chiến của Nam Tư và thơ tuyệt mệnh của ông bà Rosenberg (Mỹ).

Trong những lần in sau đó, tập thơ Việt Bắc được bổ sung thêm 4 bài Đêm xanh, Lạnh lạt, Tình khoai sắn, Trường tôi, sáng tác vào năm 1946.

Các bài thơ trong thi tập sử dụng nhiều thể thơ như thơ tự do, thơ ngũ ngôn, đặc biệt là các thể thơ dân tộc như thơ lục bát và thơ xen song thất lục bát.

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ra ở Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Cha Tố Hữu là một nhà nho rất yêu thơ; mẹ cũng thuộc nhiều dân ca xứ Huế. Gia đình và quê hương đã góp phần vào việc hình thành và nuôi dưỡng hồn thơ Tố Hữu.

– Tố Hữu tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm và nhanh chóng trưởng thành trên con đường tranh đấu. Năm 1945, Tố Hữu tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở kinh đô Huế. Sau Cách mạng, nhà thơ liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Năm 1996, Tố Hữu được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. – Từ ấy (1937 – 1946) là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Trong Máu lửa, nhà thơ thể hiện niềm vui lớn khi gặp được lí tưởng cách mạng, bày tỏ mối đồng cảm sâu xa với những kiếp người cùng khổ và kêu gọi tinh thần tranh đấu. Xiềng xích gồm những bài thơ được sáng tác trong tù – bộc lộ tình yêu cuộc sống, yêu lí tưởng, khát vọng tự do mãnh liệt và tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Giải phóng là tiếng thơ ngợi ca cách mạng và nền độc lập, tự do của Tổ quốc…

– Việt Bắc (1946 – 1954) được sáng tác trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Tập thơ đã tái hiện vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong chiến đấu: những anh vệ quốc quân, anh bộ đội gần gũi, bình dị mà hào hùng; những người phụ nữ đảm đang, dũng cảm; những bà mẹ Việt Nam thương con, yêu nước… Tác giả cũng khắc hoạ thành công hình tượng Bác Hồ… Việt Bắc được đánh giá là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp. Giàu khuynh hướng sử thi, đậm đà tính dân tộc, Việt Bắc không chỉ là đỉnh cao trên con đường thơ Tố Hữu mà còn là thành tựu lớn của nền thơ cách mạng.

– Gió lộng (1955 – 1961) hội tụ nhiều nguồn cảm hứng: niềm vui chiến thắng, niềm tự hào làm chủ cuộc sống mới, ý chí thống nhất đất nước… Tác phẩm này vẫn phát huy được những thế mạnh của Việt Bắc – tràn đầy cảm hứng lãng mạn và đậm chất sử thi. Tuy nhiên, tác giả không khỏi có lúc rơi vào cái nhìn giản đơn, một chiều khi tái hiện cuộc sống mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…

– Hai tập thơ Ra trận (1962 – 19711 và Máu và hoa (1972 – 1977). Ra trận là lời kêu gọi, cổ vũ cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc; lời ngợi ca dân tộc và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Máu và hoa khẳng định niềm tin vào sức mạnh phi thường của đất nước và biểu hiện niềm tự hào, niềm vui chiến thắng. Thơ Tố Hữu thời kì này vẫn giàu khuynh hướng sử thi và đậm chất chính luận. Song có lẽ do chú trọng nội dung chính luận, thời sự nên có lúc cảm xúc chưa đạt độ chín, còn hô hào như mệnh lệnh, khẩu hiệu,…

– Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) là những điểm mốc đánh dấu bước chuyển mới của thơ Tố Hữu: nhập vào dòng chảy của cuộc sống đời thường với cảm hứng thế sự – đời tư, đề tài được mở rộng hơn với các lĩnh vực khác nhau cửa đời sống, cảm xúc lắng đọng và giàu chất suy tư hơn.

3. a. Nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Tố Hữu là chất trữ tình chính trị. Ngòi bút Tố Hữu luôn tìm thấy nguồn đề tài, nguồn cảm hứng sáng tác từ đời sống chính trị của nhân dân, đất nước. Niềm say mê nhiệt thành với lí tưởng cộng sản đã giúp Tố Hữu có khả năng “đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Xuân Diệu). Ông được mệnh danh là nhà thơ của những tình cảm lớn, lẽ sống lớn… Tố Hữu đã tiếp thu truyền thống của dòng thơ văn yêu nước đầu thế kỉ XX và những thành tựu của công cuộc hiện đại hoá thơ ca để mở ra một khuynh hướng trữ tình chính trị trong thơ ca cách mạng Việt Nam.

b. Thơ Tố Hữu bám sát đời sống chính trị, cách mạng của đất nước, phán ánh những vấn đề có liên quan đến số phận của dân tộc nên rất giàu khuynh hướng sử thi. Bao trùm các tác phẩm của ông là cảm hứng lịch sử – dân tộc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu thường nhân danh Đảng, dân tộc và thời đại; nhân vật trữ tình hội tụ những phẩm chất của giai cấp, cộng đồng.

Cùng với khuynh hướng sử thi, ngòi bút Tố Hữu còn giàu cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng này được thể hiện qua tiếng nói ngợi ca, khẳng định lí tưởng; ngợi ca vẻ đẹp của cuộc sống mới; niềm tin mãnh liệt vào ngày chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của đất nước.

c. Giọng điệu ngọt ngào, tha thiết cũng là một nét phong cách đặc sắc của thơ Tố Hữu. Đặc điểm này bắt nguồn từ “chất Huế” của hồn thơ Tố Hữu và quan niệm riêng của ông về thơ ca. ông cho rằng, thơ là chuyện đồng điệu của tâm hồn, là tiếng nói “có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình”. Chất giọng ấy toát lên từ lối trữ tình trò chuyện, từ những câu thơ như lời thủ thỉ tâm sự, giãi bày, nhắn nhủ đằm thắm, thiết tha…

d. Đặc biệt, tính dân tộc đậm đà cả trong nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật đã mang lại cho thơ Tố Hữu sức rung động lòng người và sức sống lâu bền. Nhiều tình cảm chính trị trong thơ Tố Hữu là sự tiếp nối, phát huy những truyền thông đạo đức lâu đời của dân tộc – lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, nghĩa tình cách mạng thuỷ chung… Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ truyền thông, đặc biệt là thơ lục bát. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu nhạc điệu; hình ảnh quen thuộc, gần gũi với nhân dân.

4. – Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ dời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Cuộc chia tay lịch sử đã khơi nguồn cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.

– Bao trùm tác phẩm là cảm hứng ngợi ca nghĩa tình cách mạng thủy chung, son sắt giữa đồng bào chiến khu và cán bộ kháng chiến, quân với dân, miền ngược với miền xuôi… Qua đó, nhà thơ khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước anh dũng, kiên cường mà ân nghĩa, thuỷ chung.

5. – Việt Bắc được kết câu theo lối đối – đáp giữa hai nhân vật trữ tình ta và mình – vốn rất quen thuộc trong ca dao, dân ca. Người ở lại là đồng bào chiến khu Việt Bắc, người ra đi là những cán bộ kháng chiến từng gắn bó với quê hương cách mạng suốt mười mấy năm trời. Hình thức này đã tạo nên sự hô ứng đồng vọng khiến cảm xúc như được nhân lên, da diết, khắc khoải hơn. Những ân tình cách mạng được thể hiện như tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, gắn bó thuỷ chung trong tình yêu đôi lứa. Song “đối đáp là cấu tạo bên ngoài, mà đối thoại, tự biểu hiện là cấu tạo bên trong” (Nguyễn Văn Hạnh).

– Kiểu kết cấu độc đáo ấy và thể thơ lục bát khiến bản hùng ca của thời kháng chiến vang lên với âm điệu ngọt ngào, tha thiết của một khúc tình ca.

Đặc điểm nghệ thuật tập thơ Việt Bắc

Là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng (theo Đặng Thai Mai), tập thơ Việt Bắc phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến. Đó là tiếng hát mở đường (bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài Voi); nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (bài Bà bủ); chiến thắng Việt Bắc (bài Cá nước); nguồn sáng nơi căn nhà của cụ Hồ (bài Sáng tháng năm); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài Lên Tây Bắc); niềm hân hoan trước chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài Ta đi tới); nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước giã từ thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc) v.v.

Một trong những điểm nổi bật của tập thơ Việt Bắc là sự khắc họa chân thực những nhân vật văn học đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến, những con người mới của thời đại mới, mà nổi bật trong đó là hình ảnh Hồ Chí Minh[1] hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc. Tuy vậy, tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái “tôi” trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa được nhìn thấy.

Từ khóa:

tập thơ việt bắc
nghệ thuật tập thơ việt bắc
việt bắc in trong tập thơ nào
tập thơ việt bắc gồm những bài thơ nào
việt bắc được in trong tập thơ nào
nghệ thuật của tập thơ việt bắc
giới thiệu tập thơ việt bắc
các bài thơ trong tập thơ việt bắc
việt bắc nằm trong tập thơ nào
tập việt bắc
các bài thơ trong tập việt bắc
những bài thơ trong tập thơ việt bắc
tập thơ việt bắc có bao nhiêu bài
việt bắc tập thơ
nội dung tập thơ việt bắc
bài thơ trong tập thơ việt bắc
nội dung của tập thơ việt bắc
tập thơ việt bắc gồm mấy phần
việt bắc sáng tác năm nào
tập thơ việt bắc của tố hữu
việt bắc trích trong tập thơ nào
việt bắc được sáng tác năm bao nhiêu
bài thơ việt bắc được in trong tập nào
việt bắc viết năm bao nhiêu
việt bắc sáng tác năm bao nhiêu
bài thơ việt bắc sáng tác năm nào
việt bắc năm sáng tác
bài thơ việt bắc được sáng tác vào năm nào
bài thơ việt bắc thuộc tập thơ
năm sáng tác việt bắc
việt bắc sáng tác năm
việt bắc trích từ tập thơ nào
giới thiệu về bài thơ việt bắc
tập thơ việt bắc tố hữu
bài thơ việt bắc được viết vào thời gian nào
giới thiệu chung về bài thơ việt bắc
việt bắc được sáng tác vào năm nào

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO TOP giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.1 (194 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn