Chào mừng bạn đã đến với bài viết SEO là gì? SEO làm gì – Tổng quan về Search Engine Optimization. Bạn viết này, LADIGI gửi đến các bạn với những mục nội dung sau đây:

1. SEO là gì?

SEO là cụm từ viết tắt của Search Engine Optimization – nghĩa tiếng Việt là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (theo wikimedia). Trên thế giới hiện nay có hơn 6 công cụ tìm kiếm phổ biến như: Google, Bing, Yahoo, Baidu, Yandex, Ask,… Bạn có thể thấy rằng, Google là công cụ tìm kiếm tốt nhất và chiếm thị phần lớn nhất trên Internet vì thế hơn 65% anh em làm SEO luôn hướng đến việc tối ưu website làm sao để phù hợp nhất với công cụ tìm kiếm của Google.

Hiểu rộng hơn tí! SEO có ở mọi nơi, bất kì đâu. Ở đâu có tìm kiếm, ở đó có SEO. Hãy nhìn vào Amazon đi! Bạn nghĩ người dùng có tìm kiếm trên Amazon, Alibaba, Facebook không? Nếu có thì hãy tối ưu ngay nhé, đó cũng là SEO.

2. Phân biệt SEO và Google Adwords

Khi bạn search một từ khóa, Google sẽ trải lại cho bạn kết quả mà bạn tìm kiếm. Bạn có thể thấy những kết quả đầu tiên thường có kí hiệu Ad (advertising) hoặc Qc(quảng cáo) đây chính là quảng cáo Adwords. Sau quảng cáo Adwords là kết quả của SEO.
phân biệt SEO và google adwords

Đừng nhầm Google Adwords và SEO bạn nhé !

3. SEO làm gì? Công việc của SEOer?

Mục đích cuối cùng của một SEOer là đưa được từ khóa mục tiêu đạt vị trí cao (có thể top 5, top 3 thậm chí 1). Vì thế SEOer có thể là một Coder tài ba, một Copywriter chuyên nghiệp hay một siêu nhân buildlink không ngừng nghỉ. Tôi không đùa đâu, những bạn bè làm SEO hiện giờ của tôi gần như hội tụ đủ 3 yếu tố đó.

Nói chi tiết hơn tí về công việc của một SEO từ khi bắt một dự án.

  1. Nghiên cứu thị trường/sản phẩm/người dùng/đối thủ
  2. Phân tích từ khóa (Phần này rất quan trọng)
  3. Xây dựng cấu trúc website/cấu trúc nội dung/Giao diện Desktop/Mobile/AMP
  4. Tối ưu Onpage, phần này hơi rộng mình chỉ nội những phần quan trọng như: Speed/Structure Data/Internal Link/Image,…
  5. Triển khai Offpage: Social/IFTTT/Domain Authority Stacking/Link Pyramid/Link Wheel/Link Chains
  6. Theo dõi và tối ưu: Nghĩa theo dõi kết quả đã làm => Tối ưu nếu chưa hoàn thiện quy trình
  7.  Phân tích và đo lượng

Quá hoành tránh phải không các bạn? Mình cũng không thể nào làm hết được tất cả các bước này đâu nhưng với một SEOer thì các bạn phải hết các bước này, việc nào mình không thể làm tốt được thì liên hệ nhân sự chuyên môn để được hoàn chỉnh. Ví dụ phần giao diện, hãy để Web Developer lo nhé !

4. Một số thuật ngữ trong SEO

Nảy giờ mình cho nêu cũng khá nhiều các thuật ngữ chuyên môn, phần tiếp theo mình sẽ định nghĩa thêm để các bạn nắm !

  1. SEO Onpage: Tối ưu trong trang website của bạn, hiểu nôm na như là tối ưu để trang website mình mượt mà nhất với người dùng, thuận tiện nhất với robot. Ví dụ như cấu trúc/tốc độ/internal link/title/meta description,….rất nhiều yếu tố Onpage. Mình sẽ chia sẻ thêm ở chuổi bài viết sau.
  2. SEO Offpage: Tối ưu ngoài trang website của bạn, hiểu nôm na là xây dựng/tạo mối quan hệ với những đại ka có số có má để ủng hộ thằng em của mình. Ví dụ như Social/Web 2.0/PBN/Authority Site/Seed site
  3. Title: Tiêu đề: Tiêu đề trang chủ/danh mục/bài viết,…
  4. Meta Description: Mô tả: Mô tả trang chủ/danh mục/bài viết,…
  5. SEO hình ảnh: Kết quả lúc này là hình ảnh
  6. SEO Youtube: Kết quả lúc này là video, link youtube
  7. SEO Local – Google Map: Kết quả là bản đồ
  8. SEO Facebook: Kết quả là link Facebook
  9. Domain:  Tên miền
  10. Google Analytics: Công cụ đo lường và phân tích số liệu của Google
  11. Traffic: Lưu lượng truy cập website đến từ nhiều nguồn (Organic Search, Direct, Social, Referal, Paid Search, Other)
  12. Backlinks: Liên kết trỏ về trang web
  13. Broken Links: Liên kết bị hỏng
  14. Canonical Link: Điều hướng robot đến trang có nội dung gốc.
  15. Deep Link: Chuyển hướng đến trang cụ thể
  16. Disavow Link: Khai báo với Google bạn từ chối backlink
  17. External Link: Liên kết khi nhấp vào sẽ đi đến website khác (không phải website của bạn)
  18. Internal Link: liên kết nội bộ, liên kết trong trang
  19. Inbound Link: Liên kết từ website khác tới web của bạn
  20. Outbound Link: liên kết ra ngoài
  21. Link bait: Dạng liên kết khuyến khích người dùng đọc thêm
  22. Link building: xây dựng liên kết
  23. Link Farm: Nhóm website đặt backlink cho nhau
  24. Link Juice: Sức mạnh của link khi truyền đến website từ website khác
  25. Natural link: Link tự nhiên, không có ý vì mục đích SEO
  26. Redirect: Chuyển hướng
  27. Schema: Thuật ngữ nói về Cấu trúc dữ liệu
  28. PBN: Private Blog Network
  29. Footprint: Dấu chân
  30. Nofollow/Dofollow: Không/Cho phép robot đi qua
  31. Keyword: từ khóa
  32. Keyword density: Mật độ từ khóa
  33. Keyword Research: Nghiên cứu từ khóa
  34. Keyword Stuffing: Nhồi nhét từ khóa
  35. Long Tail Keyword: Từ khóa dài
  36. Research keyword: Nghiên cứu từ khóa
  37. Google Panda: Thuật toán đánh vào nội dung của Google
  38. Google Penguin: Thuật toán đánh và liên kết của Google
  39. Google Sandbox: Thuật toán kiềm hãm của Google
  40. White Hat SEO: SEO Mũ Trắng – Tuân thủ nguyên tắc
  41. Black Hat SEO: SEO mũ đen – không tuân thủ nguyên tắc
  42. Grey Hat SEO: SEO mũ xám – vừa áp dụng kỹ thuật mũ đen và mũ trắng

5. Những lợi ích của SEO – Search Engine Optimization

5.1. Lợi ích ngắn hạn

5.1.1. Tiết kiệm chi phí

Là một người kinh doanh/chủ doanh nghiệp, bạn luôn mong muốn tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu để bán được hàng hoặc quảng bá thương hiệu. Tôi nêu ví dụ một số kênh như Email Marketing, Telemarketing, Facebook Ads, Google Ads, Mobile Marketing, SMS Marketing, Zalo, hoặc các hoạt động Marketing truyền thống như tờ rơi, poster, chương trình sự kiện,…

Như vậy chi phí để tiếp cận đến một khách hàng sẽ là bao nhiêu? Doanh nghiệp phải trả bao nhiêu tiền cho hoạt động này?
Tôi lấy ví dụ một công ty A sử dụng Google Adwords để tiếp cận đến khách hàng mục tiêu, công ty này kinh doanh dịch vụ diệt mối.

Với một lượt nhấp chuột vào quảng cáo “diệt mối tận gốc” có thể lên đến 110,000 VNĐ/click.

Giả sử một ngày có 100 lượt click, thì công ty này phải trả 11,000,000 VNĐ/ngày , và 330,000,000 VNĐ/tháng cho quảng cáo Adwords. Thật đáng sợ!
ví dụ quảng cáo adwords
Như vậy, có tiền thì website có vị trí cao, hết tiền thì tìm hoài không thấy, nếu công ty có đội ngũ SEOer “cứng” thì khoảng tiền phải trả còn ít hơn nhiều so với quảng cáo mà còn tiếp cận khách hàng với nhiều nhóm từ khóa ngách đa dạng hơn. Như vậy, SEO là khoảng đầu tư dài hạn, giúp bạn tiết kiệm được chi phí Marketing.

5.1.2. Nhắm đến khách hàng tiềm năng

Khác với cách thức Email Marketing, SMS, Telesale thông qua việc gửi hàng loạt thông tin đến khách hàng, S.E.O là hình thức Inbound Marketing dựa trên những nội dung hấp dẫn trên website và khách hàng tiềm năng chủ động tìm đến thông qua công cụ tìm kiếm.

Bằng hình thức nhắm đến những đối tượng có nhu cầu và chủ động tìm kiếm từ khóa về sản phẩm, dịch vụ hay thông tin cụ thể trên Internet, SEO giúp website đạt được vị trí cao và nhận được những truy cập từ khách hàng tiềm năng hơn hẳn những kênh Marketing khác.

5.1.3. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Với lượng traffic từ đối tượng chủ động tìm kiếm thông tin, và chỉ khách hàng tiềm năng, có nhu cầu mới dành thời gian để tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ. Vì thế, SEO là kênh mang đến người dùng có nhu cầu và tỷ lệ chuyển đổi rất cao, hãy trân trọng từng traffic đến từ Organic Search.

Ví dụ: Khách hàng tìm kiếm từ khóa “mua ipad cũ tại tphcm” và website của bạn đứng số 1 thì sao nhỉ?

5.1.4. Đo lường truy cập và chuyển đổi dễ dàng

Google Analytics là công cụ giúp bạn đo lường lượng truy cập, theo dõi chuyển đổi một cách dễ dàng và chi tiết nhất. Bạn có thể biết được các thông số trên trang, mua hàng tại trang nào, đến từ keyword nào.

5.2. Lợi ích dài hạn

5.2.1. Quảng bá thương hiệu – Không có miếng, thì có tiếng

Ngoài từ khóa bán hàng/chuyển đổi, trong SEO còn rất nhiều từ khóa mà doanh nghiệp cần hướng đến như từ khóa thông tin ngành/liên quan/so sánh/đánh giá/điều tra,…

Giả sử như người dùng tìm kiếm thông tin và website của bạn luôn xuất hiện trong 3 vị trí đầu tiên thì sao nhỉ? Chưa cần phải bán được hàng, thì khách hàng của đã biết đến bạn rồi => Đây gọi là “Không có miếng, thì có tiếng” trong SEO.

5.2.2. Tăng uy tín doanh nghiệp

User – Người tìm kiếm thông tin, họ không biết có sự tồn tại của SEO và trong mindset (tư duy) của họ nghĩ rằng “thằng nào vị trí cao là thằng đó tốt, thằng nào vị trí cao là đứng đầu thị trường” vì Google đã chọn website đó xuất hiện ở vị trí đầu tiên.
Vì thế, người dùng sẽ tin tưởng doanh nghiệp của bạn, và có uy tín trong mắt khách hàng.

5.2.3. Thấu hiểu hành vi khách hàng

Như lợi ích “Đo lượng truy cập và chuyển đổi dễ dàng” thì Google Analytics sẽ thu thập toàn bộ thông tin của khách hàng như Độ tuổi, Giới tính, Vị trí địa lý, Thiết bị,…xem trang nào, đảo trang nào, thường mua hàng ở trang nào, trang nào thoát,….
Chính vì thế, bạn sẽ hiểu khách hàng hơn và tối ưu nội dung/chuyển đổi trên website của bạn.

6. Làm sao để trở thành một SEOer?

Với mình để trở thành một SEOer không khó, nhưng phải thực kiên nhẫn (làm rồi sẽ biết) kèm theo đó là niềm đam mê và chịu khó. Vì sao vậy?

Vì SEO không phải một giờ hay một ngày là thấy kết quả ngay được, bạn phải chờ 1 tuần/1 tháng/3 tháng thậm chí 6 tháng mới thấy kết quả.

Và trong quá trình làm SEO, còn phụ thuộc nhiều yếu tố như kiến thức của bạn/đối thủ của bạn/và thằng Gu Gồ nữa nên khả năng thất bại khi SEO từ khóa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vì thế nên không có đủ đam mê thì bạn có thể bỏ cuộc ngay lúc này.
Không có gì là mãi mãi, không ai là “độc bá võ lâm” vô địch thiên hạ. Để có được thứ hạng cao trên Google là cả quá trình cày cuốc, nổ lực không ngừng nghỉ. Cho dù “độc cô cầu bại” rồi cũng bị “lệnh hồ xung” vượt qua nếu không nổ lực, chịu khó.
các bước trở thành seoer
Để bước vào thế giới SEO, bạn cần có tính cách trên và kiến thức trong ngành. Dưới đây là một vài điều tôi muốn chia sẻ đến các bạn

