Áo bông che bạn là một sáng tác của Trần Tế Xương (1870-1907), một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Theo nhà thơ Xuân Diệu thì bài thơ này là một trong số những bài tiêu biểu cho mảng thơ trữ tình của Trần Tế Xương.[1]

Nhân xét về tình cảm của tác giả trong bài thơ Áo bông che bạn

Tản Đà đọc đến câu khăn đầu ai khô, tự nhiên anh phu xe dừng lại và khen: hay quá!

Chúng tôi hỏi ra, biết người kéo xe không phải là nhà nghề. Ông ta là một thầy đồ, vì lụt nên nghèo đói, phải ra Hà Nội tạm kéo xe. Từ lúc ấy, chúng tôi không dám ngồi xe cho ông ta kéo nữa. Ba người cùng đi bộ với nhau để nói chuyện thơ, rồi cùng về tòa báo ở phố Hàng Lọng. Tản Đà mời ông phu xe vào nhà chơi, cùng uống rượu, và rượu xong, tiễn ông một đồng bạc.
Tôi nhắc lại: khi nghe bốn tiếng “khăn đầu ai khô” thì ông đồ kéo xe dừng lại. Còn tôi, khi nghe bốn tiếng ấy cũng có cái gì nó bò bò ở trong gáy làm tôi thít lên…

Sau khi thuật lại giai thoại văn học này, thi sĩ Xuân Diệu còn viết thêm lời bình:

Về bài Áo bông che bạn, có ý kiến cho rằng “bạn” ở đây là một người đàn bà. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng “tình” đây không phải là tình yêu, tình với người ả đầu chẳng hạn, mà khẳng định đây là tình non nước. Tú Xương chẳng tiện nói thẳng ra mà phải ngụy trang bằng một giọng văn hai nghĩa: Non non, nước nước, tình tình. Người bạn này nếu không hẳn là Phan Bội Châu thì cũng là một bạn đồng tâm đồng chí, về sau đã xuất dương: Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Còn câu: Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình, hiểu nghĩa văn học thì khóc trúc là trúc mà bà vợ vua Thuấn khóc chồng đã vẩy nước mắt vào, làm cho lốm đốm; than ngô là cây ngô đồng trong thơ cổ, hiểu nôm na khóc trúc, than ngô là khóc cho nhân dân mà đa số là nông dân…

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến (15 mẫu) - Văn 7

Hướng dẫn phân tích bài thơ áo bông che bạn

Dường như cố một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hai nhà thơ trào phúng nổi tiếng nhất đầu thế kỉ XX đều có thơ viết về bạn rất chân thành và thắm thiết, Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến ngậm ngùi, tiếc thương còn Áo bông che bạn của Trần Tế Xương sâu lắng, ngẩn ngơ. Một người khóc vì mất bạn vĩnh viễn.

Một người nhớ bạn bởi bạn đi xa, nơi nào chẳng rõ. Người ta đã viết nhiều vé lời than khóc ấy. Bây giờ, ta hãy nói đến nỗi nhớ kia:

Ai ơi, có nhớ ai không?
Trời mưa, một mảnh áo bông che đầu.
Nào ai có tiếc ai đâu,
Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô
Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Kẻ về khóc trúc, than Ngô một mình.
Non non, nước nước,  tình tình
Vì ai lận dận cho mình ngẩn ngơ.

(Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, 1984)

Mở đầu không thấy kể về mình mà muốn biết ngay bạn đối với mình ra sao: “Ai ơi, có nhớ ai không?” Nhưng bạn ở đâu? Không biết nữa! Ngay bản thân mình đang hiện hữu, nhưng nói với người xa cách, dường như cũng hóa xa xôi, như có như không: “Ai ơi, có nhớ ai không?”. Đó là cảm giác trống trải lúc nhớ mong. Lấy gì bù đắp được? May ra còn có kỉ niệm xưa:

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu.

Trên kia, trong nỗi nhớ bạn có chút băn khoăn “bạn có nhớ hay không?”. Nhưng lúc nhắc tới cảnh tình xưa cũ lại cứ muốn khẳng định cảm tình của mình với bạn, muốn giãi bày cho bạn hay:

Nào ai có tiếc ai đâu
Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô.

Thành ra, muôn bù đắp sự trống trải trong lòng bằng kỉ niệm thì quá khứ lại xoáy vào nỗi đơn côi ở hiện tại:

Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Kẻ về khóc trúc, than Ngô một mình.

Tam Đảo, Ngũ Hồ là những thắng cảnh của Trung Quốc. Người xưa hay dùng khi nói tới người lịch lãm, nay đây mai đó. Cây trúc, cây mai được dùng để chỉ tình bạn cao khiết, khăng khít. Còn ngô đồng là đặc trưng cho mùa thu, mỗi khi thu về, lá rụng tả tơi, vì thế cảnh thu tuy đẹp nhưng là cảnh buồn.
Câu thơ của Tú Xương đầy áp điển tích. Song hiểu được những điển tích ấy mới thấy cảnh tình của nhà thơ thật chan chứa và như cứ trải rộng ra, mênh mang trong cảnh non vô cùng, vô tận:

Non non, nước, tình tình.
Tình ấy, cảnh ấy, con người sao khỏi lẻ loi:
Vì ai lận đận cho mình ngẩn ngơ.

Đến đây mới giật mình, hóa ra bạn nhà thơ không phải là người thích ngao du sơn thủy cảnh đẹp núi sông. Người ấy đã bao phen lận đận vì một mục đích khác. Nhưng mục đích gì, Tú Xương không hề nói ra. Rất có thể bạn cúa nhà thơ là một trong những sĩ phu yêu nước, đang lặn lội ở trời Nam biến Bắc mà mưu đồ việc lớn, cứu nước cứu dân thời ấy. Nếu thế, nỗi nhớ bạn của Tú Xương còn thêm một lý do nữa để chúng ta quý trọng và cảm thông.

Từ khóa:

áo bông che bạn đọc hiểu
áo bông che bạn
đọc hiểu áo bông che bạn
phân tích áo bông che bạn
biện pháp từ từ của bài áo bông che bạn
phân tích bài thơ áo bông che bạn
bài thơ áo bông che bạn
hỡi ai ai có thương không
đọc hiểu bài áo bông che bạn
soạn bài áo bông che bạn
áo bông che bạn nội dung
biện pháp từ từ trong bài áo bông che bạn
non non nước nước tình tình
ai ơi có nhớ ai không

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Web giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

latrongnhon