Bạn đang tìm hiểu về Thơ Là Người Thư Kí Trung Thành Của Trái Tim, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn nội dung Top 18+ Thơ Là Người Thư Kí Trung Thành Của Trái Tim được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vòng bài viết về chủ đề Thơ Là Người Thư Kí Trung Thành Của Trái Tim hữu ích với bạn.

1. Thơ Là Người Thư Kí Trung Thành Của Trái Tim

Đáp án:

Ý kiến “Thơ là thư kí chân thành của trái tim” có ý nghĩa:

+ Thơ là những sáng tác trữ tình, giàu cảm xúc

+ Thư kí là người ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

->Thơ là người thư kí chân thành của trái tim ý muốn khẳng định ý nghĩa to lớn của thơ, thơ phản ánh được những rung cảm, cả xúc sâu kín nhất của trái tim nhà thơ, để ta có thể đồng cảm, đồng điệu cùng điều đó.

I. Phần đọc-hiểu (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
… Ngóng về phía ao sấu U Minh Hạ, ai nấy đều thấy một làn khói đen bốc lên. Ban đầu ngỡ là cháy rừng, chập sau, khói lụn xuống. Trong lúc đó bà con xóm Cái Tàu lo nấu cơm, mua rượu đợi chiều làm tiệc ăn mừng. Nhưng ngạc nhiên làm sao, trời vừa xế, lúc ai nấy đang nghỉ trên nhà, bỗng nghe tiếng kêu réo từng hồi:
– Bà con ơi! Ra coi sấu… Bốn mươi lăm con còn sống nhăn.
Rõ ràng là giọng Tư Hoạch.
– Diệu kế! Diệu kế! Tôi là Tư Hoạch đi bắt sấu về đây. Bà con coi sấu lội có hàng dưới sông mình nè! Một đời người mới có một lần.
Dưới sông Tư Hoạch ngồi trên xuồng, bơi nhè nhẹ như đi dạo mát.
Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu. Con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. Thực tế hay là chiêm bao?
(Sơn Nam, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, tuyển tập Hương rừng Cà Mau, NXB Trẻ, 2008, trang  89, 90)
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (1,0 điểm): Tìm từ láy có trong đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm): Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn:
Con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng.
Câu 4. (1,0 điểm): Qua đoạn trích, em hiểu được vẻ đẹp gì của người lao động? (Trình bày ngắn gọn trong khoảng 5-10 dòng).
II. Phần làm văn (16,0 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm) Trong đợt lũ lụt xảy ra ở miền Trung vào tháng 10 năm 2020, có hơn ba mươi cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Giữa thời bình, vẫn còn có biết bao người lính đã ngã xuống vì sự bình yên cho cuộc sống hôm nay.
Hãy viết một bài luận trình bày suy nghĩ của em về những tấm gương hi sinh đó.
Câu 2. (10,0 điểm)
Bàn về thơ, Đuy-blây có viết: “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim.”
Từ cảm nhận về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập một), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
— Hết —
(Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:    Số báo danh:……………..

HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Yêu cầu chung
1. Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát và linh hoạt. Chú ý phát hiện và trân trọng những bài làm có tính sáng tạo.
2. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ cho điểm từng câu, từng ý trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.

B. Yêu cầu cụ thể

Phần Câu                                                   Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 4,0
1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 1,0
2 Từ láy: nhè nhẹ, nhẹ nhàng 1,0
3 * Tác dụng của một biện pháp tu từ:
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: so sánh (…đen ngòm như khúc cây khô dài,… quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch…) hoặc ẩn dụ (chiếc bè quái dị)
– Tác dụng: nổi bật hình ảnh đàn sấu hung dữ, biểu tượng cho thiên nhiên hoang dã, đã được con người chế ngự thành công. Qua đó thể hiện niềm tự hào về sức mạnh của con người trong  công cuộc chế ngự thiên nhiên.
1,0
4 Hình ảnh con người lao động: vừa mộc mạc, giản dị, chất phác (trong lời nói) vừa dũng mãnh kiêu hùng với sức mạnh chế ngự thiên nhiên. 1,0
II Làm văn 16,0
1  Trong đợt lũ lụt xảy ra ở miền Trung tháng 10 năm 2020, có hơn ba mươi cán bộ chiến sĩ đã hi sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Giữa thời bình, vẫn còn có biết bao người lính đã ngã xuống vì sự bình yên cho cuộc sống hôm nay.
Hãy viết một bài luận trình bày suy nghĩ của em về những tấm gương hi sinh đó.
6,0
a) Đảm bảo yêu cầu về bố cục của văn bản 0,5
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tấm gương hi sinh của những người lính trong đợt lũ lụt xảy ra ở miền Trung vừa qua. 0,5
c) Bài viết cần làm rõ các ý cơ bản sau:
– Giải thích:
+ Trong đợt lũ lụt xảy ra ở miền Trung tháng 10 năm 2020, có hơn ba mươi cán bộ chiến sĩ đã hi sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn đồng bào chịu ảnh hưởng của lũ lụt, sạt lở đất. Họ đã vĩnh viễn không bao giờ trở về nữa.
+ Sự hi sinh của những người lính diễn ra giữa thời bình, trong lúc làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khắc phục thiên tai là những tổn thất, mất mát lớn để lại nhiều nỗi đau cho gia đình, quê hương và cả dân tộc.
– Phân tích, bàn luận:
+ Sự hi sinh của những người lính xuất phát từ tinh thần, ý chí, lí tưởng cao đẹp của những người lính cụ Hồ, ý thức về trách nhiệm cao cả của người lính với nhân dân, dù trong thời đại nào, họ vẫn luôn là những người ở tuyến đầu đối mặt với khó khăn thử thách, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự sống bình yên cho nhân dân.
+ Tấm gương hi sinh của những người lính là biểu hiện cao đẹp của tình thương đối với đồng bào trong cơn bĩ cực; gợi lên trong lòng mọi người: sự đau xót, tiếc thương, ngưỡng mộ, cảm phục, lòng biết ơn sâu sắc; khơi dậy ý nguyện sống sao cho xứng đáng với tấm gương hi sinh của những người lính…
+ Tuy nhiên, trước tấm gương hi sinh của các chiến sĩ, vẫn còn có những kẻ thờ ơ hay chế nhạo, xuyên tạc… sự hi sinh cao cả của họ, thể hiện lối sống vô ơn, vô cảm, đáng lên án.
– Bài học nhận thức, hành động:
+ Trân trọng, biết ơn những con người đã hi sinh bản thân vì nhân dân.
+ Tích cực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, sống cuộc đời có ý nghĩa….
4,0
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt 0,5
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng 0,5
2 Bàn về thơ, Đuy-blây có viết: “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim.”
Từ cảm nhận về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập một), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
10,0
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận gắn với tác giả, tác phẩm; thân bài trình bày được các luận điểm, có lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, thuyết phục; kết bài đánh giá được khái quát về vấn đề nghị luận và thể hiện được suy nghĩ riêng của người viết. 0,5
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đồng chí đã ghi lại trung thành tiếng nói của trái tim nhà thơ. 0,5
c) Triển khai nghị luận, vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận 8,0
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận 0,5
* Giải thích ý kiến:
– Ý kiến của Đuy-blây khẳng định khả năng tái hiện tình cảm của thơ ca : thơ là sự thể hiện, giãi bày, bộc lộ một cách trung thành, chân thật những cung bậc tình cảm của người làm thơ cho chính mình, cho mọi người.
– Qua người thư kí trung thành – thơ ca- người đọc hiểu được những xúc cảm của nhà thơ, lắng nghe được những nhịp đập trái tim của thi sĩ, từ đó mà cũng làm đẹp thêm, giàu thêm cho đời sống tình cảm của chính mình.
*  Phân tích, chứng minh:
– Bài thơ Đồng chí đã ghi lại một cách trung thành tiếng nói của trái tim nhà thơ thấu hiểu những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của người lính trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp; ngợi ca vẻ đẹp của những người lính mộc mạc, giản dị mà giàu lòng yêu nước, có lí tưởng cao đẹp, dũng cảm, tâm hồn lãng mạn, giàu chất thơ…  (dẫn chứng).
– Bài thơ là tiếng nói xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng chân thật của nhà thơ đề cao, ca ngợi tình đồng chí sắt son, tha thiết, thiêng liêng, sâu nặng của những anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp (dẫn chứng).
– Thông qua bài thơ, người đọc cảm nhận được sâu sắc khát vọng hoà bình, ý chí quyết tâm chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đó là tiếng nói, là khát vọng của một nhà thơ-người lính, tiếng nói của người trong cuộc vô cùng chân thành và giàu sức âm vang (dẫn chứng).
* Đánh giá:
– Qua hệ thống hình ảnh giàu sức gợi, những câu thơ sóng đôi nhịp nhàng cân xứng, ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, hàm nén, giọng điệu xúc động, thiết tha… bài thơ Đồng chí đã ghi lại một cách trung thành tiếng nói của trái tim nhà thơ với bao tình cảm chân thành, thiết tha, sâu nặng.
– Thông qua bài thơ, người đọc cũng đập cùng những nhịp đập thổn thức của trái tim nhà thơ, tìm thấy tiếng nói đồng điệu, đồng tình, đồng cảm mà làm giàu thêm cho đời sống tình cảm của chính mình: biết trân trọng những sự hi sinh của bao thế hệ cha anh đi trước, để biết sống xứng đáng hơn, có ích hơn.
–  Thơ khởi phát từ lòng người. Một bài thơ xuất phát từ trái tim tha thiết yêu thương con người, yêu cuộc đời, ẩn chứa những tình cảm nhân văn cao đẹp sẽ có sức lan toả từ thế hệ này sang thế hệ khác, có khả năng vượt qua cả không gian lẫn thời gian để kết nối trái tim của mọi người, ở mọi thời…
1,0

5,0

1,5
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt 0,5
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5

—Hết—

“Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim” (Đuy – Be – lay), là hành trình “Đi từ trái tim để đến với trái tim” (Ple – Kha – Nốp)

Lâm Hải Đăng Khoa

(Lớp 12 A2, năm học 2022 – 2023, Trường THPT Vĩnh Viễn)

Thơ ca là quá trình con người chuyển biến những tâm tư tình cảm của mình vào trong từng nét chữ. Khi thơ ca chính là hiện thực, mà cũng từ hiện thực đời sống con người ta mới có những rung cảm trước trăm ngàn thế sự của cuộc đời, thì khi đó, những tác phẩm văn chương sẽ là những trang kí đầy xúc cảm mà nhà thi sĩ tỏ bày dưới ngòi bút của chính mình. Giống như nhận định của Đuy – Be – lay về thơ ca: “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim”. Thật không ngoa với nhận định trên của Đuy – Be – lay khi thơ ca, văn học chính là cuộc sống. Mà đã là cuộc sống thì nó song hành với trái tim con người và những xúc cảm của mỗi cá nhân. Vì lẽ thế, nên thơ ca mới chính là nơi mà biết bao thi nhân mượn nét chữ, góp lên trang viết mà gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình.

Thơ là kết quả của những trái tim giàu cảm xúc, nó mang trong mình tính chất trữ tình đầy lãng mạn. Mà qua ngòi bút nhà thơ, nhà thi sĩ đã biến nó trở thành một nhà thư ký trung thành tuyệt vời, để nó tỉ mỉ ghi chép lại những tâm tình của nhà văn, hoá phép nâng những tâm tình đó biến nó trở nên có giá trị và lan tỏa những giá trị ấy đến khắp mọi ngõ ngách của thế gian. Nên ta mới có thể thấy được, mối quan hệ giữa người đọc, tác giả và tác phẩm muốn bền chặt và khăng khít, con đường ngắn nhất chính là: “Đi từ trái tim để đến với trái tim” (Ple-Kha-Nốp). Nên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân đã có một nhận định rất sâu sắc khi nói về thơ ca: “Mỗi bài thơ là cánh cửa cho tôi đi vào một tâm hồn… Cho nên đọc thơ hay tôi triền miên trong đó. Tôi ngâm đi ngâm lại hoài, cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người.”

Mỗi nhà thơ, trước sự rung cảm với cuộc sống đã mượn rất nhiều hình ảnh khác nhau để tỏ bày những tâm tư của mình. Và thơ văn chính là người thư ký trung thành cẩn thận ghi chép lại những tâm tư ấy, biến hoá nét chữ trên trang giấy vàng nâu ấy trở nên có hồn, tình cảm hơn. Những yếu tố đó đã kiến tạo nên các tác phẩm văn chương kiệt xuất mang lại giá trị nhân văn và nhân bản qua sức đồng cảm mãnh liệt của con người. Dù cho hồn thơ của mỗi thi sĩ là những rung động khác nhau, đối tượng cũng chẳng giống nhau, nhưng cùng chung một đích đến là hướng bạn đọc đến những giá trị duy mĩ, làm đẹp con người và tất thảy tất cả những giá trị cao đẹp ấy đều được khởi nguồn từ một trái tim đầy xúc cảm. Nhà thơ Xuân Quỳnh cũng đã từng mượn “Sóng” để bộc bạch, giải toả tình cảm của người phụ nữ trẻ đang yêu qua trang viết:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

Có lẽ khi đứng trước trăm ngàn con sóng kia, nữ thi sĩ đã bắt đầu có những rung cảm, đầy suy tư, khao khát về một tình yêu nồng nhiệt cho một thời tuổi trẻ. Cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh hoà vào sóng thành một, để mượn hình tượng sóng để tỏ bày tình cảm của mình, một trái tim đang yêu, đang hồi lên từng nhịp.

Dù thể hiện những khao khát đầy tính cá nhân ấy, nhưng qua bài thơ “Sóng”, qua hình tượng con sóng biển ồ ạt, dịu êm kia, Xuân Quỳnh đã thành công khi biến thế giới chủ quan của mình sang thế giới khách quan, hướng con người ta đến cái chung, cái đồng cảm của bạn đọc dưới ngòi bút tài hoa của mình. Những trái tim ấy của bạn đọc sẽ còn thổn thức mãi trước những áng văn thơ về tình yêu của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.

Không chỉ là những rung cảm từ trái tim của những con người đang yêu, mà còn là trái tim của một lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu con người qua bốn câu thơ của vị Hồ Chủ Tịch:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”

(Chiều tối – Hồ Chí Minh)

Những xúc cảm từ một trái tim yêu con người, yêu quê hương đất nước trước khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ, con người Việt Nam lao động cần cù, đã khiến cho người đọc ngày càng được tiếp thêm ngọn lửa yêu thương quê hương Tổ quốc mình được rực cháy hơn nữa. Khi Bác đã mượn văn thơ để làm thú vui trên đường chuyển lao của mình. Có thể thấy, thơ ca đồng hành và là người bạn xuyên suốt trong quá trình tìm tòi, khám phá, và chinh phục cuộc sống của mỗi chúng ta, nên Bác đã mượn thơ, ý tại ngôn ngoại, mà lại khiến biết bao trái tim đắm say trước những vần thơ của mình.

Thơ không chỉ là những ghi chép đơn điệu như cổ máy in đánh chữ, mà còn là một thư ký trung thành giàu tình cảm, thông minh, khi đồng hành xuyên suốt quá trình từ khi nền văn học được đặt lên những viên gạch đầu tiên. Nên thơ mang trong nó một bề dày lịch sử, ghi chép lại những cột mốc, sự kiện nổi bật. Từ đó người “thư ký” mới chuyển hoá nó, kết hợp với nhịp đập của thi nhân mà tạo thành những giá trị tốt đẹp, mạnh mẽ và quãng đại.

Trần Tế Xương qua thi phẩm “Sông lấp”. Đứng trước cảnh nhà tan cửa mất của đất nước trước giặc ngoại xâm. Trần Tế Xương đã ngậm ngùi, chua xót trước hình ảnh thế sự để tâm sự nỗi niềm tràn lên đầu ngọn bút, ghi lại những biến thiên của cuộc đời:

“Sông kia rầy đã lên đồng

Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngôi khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.”

(Sông lấp – Trần Tế Xương)

Có lẽ trái tim của tác giả đang vụn vỡ ra khi chứng kiến giặc Pháp lần lượt thôn tính nước ta. Nỗi đau thân phận của người dân mất thành tiếng vọng, thành mối u hoài về quá khứ , làm trái tim ông thổn thức trong tang thương dâu bể cuộc đời. Với những tình cảm đó, “Sông lấp” đã chạm đến trái tim bạn đọc về lòng yêu quê hương, yêu con người nơi đó, xót xa và căm phẫn trước cái tàn ác của quân thù địch. Bài thơ đã phơi bày về nỗi đau mất nước và những cảnh nhố nhăng, lố bịch của xã hội đương thời để qua đó trải lòng trước thế sự, giáo dục thầm kín tình yêu quê hương đất nước.

Qua đó có thể thấy, hành trình đồng hành của thơ ca đối với con người là vô tận. Nói như Hoài Thanh – Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam: ‘… thơ vẫn mãi là sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những buồn vui của loài người cà nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế…”.

Nhưng những sự ghi chép và sự đồng cảm mãnh liệt của nó vẫn mãi để lại dấu ấn sâu sắc và giá trị trong lòng người đọc. Mỗi bài thơ, mỗi hồn thơ đều có riêng cho mình một đối tượng của nó nhưng vô hình chung, những tình cảm ấy sẽ rung cảm cảm xúc của loài người. Đi từ trái tim đến trái tim, hướng con người đến những giá trị duy mĩ và từ sự đồng hành đó, con người có thể dễ dàng cảm thông, thấu hiểu cho những số phận, cuộc sống của nhau. Để cùng xây dựng một xã hội mang đầy những giá trị tốt đẹp. Các tác phẩm văn chương được bắt nguồn từ trái tim sẽ là một dòng chảy xuyên suốt, vô hình đến với hàng vạn trái tim và sẽ không kết thúc ở đích đến cuối cùng. Những giá trị rung cảm thật sự từ một trái tim sẽ nằm ngoại sự băng hoại của thời gian và sống mãi trong lòng người đọc. Như nhà văn Ai-ma-tốp đã từng nói: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối.”

Lâm Hải Đăng Khoa

Câu hỏi về thơ là người thư ký trung thành của những trái tim

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Thơ Là Người Thư Kí Trung Thành Của Trái Tim hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Thơ Là Người Thư Kí Trung Thành Của Trái Tim được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Thơ Là Người Thư Kí Trung Thành Của Trái Tim giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!

Từ khóa tìm thơ là thư kí chân thành của trái tim

thơ là người thư kí trung thành của trái tim
thơ là thư kí chân thành của trái tim
thơ là người thư ký trung thành của những trái tim
thơ là người thư ký trung thành của trái tim
thơ là thư kí trung thành của trái tim
thơ là người thư kí trung thành của những trái tim
thơ la thư kí chân thành của trái tim nghĩa là gì
đuy blây
nhà thơ là thư kí trung thành của trái tim
thơ là thư kí chân thành của trái tim . (duy bra lay)
thơ là thư ký trung thành của trái tim
thơ là người thư kí trung thành của trái tim đồng chí
đuy be lay
thơ la thư kí chân thành của trái tim bếp lửa
thơ là thư kí trung thành của thời đại
người thư kí trung thành của thời đại
thơ là người thư kí trung thành của thời đại
nhà thơ đuy blây
đuy blây là ai
duy bra lay là ai
có ý kiến cho rằng thơ là thư kí chân thành của trái tim
nhà văn là thư kí trung thành của thời đại
nhà thơ là thư kí trung thành của thời đại
nhà thơ là người thư kí trung thành của thời đại
nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại

latrongnhon