  • Phải biết SEO là gì và SEO làm gì
  • Hiểu cách hoạt động công cụ tìm kiếm hoạt động
  • Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về Marketing Online(SEO)
  • Chọn thầy bái sư học đạo: Có thể kiếm một công ty có leader giỏi hoặc đi học ở một đơn vị uy tín
  • Chăm chút cho từng kiến thức đã học được, hệ thống kiến thức lại bạn nhé ! Không thôi bạn sẽ rối đấy.
  • Thực hành SEO trên Website: Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.
  • Công cụ SEO: Cứ dùng tay cuốc đất mãi bao giờ mới giàu, sắp thêm vài thằng “em” để hỗ trợ mình nhanh hơn.
  • Cái gì hay thì bắt chước làm theo: Ông bà ta có câu “trăm nghe không bằng mắt thấy”, những chuyên gia SEO trên thế giới đã chứng minh một kỹ thuật SEO thôi thì cứ làm SEO đi
  • Cập nhật kiến thức, thuật toán liên tục: Cái này ghê gớm lắm đấy, thử 6 tháng không cập nhật đi rồi bạn không còn là “độc cô cầu bại” đâu
  • Cuối cùng, để dành tiền lập nghiệp, làm SEO không giàu nổi đâu

6. Quy trình làm SEO

Khi mới bắt đầu vào làm SEO, bạn không nắm được căn bản nên SEO hoài chẳng có kết quả gì. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn hiểu rõ hơn về quy trình SEO giúp bạn hiểu rõ hơn về SEO để đạt được hiệu quả SEO cho web của mình.

6.1. Hiểu rõ bản chất của SEO hoạt động

Đầu tiên bạn cần phải nắm được những yếu tố để tạo nên sự thành công của SEO. Ba yếu tố cốt lõi nhất để tạo được sự thành công trong SEO đó là:

  • Làm cho Google hiểu được những vấn đề website của bạn đang đề cập đến.
  • Trang web cần phải có sức mạnh với độ tin tưởng nhất định.
  • Tuyệt đối không được tối ưu hóa liều website của bạn.

Sau đó khi mới bước chân vào nghề SEO bạn cần phải tìm hiểu những thuật ngữ SEO vì trong suốt quá trình làm SEO chắc chắn bạn sẽ thường xuyên gặp các thuật ngữ này. Trong SEO có khoảng hơn 100 thuật ngữ thường dùng với những giải thích phức tạp. Phải mất một thời gian dài và trong quá trình làm SEO thực tế nghiệm ra bạn mới có thể hiểu được chúng.

Tiếp theo bạn cần phải tìm hiểu và nắm vững các kiến thức nền tảng, đặc biệt là 5 chủ đề đó là: thuật toán kìm hãm, Google rankbrain, Schema, Google amp và footprint. Khi học được tất cả những thứ trên bạn đã có nền tảng tương đối để có thể bắt tay vào thực hiện SEO onpage và off page. Cơ bản thì trong SEO cũng chỉ có 2 phần đó là SEO Onpage và Offpage.

6.2. Cấu trúc Website

Nếu như bạn đang sở hữu một doanh nghiệp lớn và có rất nhiều mặt hàng trong đó hay bạn có ý định phát triển công ty trở nên tầm cỡ hơn thì cấu trúc trang web là điều quan trọng để bạn có thể phát triển về sau. Một trong những cấu trúc được dân SEO chuyên nghiệp yêu thích nhất để phát triển và tối ưu website lớn đó là cấu trúc Silo. Đây là một trong những cấu trúc web mà dễ làm nhất nhưng lại cho hiệu quả cao trong SEO. Tất nhiên cũng phải nói thêm rằng còn có nhiều cấu trúc hiệu quả hơn Silo nhưng so với độ dễ làm và hiệu quả tương đối thì cấu trúc Silo là sự lựa chọn khá tốt.

6.3. SEO Onpage

Xây dựng bộ từ khóa SEO: Khi bạn đã có website thì bước đầu tiên trong SEO onpage là phải xây dựng bộ từ khóa SEO. Bạn có thể sử dụng Google Keywords planner để hỗ trợ xây dựng từ khóa SEO hợp lý.

Thứ hai, bạn cũng phải hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến SEO onpage để có hướng đi hợp lý. Có thể tham khảo những yếu tố ảnh hưởng tới SEO onpage như sau:

  • Nội dung trang web: Nội dung là thành phần quan trọng nhất khi làm SEO. Nội dung tốt với SEO onpage không phải là số lượng như: nhiều page hay nhiều bài viết. Nội dung phải chất lượng hấp dẫn người đọc, không phải là đi copy nội dung từ các trang khác.
  • Thẻ title- tiêu đề website cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến SEO.
  • Đường dẫn cần thân thiện vừa giúp người dùng dễ hiểu mà còn giúp thân thiện với bộ máy tìm kiếm.

6.4. SEO Off page

Thường thì một website sau khi đã tối ưu hóa với SEO onpage thì bạn cần phải làm SEO offpage nếu muốn đẩy từ khóa trang web của bạn lên top. SEO offpage là xây dựng những liên kết bên ngoài để trỏ về website của bạn. Mục đích của việc này là để tăng hệ thống liên kết có chất lượng cho về trang đích, đẩy từ khóa của trang web mình lên.

Trước khi làm SEO offpage thì bạn cần chuẩn bị những yếu tố như tối ưu hóa onpage phải thật tốt, xác định những từ khóa chính mà bạn muốn đẩy lên top để sử dụng vào anchor text khi xây dựng backlink. Tiếp theo bạn cần xác định rằng anchor text mà bạn sử dụng để tạo backlink đã đúng là keyword chính không, có đúng với từ khóa mà bạn đang muốn đưa lên bảng xếp hạng. Thêm nữa cũng cần kiểm tra xem trang web bạn sẽ tạo backlink có đủ chất lượng hay không, nội dung có liên quan tới nội dung trong trang của bạn.

Lưu ý khi mới bắt đầu làm SEO Offpage:

  • Đặt backlink ở những trang có PR cao tức là độ tin cậy cao, alexa nhỏ có nghĩa là lượng truy cập nhiều.
  • Khi đặt backlink cần phải chú ý xem trang đó có thuộc tính nofollow không, nếu là dofollow sẽ tốt hơn khi bạn làm backlink. Dofollow thì backlink mới có giá trị với Google, còn, nofollow thì không có giá trị gì trong SEO mấy.
  • Tránh thay đổi nội dung thường xuyên, trang web có nội dung đồi trụy.
  • Đặt backlink ở các website.edu hay .gov rất hữu ích trong SEO vì các bộ máy tìm kiếm luôn đánh giá cao liên kết từ các trang này.
  • Trang web càng có tuổi đời lâu càng được đánh giá cao về độ uy tín.

7. Con đường dẫn tới những sự khác biệt

Có lẽ bạn đã nắm vững được một số kiến thức cơ bản trong SEO nhưng rồi câu hỏi được đặt ra là liệu bạn có thể thành công hay không? Bạn có thể SEO những từ khóa có độ cạnh tranh cao thậm chí rằng đưa lên top bất cứ từ khóa nào mà bạn mong muốn.

Bí quyết thành công là phải làm việc đi, ngừng hỏi lại. Bạn đã thắc mắc rất nhiều, tìm hiểu rất nhiều, bây giờ là lúc phải bắt tay vào làm việc, trải nghiệm mọi thứ. Rất nhiều người đã không kiên nhẫn, họ không hiểu rằng công việc này thật sự cần rất nhiều thời gian, sự cống hiến, tận tâm với công việc. Không có bất cứ sự thành công nào mà không có sự chăm chỉ làm việc cả nhất là công việc mà có sự cạnh tranh cao như SEO lên top.

Hãy làm việc chăm chỉ, không ngừng học hỏi, cập nhập những kiến thức mới. Có rất nhiều thông tin trên internet sẽ giúp ích cho bạn thông qua những chia sẻ trên diễn đàn, video chia sẻ kiến thức. Chắc chắn sự nỗ lực không ngừng tìm hiểu, sự chăm chỉ của bạn sẽ giúp bạn thành công.

Chắc chắn rằng trong tương lai sự cạnh tranh từ khóa trong bảng xếp hạng sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy chuẩn bị những kiến thức căn bản trong SEO, hiểu rõ SEO Onpage và SEO Offpage bạn sẽ thành công trong việc SEO từ khóa lên top.

Các cấu phần liên quan đến SEO:

  1. Đào tạo SEO
  2. Tối ưu nội dung chuẩn SEO
  3. Kiến thức SEO
  4. Công cụ SEO
  5. Tài liệu SEO
  6. Google cập nhật thuật toán
  7. Dịch vụ SEO