Google Panda là gì? Cách nhận biết và khắc phục thuật toán Panda

Google Panda là gì? Cách nhận biết và khắc phục thuật toán Panda. Bạn có biết 95% người quản trị không biết website của mình đang bị phạt Panda, Penguin hay đang phải chịu một hình phạt nào đó từ Google? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Google Panda là gì và chỉ ra một số thuật toán Google Panda cần biết để giúp bạn không nằm trong số 95% người dùng kể trên. Hãy cùng Ladigi tham khảo ngay nhé.

Google Panda là gì?

Google Panda là một thuật toán của Google được đưa ra từ tháng 02/2011. Thuật toán này giúp giảm thiểu nội dung kém chất lượng như: sao chép, nội dung rác,…. để xếp hạng trong tìm kiếm người dùng và trả về các kết quả phù hợp nhất.

Tham khảo Google Panda từ Moz: moz.com/learn/seo/google-panda

google panda

Google Panda là gì? Những điều cần biết về Google Panda

Thuật toán Google Panda hoạt động thế nào?

Nhiệm vụ chính của thuật toán Google Panda đó chính là xem xét chất lượng của nội dung website, từ đó loại bỏ những nội dung rác, nội dung sai phạm hoặc những nội dung được copy từ những website khác.

Nếu website của bạn liên tục bị rớt hạng trong một thời gian dài khi thuật toán Panda đang được cập nhật thì có thể là nội dung website của bạn không đủ sức thuyết phục đối với Google.

Trên thực tế, thuật toán Panda không chỉ nhắm vào những website mới xây dựng mà ngay cả những website đang phát triển tốt vẫn có khả năng bị Google Panda dòm ngó, từ đó ảnh hưởng đến thứ hạng của website theo thời gian.

google panda dòm ngó website phát triển

Website đang phát triển cũng bị Google Panda dòm ngó (Ảnh minh họa)

Bí mật của thuật toán Google Panda

Thông thường, mọi người hay nghĩ rằng Panda chỉ phạt Onpage, thuật toán Google Penguin phạt Offpage nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Panda và Penguin đều phạt cả Onpage lẫn Offpage. Tại sao lại như vậy?

Như các bạn đã biết, Google thông báo rằng thuật toán Penguin sẽ phạt những liên kết được xây dựng nhằm mục đích thao túng thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm của Google như link bẩn, link xấu, link spam,… Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là thuật ngữ “liên kết” mà Google dùng không chỉ để nói về Backlink mà còn bao gồm các loại liên kết khác trên phần Onpage như External link hay Internal Link. Chính vì vậy, nếu bạn không hiểu chính xác bản chất của khái niệm thì bạn sẽ không hiểu hết được phạm vi xử phạt của Penguin. Tương tự như vậy đối với Panda.

Nếu như nội dung của các liên kết trỏ về website của bạn cũng kém chất lượng (copy hoặc spin) thì cũng ảnh hưởng đến website của bạn, mặc dù nội dung này không nằm trên website của bạn. Vì thế, khi xây dựng liên kết cho website bằng cũng phải nghiêm túc về việc xây dựng nội dung, nếu không chính những backlink này cũng liên lụy đến website chính.

Click Through Rates (CTR) rất quan trọng

Click Through Rates (CTR) có nghĩa là tỷ lệ nhấp chuột hay hiểu nôm là tỷ lệ tương tác. Với những backlink trỏ về website của bạn, nếu những backlink này có lượt nhấp chuột đồng nghĩa rằng nội dung trên backlink này có giá trị thì người dùng mới click. Việc này giúp cho Google đánh giá cao website của bạn hơn.

Tương tác trong Website rất tốt

Tương tự như backlink, thì trong website của bạn sẽ có Internal Link, những button hay những nút Call to action (kêu gọi hành động), ô điền thông tin. Nếu như người dùng tương tác với các Internal Link, hay các nút này sẽ làm Google Panda đánh giá cao website bạn hơn.

Hãy lưu ý khi chọn Exact Match Domain (tên miền chính xác)

Việc chọn tên miền chính xác khiến Google càng nghi ngờ về việc bạn cố tình SEO từ khóa. Ví dụ: banvemaybay.com => Bạn cố tình SEO từ khóa “bán vé máy bay” ?

Việc sử dụng tên miền như thế nào cần phải thận trọng. Tham khảo ngay bài viết này, ladigi chia sẻ chi tiết về sử dụng domain như thế nào hiểu trong SEO: Nên chọn tên miền thế nào làm SEO hiệu quả tránh EMD.

Content is King – Nội dung là Vua

Anh em trong nghề có câu “Content is King”, thật sự đến thời điểm hiện tại câu này vẫn đúng và đáng phải học hỏi khi mà Content cho SEO phát triển như hiện nay. Trong đợt cập nhật tháng 8 và tháng 9/2018, Google đánh mạnh vào yếu tố chất lượng của bài viết khiến nhiều website rớt thứ hạng liên tục. Google mong muốn nội dung cần đầy đủ hơn để giải quyết nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Từ đó, thuật ngữ Thematic Content bắt đầu gần hơn với giới SEO. Hãy tìm hiểu Thematic Content ngay tại đây.

Yếu tố dể Google Panda đánh giá là gì?

Google luôn ưu tiên người dùng của mình, là những người tìm kiếm thông tin trên trang tìm kiếm. Và nội dung copy, kém chất lượng,… sẽ là vấn đề đi ngược lại với mục tiêu đó.

Một số yếu tố sẽ bị Google Panda đánh giá:

  • Nội dung quá ngắn (thin content), số lượng văn bản hay thông tin quá ít
  • Duplicate content – nội dung trùng lặp, nhân bản, copy,… trong website
  • Low-quality content: Nội dung kém chất lượng, quá ít thông tin không mang lại giá trị cho người xem
  • Nội dung chứa quá nhiều quảng cáo (High ad-to-content ratio)
  • Nội dung trang web bị chặn bởi người dùng (blocked by users)
  • Nội dung không khớp với truy vấn (Content mismatching search query),…
  • Website thiếu Authority/ không có độ tin tưởng cao
  • Content farming: website spam nội dung, thu thập và copy content của các web khác.

Làm thế nào để nhận biết có bị Google Panda phạt hay không?

Để nhận biết website của mình có bị Google Panda phạt hay không bạn có thể dựa vào hai hiện tượng chính sau đây:

1. Traffic giảm dần, thậm chí có thể giảm xuống đến 80%.

2. Traffic mất đi một nửa. Thông thường, hiện tượng này sẽ xảy ra tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 4 khi thuật toán Google Panda được cập nhật. Trong trường hợp này Panda có thể phạt toàn domain hoặc phạt trên từng URL.

google panda trừng phạt website

Website bị Google Panda phạt trong khoảng tháng 2, tháng 3

Nói chung, trong cả hai trường hợp trên, Google Panda sẽ xử phạt nặng nhẹ tùy theo mức độ vi phạm. Nếu bị xử phạt ở mức độ nhẹ thì website của bạn chỉ bị ảnh hưởng tiêu cực, nhưng nếu càng để lâu thì mức phạt sẽ càng nặng.

Cách kiểm tra tổng thể website khi bị Google Panda dòm ngó

Như trên đã nói, bạn có thể nhìn biểu đồ organic traffic để phán đoán xem website của mình có đang bị Google Panda xử phạt hay không. Tuy nhiên, để kiểm tra một cách chính xác thì bạn cần đến công cụ hỗ trợ mà cụ thể là Screaming Frog.

Thuật toán Google Panda xử phạt rất nặng về vấn đề trùng lặp nội dung (Duplicated content) và nội dung mỏng (Thin content).

Khi sử dụng công cụ Screaming Frog để check mức độ xử phạt của Google Panda bạn sẽ nhận thấy 2 trường hợp trùng lặp nội dung như sau:

– Nội dung bị trùng lặp

đánh giá google panda

Lỗi trùng lặp nội dung ở Titles (98.92%) và Meta description (86.43%)

– Website có nội dung thẻ title hoặc H1, H2 giống nhau

Cách khắc phục thuật toán Google Panda

Để khắc phục tình trạng bị thuật toán Google Panda xử phạt, bạn có thể làm như sau:

Cải thiện content kém chất lượng hoặc content mỏng

Như trên đã phân tích, Google Panda hoạt động liên tục nhằm tiến hành loại bỏ những website kém chất lượng. Thông thường, Panda sẽ xem xét các content của website, đánh giá chất lượng và điều chỉnh thứ hạng cho phù hợp. Chính vì vậy, việc cải thiện nội dung website sẽ có tác động tích cực đến việc đánh giá và chấm điểm của Panda.

