VTV3 là gì? Chi tiết về VTV3 mới nhất 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ VTV3 HD)

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

VTV3
VTV3 logo 2013 final.svg
Lên sóng 1 tháng 4 năm 1995; 26 năm trước (1995-04-01) (Thử nghiệm)
31 tháng 3 năm 1996; 25 năm trước (1996-03-31) (Chính thức)
Sở hữu Đài Truyền hình Việt Nam
Định dạng hình 576i (SDTV) 16:9
1080p (HDTV) 16:9
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Khu vực phát sóng Việt Nam
Kênh có liên hệ VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9
Trang web vtv.vn
Kênh riêng
Mặt đất
Kỹ thuật số Kênh 3 (HD)
(UHF 506 MHz)
Vệ tinh
K+ Kênh 8 (HD)
Kênh 212 (SD)
AVG Kênh 7 (HD)
VTC Digital Kênh 14 (HD)
Cáp
VTVCab Kênh 3 (HD)
Kênh 4 (Analog)
SCTV Kênh 23 (SD)
Kênh 232 (HD)
Hanoicab Kênh 23 (SD)
Kênh 232 (HD)
HTVC Kênh 27 (HD)
IPTV
MyTV Kênh 3 (HD)
Kênh 13 (SD)
Viettel TV Kênh 4 (HD)
FPT Truyền hình Kênh 3 (HD)
Dịch vụ stream
VTVGo Xem trực tiếp
VTV.vn Xem trực tiếp
VTV Giải trí Xem trực tiếp
FPT Play Xem trực tiếp
TV Net (VTC) Xem trực tiếp

VTV3 là kênh giải trí tổng hợp của Đài Truyền hình Việt Nam, được phát sóng liên tục với thời lượng 24/24h hàng ngày từ ngày 1 tháng 9 năm 2006, với lực lượng sản xuất chương trình nòng cốt từ Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế (nay là Ban Sản xuất các chương trình Giải trí). Ngoài ra, nội dung của VTV3 còn có sự đóng góp của các đơn vị sản xuất khác trong VTV. Hiện tại, đây là một trong các kênh truyền hình phổ biến nhất tại Việt Nam với các thể loại chương trình phong phú nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả trên khắp cả nước và mọi lứa tuổi. Đồng thời, VTV3 còn sản xuất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp đặc biệt để phát sóng trên VTV1.

Dù có tính chất là một kênh truyền hình quảng bá miễn phí, nhưng do đang phát sóng nhiều chương trình có nội dung mua bản quyền cần chống tràn sóng ra nước ngoài. Trước đây đã có nhiều chương trình mua bản quyền từ nước ngoài bị buộc dừng phát sóng vì vi phạm bản quyền, nên VTV3 hầu như chỉ được phát sóng miễn phí trên các nền tảng như truyền hình tương tự mặt đất, truyền hình số mặt đất DVB-T và trực tuyến trên Internet, ứng dụng OTT, còn lại hầu như được khóa mã trên các hệ thống truyền hình trả tiền trong nước. Thực hiện theo lộ trình Số hóa truyền hình của Chính phủ, ở một số khu vực khán giả sẽ không thể xem được VTV3 nếu không phải là thuê bao truyền hình trả tiền hoặc không sử dụng đầu thu/máy thu hình tích hợp DVB-T2.

Khi phát sóng trên hạ tầng truyền hình số mặt đất (DVB-T2), kênh VTV3 HD được ứng dụng công nghệ âm thanh kỹ thuật số Dolby Digital Plus.

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trưởng ban: Tạ Bích Loan
  • Phó ban: Bùi Thu Thủy, Nguyễn Tùng Chi, Lại Bắc Hải Đăng

Các phòng và đơn vị trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phòng Trò chơi và Gặp gỡ trên Truyền hình 1 (Show game 1)
  • Phòng Trò chơi và Gặp gỡ trên Truyền hình 2 (Show game 2)
  • Phòng Trò chơi và Gặp gỡ trên Truyền hình 3 (Show game 3)
  • Phòng Hành chính – Tổng hợp
  • Phòng Quay phim và Đạo diễn
  • Phòng Ý tưởng và Tổ chức sự kiện
  • Đoàn Thanh niên VTV3
  • Phòng sự kiện và xã hội
  • Phòng sự kiện và nghệ thuật

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Kênh VTV3 lần đầu tiên lên sóng vào tháng 6 năm 1994, trong thời điểm diễn ra Giải vô địch bóng đá thế giới 1994[cần dẫn nguồn]. Kênh được phát chung với VTV1 và Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội trên kênh 9 VHF, thời lượng từ 16:00 đến 17:30 với nội dung là Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế.

10:00 sáng ngày 31 tháng 3 năm 1996, trên kênh 6 VHF tại Hà Nội và 1 số vùng lân cận, chương trình VTV3 bắt đầu được phát sóng chính thức với sự xuất hiện của 2 người dẫn: Nhà báo Lại Văn Sâm và Nguyên Hạnh. Từ tháng 7 năm 1996, kênh VTV3 bắt đầu phát sóng trên vệ tinh Thaicom để phủ sóng trên toàn quốc[1], phát chung với VTV1 và VTV2, với thời lượng từ 12:00 – 19:00 (ngày thường), và 10:00 – 19:00 (thứ 7, chủ nhật). VTV3 cũng là kênh đầu tiên phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam, bắt đầu từ mùa giải 1996-1997.

Từ ngày 1 tháng 10 năm 1997, VTV3 có thêm chương trình phát sóng vào buổi tối, chuyển sang phát sóng trên kênh 22 UHF (chỉ phát tại Hà Nội và các khu vực lân cận), kênh 21 UHF tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, và kênh 49 UHF tại Cần Thơ. Thời lượng phát sóng của kênh tăng lên thành từ 12:00 – 23:00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, và từ 10:00 – 23:00 các ngày thứ 7 và Chủ nhật. Đây được xem là tiền đề cho việc phát sóng Thời sự trực tiếp của VTV.

Vào ngày 31 tháng 3 năm 1998, kênh VTV3 được tách thành kênh riêng trên vệ tinh, phủ sóng toàn quốc.
Đến năm 2002, kênh được phát sóng từ 06:00 đến 24:00 hàng ngày.[2][3]

Từ ngày 1 tháng 9 năm 2006, VTV3 được chính thức phát sóng liên tục với thời lượng 24/24h hàng ngày[4], trở thành một trong những kênh truyền hình quảng bá phát sóng 24/24h đầu tiên của Việt Nam, sau HTV (2005), Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai (2004) và Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương (2003).

Để phục vụ tốt hơn nhu cầu người xem, ngày 31 tháng 3 năm 2013, kênh VTV3 thử nghiệm phát sóng chuẩn độ nét cao HD [5]; đến ngày 1 tháng 6 cùng năm, kênh phát sóng chính thức, lấy tên là VTV3 HD, trở thành kênh truyền hình quảng bá thứ 6 tại Việt Nam và là kênh đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng theo chuẩn HD[6].

180px Vtv3 hd

Logo kênh VTV3 HD (1 tháng 6, 2013 – 1 tháng 1, 2020; 8 tháng 1, 2020 – nay)

Vào ngày 1 tháng 10 năm 2013, VTV tách phòng Thể thao ra khỏi Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế, thành lập Ban Sản xuất các chương trình Thể thao (cùng với phòng Thể thao của Ban Thời sự), nhưng vẫn giữ nguyên là Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế.[7] Đến ngày 7 tháng 9 năm 2014, Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế được đổi tên thành Ban Sản xuất các chương trình Giải trí. Nhưng hình hiệu và tên gốc của nó là Kênh Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế vẫn được sử dụng đến hết năm 2014.

Đến tháng 10 năm 2015, các chương trình thể thao trên VTV3 chuyển sang kênh VTV6.

Từ ngày 16 tháng 9 năm 2016, kênh VTV3 chính thức phát sóng HD toàn thời gian (Full HD 1080i), thay cho việc phát sóng HD bán thời gian (tín hiệu chủ yếu là 576i, chỉ phát chuẩn 1080i với một số chương trình, sự kiện trực tiếp).

Từ ngày 19 tháng 3 đến hết 30 tháng 4 năm 2020, do yêu cầu chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19, kênh VTV3 rút ngắn thời gian phát sóng xuống 19/24h (05:00 – 24:00). Từ ngày 1 tháng 5 năm 2020, kênh VTV3 phát sóng trở lại 24/24h hàng ngày.

Thời lượng phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 31 tháng 3, 1996 – 30 tháng 9, 1997 (trên kênh 6 VHF tại Hà Nội và trên vệ tinh, phủ sóng toàn quốc qua analog): 12:00 – 19:00 (Thứ 2 – Thứ 6), 10:00 – 19:00 (Thứ 7 & Chủ nhật).
  • 1 tháng 10, 1997 – 30 tháng 3, 1998:
    • Trên kênh 22 UHF (tại Hà Nội và các vùng lân cận Hà Nội) , kênh 21 UHF tại Đà Nẵng, TPHCM và 49 UHF ở Cần Thơ: 12:00 – 23:00 (Thứ 2 – Thứ 6), 10:00 – 23:00 (Thứ 7 & Chủ nhật).
    • Trên vệ tinh, phủ sóng toàn quốc trên analog và một số hạ tầng: 12:00 – 19:00 (Thứ 2 – Thứ 6), 10:00 – 19:00 (Thứ 7 & Chủ nhật)
  • 31 tháng 3, 1998 – 31 tháng 12, 2001[3]: 12:00 – 24:00 (Thứ 2 – Thứ 6), 10:00 – 24:00 (Thứ 7 & Chủ nhật).
  • 1 tháng 1, 2002[2] – 31 tháng 8, 2006: 06:00 – 24:00.
  • 1 tháng 9, 2006[4] – 18 tháng 3, 2020 và Ngày 1 tháng 5 đến nay: 24/24h hàng ngày.
  • 19 tháng 3, 2020 – 30 tháng 4, 2020: 05:00 – 24:00.

Chương trình[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ khi lên sóng, VTV3 đã là nơi mở đường cho các chương trình giải trí, phim truyện mua bản quyền, các chương trình thể thao… phát sóng trên kênh này. Do thời kỳ đầu còn thiếu chương trình, các “chương trình khai thác” được đội ngũ biên tập của VTV3 khai thác, mua bản quyền từ khu vực phía Nam.[cần dẫn nguồn] Các gameshow như Trò chơi liên tỉnh, SV96, 7 sắc cầu vồng,… hay những bộ phim truyện đặc sắc, các nội dung thể thao…. đều mang lại nguồn quảng cáo rất lớn trên kênh. Từ đó, quảng cáo dần được xem là nguồn thu chính của VTV, dẫn đến sự ra đời của Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình (TVAd).

Từ khi bắt đầu phát sóng với thời lượng 18 giờ/ngày, VTV3 bắt đầu nâng cấp nội dung chương trình, thay đổi một số khung giờ, đặc biệt xuất hiện hàng loạt gameshow mới (nhất là sáng thứ Bảy, từ giữa năm 2004), thu hút một lượng lớn khán giả lớn như Vui khỏe có ích, Hãy chọn giá đúng, Sóng nước phương Nam,… Đặc biệt vào năm 2005, VTV3 đã mở thêm khung 20:00 thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư để phát sóng chương trình giải trí; khung phim truyện lúc 18:00 mỗi ngày từ cuối năm 2005 bắt đầu xuất hiện dày đặc hơn phim châu Á, từ đầu năm 2006 khung giờ gameshow, chương trình giải trí có thêm khung 21:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Một số chương trình ca nhạc trực tiếp tối cuối tuần được mở rộng hơn, đặc biệt với sự xuất hiện của Bài hát Việt.

Không chỉ gameshow, truyền hình thực tế, VTV3 còn sản xuất, hợp tác và thực hiện nhiều chương trình lớn và đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng, như việc sản xuất tín hiệu, phát sóng các môn thi đấu trong kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 mà Việt Nam là chủ nhà. Ngoài ra, bộ phận VTV3 còn tác nghiệp, đưa tin ở các giải đấu lớn (do phòng Thể thao thực hiện), thực hiện sản xuất cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cùng Báo Tiền Phong, các chương trình đặc biệt như Huyền thoại đường Trường Sơn (2004), cầu truyền hình Việt – Lào (2002), và các chương trình đặc biệt phối hợp cùng các đơn vị trong nước…

Từ năm 2008, VTV3 bắt đầu thay đổi diện mạo, chú trọng nâng cao chất lượng chương trình, đặc biệt xuất hiện nhiều gameshow mới lạ, nâng giờ phát phim truyện Việt Nam dài tập (điển hình là Cô gái xấu xí và Những người độc thân vui vẻ) đã mở màn cho khung giờ vàng phim truyện Việt Nam vào lúc 21:00 (nay là 21:30). Khi HTV đang trên đà đi xuống do những vấn đề về giấy phép, thanh tra, một số công ty sản xuất chương trình có xu hướng quay sang hợp tác với VTV, do đó trên VTV3 đã xuất hiện thêm nhiều chương trình mới lạ, đặc biệt các chương trình truyền hình thực tế thu hút rất nhiều người xem, chương trình có sự đầu tư và chuẩn bị mạnh…. như Bước nhảy hoàn vũ, Thần tượng âm nhạc Việt Nam, Cặp đôi hoàn hảo, Người mẫu Việt Nam…. tạo nên làn gió mới cho kênh, dù những chương trình này xuất hiện không ít tai tiếng.

Năm 2012, VTV3 tiếp tục cải thiện nội dung, thay đổi khung giờ, xuất hiện nhiều chương trình mới theo mọi hướng, điển hình là chương trình Cà phê sáng, Cà phê sáng cuối tuần và các cuộc thi, truyền hình thực tế lớn phát sóng cuối tuần.

Giai đoạn từ cuối 2018 trở đi, VTV3 bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các chương trình truyền hình thực tế, các cuộc thi, chương trình hài, cùng các gameshow kiến thức (quiz show) hay các chương trình với kịch bản mới lạ như Tường lửa, Không thỏa hiệp, Sàn chiến giọng hát, Quả cầu bí ẩn, 5 vòng vàng kỳ ảo, Vượt thành chiến,… nổi lên và nhanh chóng xuất hiện trong khung giờ vàng. Tuy nhiên, các chương trình này đều do các đơn vị xã hội hóa thực hiện, thường phát sóng vào những khung giờ vàng; ngược lại các chương trình do chính Ban sản xuất các chương trình giải trí thực hiện đang có dấu hiệu lép vế dần.

Về thể thao, VTV3 là kênh đầu tiên của VTV tường thuật trực tiếp một số sự kiện thể thao trong nước và thế giới quan trọng như World Cup, Euro, Bundesliga, V.League, VTV Cup, các trận đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam và các sự kiện thể thao khác cũng như một số chương trình đồng hành do Trung tâm sản xuất các chương trình Thể thao, sau này là Ban Sản xuất các chương trình Thể thao thực hiện. Trước đây, khi VTV có được bản quyền nhiều giải đấu thể thao, kênh VTV3 thường xuyên được huy động để tường thuật trực tiếp các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế vào mỗi cuối tuần, cùng với VTV2 và VTV6. Từ tháng 10 năm 2015, một số chương trình thể thao trên VTV3 đã chuyển sang VTV6.

Về mảng thiếu nhi, VTV3 cũng tạo nên ấn tượng mạnh với hàng loạt bộ phim hoạt hình đình đám thời điểm cuối 90 – những năm 2000, trong mục “Góc thiếu nhi” vào khung giờ 17:30 mỗi chiều, trong đó có Thủy thủ Mặt Trăng. Ngoài ra, VTV3 còn sản xuất các chương trình thiếu nhi như: Club Mickey Mouse Malaysia và 1 số chương trình khác.

Ảnh hưởng và đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

VTV3 là một trong những kênh có tỷ suất người xem cao nhất, và cũng là kênh có nhiều chương trình giải trí, gameshow nhất của Đài Truyền hình Việt Nam. Nhiều chương trình của kênh này đã trở thành thương hiệu như SV96, Hành trình văn hoá, Vườn cổ tích, Ở nhà chủ nhật, Trò chơi âm nhạc, Hãy chọn giá đúng, Chiếc nón kỳ diệu, VTV – Bài hát tôi yêu, Ai là triệu phú,… Nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Cẩm Ly, Đan Trường cũng bắt đầu nổi tiếng từ VTV – Bài hát tôi yêu được phát sóng và truyền hình trực tiếp trên kênh này.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng khoảng 5-6 năm trở lại đây, các chương trình của đài giảm sức hút, không còn hấp dẫn như trước. Những gameshow, chương trình gây chú ý thường là của tư nhân, hợp tác phát sóng theo chủ trương xã hội hóa.

VTV3 vẫn còn những chương trình được quan tâm như Điều ước thứ 7, Ai là triệu phú, Sức nước ngàn năm, Chúng tôi là chiến sĩ (nay là Chúng tôi – Chiến sĩ), Đường lên đỉnh Olympia, Vui khỏe có ích… Nhưng, tỉ lệ chương trình được phát sóng giờ vàng ngày càng giảm, các chương trình của Ban Sản xuất Các chương trình Giải trí (VTV3) sản xuất “hiện chủ yếu phát vào sáng, trưa”, theo lời Nhà báo Tạ Bích Loan – trưởng ban VTV3 trong cuộc họp báo thông tin về những thay đổi của kênh trong năm 2019. Còn giờ vàng cuối tuần (20h00 – 23h00) gần như dành cho các gameshow của các đơn vị tư nhân.

Nhưng, cũng trong buổi họp báo trên, theo trưởng ban VTV3: “Tôi quan niệm hãy làm tốt nhất những gì mà mình đang có. Hiện tại chúng tôi đã làm tốt chưa, có thể nói luôn là chưa làm tốt lắm. Do vậy, khung giờ sáng, trưa, chiều cũng được, quan trọng là mình phải làm tốt ở đó đã”.[8]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh sách chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^

    “SATCO DX Chart: Thaicom 1/2 at 78,5°E”.

  2. ^ a ă “Chương trình VTV3 Thứ ba, ngày 01/01/2002. VTV.org.vn”. 1 tháng 1 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ a ă “Chuơng trình VTV3 Thứ hai, ngày 31/12/2001. VTV.org.vn”. 31 tháng 12 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ a ă “Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng kênh VTV3 24/24giờ – Người Lao Động”.
  5. ^ “Hôm nay (31/3), VTV3 HD phát sóng thử nghiệm. VTV.vn”.
  6. ^ “VTV3 HD sẵn sàng cho ngày phát sóng chính thức. VTV.vn”.
  7. ^ “VTV khai trương Trung tâm Sản xuất các chương trình Thể thao. VTV.vn”.
  8. ^ “Tạ Bích Loan: ‘Game show VTV3 chưa làm tốt ở chính khung giờ của mình”. Zing.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • VTV3 trên Facebook


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=VTV3&oldid=65209461#VTV3_HD”

Từ khóa: VTV3, VTV3, VTV3

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Web giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Scores: 4.1 (128 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn