Bạn đang tìm hiểu về Xe Tôi Chạy Trên Lớp Sương Bềnh Bồng Đọc Hiểu, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn nội dung Top 18+ Xe Tôi Chạy Trên Lớp Sương Bềnh Bồng Đọc Hiểu được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vòng bài viết về chủ đề Xe Tôi Chạy Trên Lớp Sương Bềnh Bồng Đọc Hiểu hữu ích với bạn.

1. Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng đọc hiểu (có đáp án)

Xe Tôi Chạy Trên Lớp Sương Bềnh Bồng Đọc Hiểu (Có Đáp Án) Mới Nhất 2024 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường!

Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảng ánh trăng…

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 54-55)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.”

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích.

Gợi ý trả lời

Câu 1. Mảnh trăng cuối rừng phương thức biểu đạt: tự sự

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.

Câu 2. Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích:

+ Lớp sương bềnh bồng;

+ Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.

Câu 3.

+ Hình ảnh so sánh: “mảnh trăng” được so sánh với “mảnh bạc”

+ Tác dụng: gợi vẻ đẹp trong sáng, lung linh của ánh trăng.

Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích:

+ Chi tiết chọn lọc, chân thực.

+ Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

+ Xây dựng hình tượng song hành: Nguyệt – trăng.

+ Bút pháp lãng mạn bay bổng.

2. Đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng xe tôi chạy

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

… Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cây cầu?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”.

Câu 4. Anh/chị hãy nêu nhận xét về tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích.

Gợi ý trả lời

Câu 1

Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

Câu 2

Những chi tiết tả cây cầu:

+ bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt

+ Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông

+ hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời

+ chiếc cầu đổ

Câu 3

– Hình ảnh ẩn dụ: sợi chỉ xanh óng ánh

– Tác dụng:

+ Diễn tả vẻ đẹp tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của cô gái (nhân vật Nguyệt).

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

Câu 4

Nhận xét về tư tưởng của nhà văn:

+ Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ những năm chống Mĩ cứu nước;

+ Khẳng định sự sống bất diệt.

-/-

Kết thúc đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn 2021 số 10 theo cấu trúc chuẩn của Bộ Giáo dục tại đây. Các em có thể tham khảo thêm đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn của các tỉnh khác trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!

Câu hỏi về Xe Tôi Chạy Trên Lớp Sương Bềnh Bồng Đọc Hiểu

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Xe Tôi Chạy Trên Lớp Sương Bềnh Bồng Đọc Hiểu hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Xe Tôi Chạy Trên Lớp Sương Bềnh Bồng Đọc Hiểu được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Xe Tôi Chạy Trên Lớp Sương Bềnh Bồng Đọc Hiểu giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!

Từ khóa tìm Xe Tôi Chạy Trên Lớp Sương Bềnh Bồng Đọc Hiểu

xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng
xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng đọc hiểu
đọc hiểu xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng
xe tôi chạy trên lớp sương
xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh
đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng xe tôi chạy

latrongnhon