Việc cải thiện content nghe có vẻ khá đơn giản nếu website của bạn chỉ có vài URL, tuy nhiên nếu website của bạn khá lớn với hàng triệu URL thì vấn đề sẽ khá phức tạp. Khi đó hãy sử dụng chiến thuật “Giữ – Bỏ”, tức là nếu bạn có thể cải thiện content trong website của mình thì hãy tiến hành cải thiện nay. Còn nếu bạn không thể cải thiện content cho tốt hơn và cũng không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ người dùng về nội dung website thì hãy để noindex nó.

khac phuc google panda

Khắc phục nội dung website kém chất lượng

Việc duy trì chất lượng nội dung website ở mức độ cao nhất trong phần index của Google sẽ giúp website của bạn thoát khỏi thuật toán Panda cũng như các thuật toán kiểm tra chất lượng khác của Google.

Cải thiện toàn bộ chất lượng website

Bên cạnh việc chọn lọc và loại bỏ những nội dung kém chất lượng trên website, bạn cũng nên lập kế hoạch cải thiện toàn bộ chất lượng website từ nội dung cho đến các yếu tố trải nghiệm người dùng khác như: cắt giảm các banner quảng cáo hoặc các form mẫu gây rối mắt hoặc che mất nội dung của người đọc,…

Tóm lại, thuật toán Google Panda có thể xử phạt ở bất kỳ website nào cho dù nó mới được xây dựng hay đã phát triển rất lâu, cả ở hai mặt Onpage và OffPage. Khi bị Google Panda xử phạt thì bạn nên tập trung vào “chỉ số index” để khắc phục. Làm tốt điều đó sẽ giúp cho website của bạn tránh khỏi án phạt của Panda.

Công cụ hỗ trợ sửa phạt thuật toán Google Panda

Khi làm SEO, để tránh các hình phạt Google, đặc biệt là vấn đề copy bài viết, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhiều công cụ kiểm tra. Và công cụ mà Ladigi muốn giới thiệu đến các bạn là:

Copy scape

Đây là công cụ trả phí sẽ hỗ trợ bạn theo dõi những nội dung bạn đã copy từ trang khác hoặc nội dung nào trên trang bạn đang bị trang khác copy. Chú ý cột Risk bài viết nào có màu càng đậm thì chứng tỏ đó đó là những bài viết bị copy nhiều nhất.

Nên tập trung sửa chữa những trang bị đánh giá màu đậm, độ rủi ro Panda phạt cao.

Siteliner

Thêm 1 công cụ khác là siteliner với chức năng tìm nội dung copy dựa trên gốc domain của bạn (Duplicate content on your site). Công cụ này sẽ báo cho bạn chỉ số phần trăm giống nhau giữa các bài. Đây cũng là 1 công cụ trả phí!

Siteliner hỗ trợ tìm các content bị trùng lặp trên website

Panda vẫn chỉ được coi là một hình phạt của Google dành cho các website cố tình spam về nội dung. Và công cụ tìm kiếm này vẫn chưa thể áp dụng Panda như là một thuật toán gốc lõi của Google.

Tóm lại, thuật toán Google Panda có thể xử phạt ở bất kỳ website nào cho dù nó mới được xây dựng hay đã phát triển rất lâu, cả ở hai mặt Onpage và OffPage. Khi bị Google Panda xử phạt thì bạn nên tập trung vào “chỉ số index” để khắc phục. Làm tốt điều đó sẽ giúp cho website của bạn tránh khỏi án phạt của Panda. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình SEO website của mình. Dịch vụ SEO từ khóa tại LADIGI chúc các bạn thành công!

Scores: 5 (127 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *