Brainstorm là gì? Cách Brainstorm như thế nào hiệu quả

BrainStorm là gì? Trong Marketing, việc luôn phải tìm ý tưởng mới là một điều cực kì thử thách nhưng cũng rất thú vị. Tuy nhiên, không phải cứ brainstorm là sẽ đem lại những kết quả khách quan cho cá nhân và cho doanh nghiệp. Hãy cùng LADIGI – Dịch vụ Digital Marketing tìm hiểu Brainstorm là gì và những phương pháp để brainstorm là ý tưởng tuyệt vời thông qua bài viết dưới đây nhé.

[toc]

1. Brainstorm là gì?

Brainstorm là gì? Câu trả lời rất đơn giản, Brainstorm hay còn được gọi là sự động não trong tiếng Việt. Đây là những quy trình sáng tạo ý tưởng và giải pháp thông qua thảo luận nhóm, ai cũng có quyền phát biểu những suy nghĩ sáng tạo của mình.

Mọi người đều có quyền tham gia được khuyến khích phát biểu những suy nghĩ của mình và đề xuất càng nhiều ý tưởng càng tốt, cho dù ý tưởng có bất khả thi đến thế nào. Phân tích, thảo luận, hoặc chỉ trích các ý tưởng chỉ được phép khi phiên động não kết thúc và phiên thẩm định và đánh giá bắt đầu.

Brainstorm là gì?
Brainstorm là gì? Brainstorm hay còn được gọi là động não trong Tiếng Việt

Phiên động não là một cách tiếp cận để tạo ra các ý tưởng về Marketing cho các sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp. Tuy được tự do phát biểu suy nghĩ của mình trong phiên động não, nhưng phát triển một mục tiêu Marketing cụ thể cần những người tham gia phải hiểu được mục tiêu rõ ràng từ trước đó.

Trong những phiên động não, người tham gia nên tránh chỉ trích hoặc tán dương các ý tưởng để tiếp tục khám phá những khả năng và tìm ra những câu trả lời mới. Một khi phiên động não  đã kết thúc, phiên đánh giá bắt đầu (bao gồm phân tích và thảo luận các ý tưởng đã được đưa ra) , và các giải pháp có thể được tạo ra bằng các phương tiện thông thường.

Phương pháp phổ biến của động não bao gồm thiết lập bản đồ Mindmap, trong đó bao gồm việc tạo ra một sơ đồ với một mục tiêu hoặc những khái niệm quan trọng ở trung tâm với các nhánh về các chủ đề phụ và những ý tưởng liên quan.

2. Brainstorm và những ý tưởng tuyệt vời cho chiến dịch Marketing

Nếu trong phiên động não có nhiều ý tưởng cùng một lúc sẽ cho phép bạn có nhiều sự lựa chọn xem nội dung nào phù hợp với thương hiệu của bạn, để phát triển những giải pháp phù hợp trong mỗi chiến dịch Marketing. Kết quả mong muốn của những phương pháp Brainstorm là giúp bạn đưa ra càng nhiều ý tưởng càng nhanh càng tốt nhưng không quên rằng ý tưởng đó cũng phải chất lượng đó nhé. Có thể thực hiện Brainstorm theo nhóm hoặc cá nhân:

2.1. Brainstorm theo nhóm

Nếu bạn có một vài đồng nghiệp thực sự hiểu chủ đề của bạn và đang quan tâm đến mục đích thành công của bạn, hãy thử cách brainstorm theo nhóm. Hãy tập hợp họ lại và:

  • Dành khoảng 30-60 phút vào một thời điểm thích hợp trong ngày khi bạn có tinh thần tốt nhất. (Bạn là người điều khiển, vì vậy hãy chọn những gì phù hợp nhất với bạn. Năng lượng tích cực của bạn sẽ lan truyền sang những người khác)
  • Chọn một nơi yên tĩnh, thoải mái, nơi bạn sẽ không bị phân tâm bỡi nhưng tiếng ồn xung quanh. Việc này cực kì quan trọng bởi chỉ khi thoải mái bạn mới có thể đưa ra những ý tưởng tuyệt vời nhất có thể để thúc đẩy cả nhóm cùng sáng tạo.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn có chuẩn bị đầy đủ thiết bị ghi lại âm thanh – bởi bạn sẽ muốn tất cả ý tưởng được ghi lại một cách chân thực và rõ ràng nhất có thể. Ngoài ra, việc mỗi thành viên trong nhóm có sổ tay và bút để ghi chép lại mọi thứ cũng là điều thiết yếu.
  • Nếu có thể hãy tắt tất cả thiết bị điện thoại di động để không bị làm xao nhãng, phân tâm trong toàn bộ  quá trình brainstorm theo nhóm.
BrainStorm là gì? – Cách BrainStorm hiệu quả – Phương pháp BrainStorm theo nhóm thế nào cho hiệu quả 
BrainStorm là gì? – Cách BrainStorm hiệu quả – Phương pháp BrainStorm theo nhóm thế nào cho hiệu quả
  • Hãy đặt ra các những quy tắc ngay từ đầu: Không phán xét về bất kỳ ý tưởng nào được trình bày. Không được cau mày, không lắc đầu. Đừng dừng lại, khinh miệt, quấy rầy hoặc sỉ nhục, khen ngợi, khuyến khích hoặc giải thích bất kỳ ý tưởng nào nảy sinh. Bởi mục tiêu là mở rộng và tự do khám phá mọi ý tưởng và sáng tạo.
  • Khuyến khích mọi người cùng đưa ra ý tưởng, theo nhiều chiều hướng nhất có thể, theo bất kỳ thứ tự nào, bất kể ai đang nói. Đừng để một ai độc chiếm cuộc trò chuyện. Bạn nên khuyến khích để cho những người đang háo hức nói trước, nhưng sau đó yêu cầu mỗi người yên lặng nói nhiều hơn nếu họ có bất cứ điều gì để thêm vào.
  • Sau khi phiên làm việc kết thúc, bạn có thể ghi lại nội dung cuộc họp dưới dạng văn bản hoặc gửi bản ghi âm đến www.Rev.com  để có được phiên âm nhanh chóng.
  • Gửi bản sao phiên âm cho tất cả những người tham gia. Yêu cầu từng người tham gia xem xét riêng tư bản ghi và đánh dấu bất kỳ ý tưởng nào họ coi đó là những ý tưởng hay. Hãy yêu cầu họ gửi phản hồi hoặc phiếu bầu xem ý kiến nào là hay nhất. Sau đó tổng hợp lại bạn sẽ có những điều rất là hay ho đấy

2.2. Brainstorm cá nhân

Một số phương pháp vô cùng hiệu quả bạn nên thử khi Brainstorm cá nhân:

  • Chọn  mốc thời gian, địa điểm mà bạn sẽ không bị quấy rầy hoặc mất tập trung. Trước khi động não, hãy hít thở sâu từ 5-10 phút. Bởi Oxy giúp tăng cường trí não của bạn giúp cho bạn làm việc được hiệu quả hơn.
  • Bắt đầu với một thiết bị ghi âm (hoặc có thể là một cuốn sổ và bút nếu đó là phong cách của bạn). Và không quên hẹn giờ trong 30 phút.
  • Hãy cam kết với bản thân tạo ra những ý tưởng nội dung tốt nhất bạn có thể trong thời gian này, hãy nghĩ đến việc giúp đỡ những cùng người phát triển doanh nghiệp của bạn, xây dựng thương hiệu của chính bạn và phục vụ khách hàng của bạn ở cấp độ cao nhất có thể.
  • Hãy nói hoặc viết thật nhiều ý tưởng nhất mà bạn có thể, mà không tự phê bình hay  tự phán xét bất cứ điều gì, khi chúng tuôn ra khỏi bộ não của bạn.
  • Nếu bạn đã ghi lại ý tưởng của mình, hãy ghi lại chúng và làm nổi bật những ý tưởng mà  bạn xem là thích nhất. Phát triển và thực hiện những ý tưởng theo bạn nghĩ là khả thi nhất có thể.

3. Cách để chuẩn bị một buổi brainstorm hiệu quả

Trong Marketing có 7 công thức gồm 7 chữ P giúp tổ chức Brainstorm hiệu quả

3.1. Purpose – Mục đích:

Cần làm rõ mục đích của việc họp, trao đổi, thảo luận nhóm. Ngay từ đầu cuộc họp, người nhóm trưởng hoặc điều khiển nhóm cần trình bày vì sao lại có buổi họp này.

3.2. Product – Sản phẩm

Nghĩa là, người nhóm trưởng phải nói rõ kết quả mong đợi đạt được sau cuộc họp là gì, cụ thể ta cần có ý tưởng, giải pháp gì sau buổi họp.

3.3. People – Con người

Trước cuộc họp, nên xác định rõ: Ai cần có mặt, với vai trò gì? Ai cần trả lời câu hỏi gì trong buổi này? Ai là người phù hợp nhất để trả lời những câu hỏi này?

brainstorm-la-gi-va-brainstorm-sao-cho-hieu-qua-4
BrainStorm là gì? – Cách BrainStorm hiệu quả – Phương pháp BrainStorm theo nhóm thế nào cho hiệu quả

3.4. Process – Quy trình

Mỗi cuộc họp đều nên có chương trình cụ thể (gọi là agenda). Theo đó, người ta sẽ biết phải bàn mấy vấn đề, vấn đề gì, trong bao lâu, có ai trình bày không, trình bày chủ đề gì… Đó là một cái khung sườn để mọi người thực hiện theo.

3.5. Pitfalls – Rủi ro

Đầu cuộc họp, chúng ta cần đưa ra những quy định cụ thể mà mọi người buộc phải tuân thủ, như không sử dụng điện thoại hay laptop, không trao đổi lạc đề, không chỉ trích hay chê bai ý tưởng của người khác, mỗi lần chỉ một người phát biểu.

3.6. Prep – Chuẩn bị

Cần xem xét, có cần chuẩn bị tài liệu gì không, hoặc trước cuộc họp có cần dặn dò mọi người tự nghiên cứu trước về đề tài hay không.

3.7. Practical concerns – Chuyện nhỏ cần quan tâm

Tức những khía cạnh cụ thể chúng ta cần quan tâm cho cuộc họp, như thời gian, địa điểm, và những điều khác (như nghỉ giữa giờ chẳng hạn).

5. Phương pháp BrainStorming để phát triển Content Marketing 

Hãy thử 5 phương pháp BrainStorming dưới đây để giúp nhóm Content Marketing khai thác tính sáng tạo của họ và tạo ra những ý tưởng tốt nhất của họ.

5.1. Phương pháp thay đổi 2 yếu tố

Hãy chọn ra tiêu đề bài đăng là tiêu đề bài đăng hiện tại hoặc ý tưởng hoàn toàn mới. Hãy đưa cho mỗi thành viên trong nhóm Content Marketing của bạn một tờ giấy và yêu cầu họ viết tiêu đề đã chọn ở đầu trang. Sau đó, họ có thay đổi bất kỳ hai yếu tố của tiêu đề đã cho.

Ví dụ: “5 chiến lược để cải thiện mức độ tham gia của nhân viên” có thể trở thành “ 5 hoạt động để cải thiện sự cộng tác của nhân viên”.

Khi mọi người đã hoàn thiện lần 1, hãy để họ tiếp tục đưa tờ giấy đó cho người bên cạnh họ. Sau đó, mọi người sẽ tiếp tục thay đổi lại hai yếu tố và tạo một bộ tiêu đề mới.

Tờ giấy đó được chuyển cho đến khi mọi người hết ý tưởng, thời gian hoặc tờ giấy đã hết chỗ viết.

5.2. Phương pháp “Run-on Story”

Phương pháp BrainStorm này có thể đã khá quen thuộc trong những hoạt động BrainStorm thông thường. Buổi BrainStorm thực hiện theo phương pháp này sẽ diễn ra bằng cách viết một ý tưởng câu chuyện, truyền bút, và viết một câu tại một thời điểm.

Bạn có thể sửa đổi bài tập này bằng cách kể một câu chuyện về một ngày trong cuộc sống của một khách hàng tiềm năng điển hình mà chiến dịch Content Marketing đang hướng tới. Họ có những loại thất vọng nào? Họ gặp phải vấn đề gì và họ hiện đang giải quyết những vấn đề đó như thế nào? Làm thế nào bạn có thể tạo nội dung giải quyết những vấn đề đó theo những cách mới, hiệu quả hơn?

Cho dù bạn viết một câu chuyện tập trung vào khách hàng hay chỉ xoay một câu chuyện sáng tạo tuyệt vời, đây là một bài tập tuyệt vời để bắt đầu buổi BrainStorm của team bạn. Phương pháp này được sử dụng với mục đích giúp cho mọi người trong tean có thể chủ động lắng nghe, xây dựng và phát triển ý tưởng dựa trên ý tưởng của nhau.

5.3. Phương pháp Brain Writing

Một trong những hạn chế lớn đối với phương pháp BrainStorm truyền thống là quá nhiều người giữ lại ý tưởng của họ vì họ sợ ý tưởng của họ sẽ bị đánh giá.

Trong buổi BrainStorm theo phương pháp này, người chủ trì sẽ yêu cầu mọi người viết ý tưởng của họ vào một mảnh giấy và không yêu cầu ghi tên. Mỗi tờ giấy sau đó được truyền cho người bên cạnh họ, người bên cạnh sẽ tiếp tục xây dựng ý tưởng dựa trên ý tưởng ban đầu của người viết với ý tưởng của riêng họ. Sau một vài vòng, người chủ trì sẽ thu lại các mẩu giấy và đọc nặc danh để nhóm cùng thảo luận.

Phương pháp này có thể hoàn thành hai điều: mọi người đều có cơ hội để gửi một ý tưởng mà không lo mình bị đánh giá và ý tưởng của mọi người đều được cân nhắc như nhau.

5.4. Sử dụng Sticky Notes và Timers

Viết ra một vấn đề trung tâm mà khách hàng của bạn đang cố gắng giải quyết. Sau đó, đưa một đống ghi chú dính vào mỗi thành viên trong nhóm của bạn.

Đặt hẹn giờ trong hai phút và mọi người, kể cả bạn đều phải viết ra nhiều giải pháp nhất có thể cho vấn đề đó. Đừng lo lắng nếu những ý tưởng chỉ là ý tưởng sơ khai, thông minh hay thậm chí thực tế bởi cái bạn muốn chỉ là có càng nhiều ý tưởng càng tốt.

BrainStorm là gì? – Cách BrainStorm hiệu quả – Phương pháp BrainStorm theo nhóm thế nào cho hiệu quả 
BrainStorm là gì? – Phương pháp BrainStorming sử dụng Sticky Notes và Timer để phát triển Content Marketing

Khi hết thời gian, người chủ trì sẽ đặt từng mẩu giấy dính trên tường hoặc bảng trắng và đọc to những ý tưởng và nhóm các ghi chú có cùng chung ý tưởng lại với nhau.

Một khi bạn đã đi qua tất cả các tờ giấy ghi chú hãy tiếp tục yêu cầu những ý tưởng khác được phát triển từ ý tưởng vừa được tổng hợp. Bởi lúc này mọi người có thể sẽ phát sinh được thêm ý tưởng dựa trên những ý tưởng vừa được tổng hợp.

5.5 Dựa vào những câu hỏi từ chính  yêu cầu của những khách hàng mục tiêu

Một cách để tìm hiểu những gì khách hàng tiềm năng của bạn muốn đọc là chỉ cần nhìn vào các câu hỏi mà họ đang hỏi.

Hãy đưa ra danh sách từ khóa hoặc chủ đề để tìm kiếm trên những trang mạng xã hội mà họ hay sử dụng, xem các mục phụ có liên quan đến chủ đề của bạn, xem lại bài đăng của khách hàng trên trang Facebook của bạn và xem lại các nhận xét về bài đăng trên blog của bạn. Xây dựng các chủ đề xung quanh những gì khách hàng của bạn đã thể hiện sự quan tâm.

Tổng kết

Ý tưởng sáng tạo luôn là thứ yếu tố đóng vai trò quyết định trong bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt là trong Marketing. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về BrainStorm cùng những kỹ năng BrainStorm hữu ích để ứng dụng vào hoạt động Marketing của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Thuật ngữ cần biết

brainstorm, brainstorm là gì, brainstorm ideas, brainstorm nghĩa là gì, brainstorm meaning, how to brainstorm, brainstorm tiếng việt là gì, cách brainstorm hiệu quả, brainstorm school, how to brainstorm ideas for ielts writing, brainstorm online, how to brainstorm ideas, brainstorm la gi, brainstorm ben 10, brainstorm png, brainstorm clipart, cách brainstorm ielts, brainstorm icon, brainstorm chart, brainstorm ielts, brainstorm template, brainstorm definition, phương pháp brainstorm, brainstorm studios, brainstorm như thế nào là phát huy được khả năng sáng tạo, brainstorm ideas là gì, brainstorm game, brainstorm gif, how to brainstorm content marketing ideas, brainstorm movie, ben 10 ultimate brainstorm, brainstorm tool, brainstorm force, brainstorm techniques, brainstorm synonym, cách brainstorm, brainstorm ý tưởng, how to brainstorm logo ideas, brainstorm cartoon, brainstorm 1983, brainstorm toys, brainstorm dịch là gì, brainstorm nghia la gi, brainstorm mtg, dc brainstorm, brainstorm wordpress plugin, brainstorm wordpress, brainstorm ben10, brainstorm như thế nào, brainstorm mapl

Scores: 4.1 (108 votes)

100 lần tự tìm hiểu cũng không bằng 1 lần được tư vấn




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *